“Australian Dream” – Giấc mơ nước Úc!

0
1623
Australian Dream – Giấc mơ nước Úc

Giới trẻ ngày nay có lẽ ai cũng biết đến cụm từ “American Dream”, giấc mơ của những người trong độ tuổi lao động muốn được sống và làm việc trên đất Mỹ. Hôm nay GoOz sẽ giới thiệu đến các bạn về “Australian Dream” – Giấc mơ nước Úc.

Úc được mệnh danh là xứ sở kangaroo, nhưng trên thực tế có nhiều người sống tại Úc hơn 5 năm trời vẫn chưa được nhìn thấy con chuột túi nào. Lý do đó là kangaroo chỉ có trong các sở thú hoặc ở các nông trại, khu vùng ven của thành phố thôi. Chứ nếu các bạn sống trong thành phố thì chỉ toàn thấy xe hơi và các phương tiện công cộng. Thậm chí người dân thường chỉ tập trung đi lại ở quận trung tâm là chủ yếu (central business district – CBD) hoặc xa hơn là các khu mua sắm thương mại, và chợ.

      Úc sẽ phải tiếp tục xây dựng để theo kịp sự tăng dân số dự kiến. Nguồn: Getty Images

Khi qua tới Úc, các bạn sinh viên sẽ ngỡ ngàng với các phương tiện công cộng hiện đại như tàu điện (train), xe điện (tram) và xe buýt (bus). Tất cả các phương tiện này đều dễ dàng sử dụng chỉ với 1 tấm thẻ duy nhất, và đương nhiên là chính phủ Úc sẽ có các chương trình ưu đãi giảm giá cho các bạn sinh viên rồi. Điều đáng nói là các bạn có thể sử dụng những ứng dụng điện thoại để xem giờ tàu chạy và lập ra lộ trình đi đến địa điểm dễ dàng dù cho bạn chưa từng đến Úc lần nào. Nhiều bạn sinh viên qua đây rồi còn có thể thi bằng lái và tự sắm riêng cho mình một chiếc xe hơi hẳn hoi. Không hẳn là do nhà bạn có điều kiện, mà là vì giá một chiếc xe hơi cũ bên đây đôi khi tầm $AUD 2000 – khoảng 35 triệu VND – chỉ ngang giá với những dòng xe máy tầm trung ở Việt Nam hiện tại.

                                           Hệ thống giao thông công cộng hiện đại ở Úc

Tiếp theo là các hoạt động sinh hoạt trên nước Úc. Không khắt khe như Mỹ, sinh viên tại Úc được làm việc bán thời gian lên tới 40 tiếng/2 tuần, với mức lương tối thiểu là $AUD 18.29/ giờ. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên được tiếp xúc với nền văn hóa của Úc, cọ xát thực tế với môi trường và điều kiện làm việc của xứ sở này. Những công việc phổ biến với du học sinh Việt Nam và luôn luôn tuyển người như là: chạy bàn, pha cà phê, phụ bếp, phụ bán hàng và ở các shop làm đẹp. Trong khi đó, tiền phòng trọ dao động từ $AUD 300 – 1,200/ tháng, tùy vào lựa chọn phòng ở của các bạn, có thể ở chung với bạn bè hoặc ở riêng ở những khu gần trung tâm. Vì vậy, nếu biết cách sắp xếp thời gian và chịu khó một chút, các bạn sẽ rất dễ dàng trang trải các sinh hoạt phí với khoảng tiền đi làm mình tự kiếm được.

Không chỉ các du học sinh Việt mà các sinh viên quốc tế khác cũng phải đi làm thêm để chi trả chi phí khá cao khi sống tại Úc. Ảnh: Straitstimes

Ngoài ra, Úc là một đất nước xinh đẹp và rộng lớn với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Từ những công trình tòa nhà lớn hiện đại đến những khu nông trại tại thôn quê đều có thể là điểm đến lý tưởng vào những dịp nghỉ ngắn ngày hoặc cuối tuần. Những điều tưởng chừng như chỉ thấy trên tranh ảnh thì bây giờ hiện ra muôn vàn trước mắt: cánh đồng hoa cải vàng, luống hoa tulip rực rỡ, những hàng cây anh đào nở rộ hoặc màu tím bạt ngàn của lavender… Bạn có thể tham gia rất nhiều lễ hội của Úc quanh năm hoặc cùng bạn bè ghé chơi núi tuyết vào mùa đông hay đi biển vào mùa hè, ngắm lá đỏ mùa thu và lên kế hoạch cho những chuyến đi dã ngoại vào mùa xuân.

Thêm vào đó, tại Úc có những khóa học cho phép các bạn sinh viên ở lại Úc 2 năm để làm việc toàn thời gian sau khi kết thúc chương trình học (Temporary Residence). Đây có lẽ là một trong những điểm nhấn hấp dẫn nhất của ngành du học Úc. Bởi lẽ khoảng thời gian 2 năm là lúc các bạn được chứng minh năng lực của mình, tích lũy kinh nghiệm cho sự nghiệp tương lai tại Việt Nam hoặc một bước xa hơn nữa, dưới những điều kiện nhất định, các bạn có thể ở xin ở lại Úc để đi làm (working visa) và sau đó là xin làm thường trú dân (permanent residence) và Australian citizen (công dân Úc).

Có quốc tịch Úc vẫn có nguy cơ bị mất

 

Tuy nhiên, không phải giấc mơ nào cũng là ngọt ngào và thẳng tắp. Đi du học ở bất cứ nước nào đều là một sự đầu tư khá tốn kém và là một con đường rất dài. Chỉ có khi thật sự sống trên đất khách và tự mình trải nghiệm hết những khó khăn ngọt bùi thì mới thấm thía được hết nỗi niềm của một người du học sinh.

Sinh viên Trung Quốc không hài lòng về tương lai của mình sau khi du học trở về
Chỉ có khi thật sự sống trên đất khách và tự mình trải nghiệm hết những khó khăn ngọt bùi thì mới thấm thía được hết nỗi niềm của một người du học sinh.

Do đó, để đảm bảo đạt được mục đích đề ra, các bạn sinh viên trước khi quyết định đi du học cần tự tìm hiểu thông tin và đặt ra một kế hoạch tương lai rõ ràng và chi tiết.

Nguồn GoOz