Nghiên cứu được đăng bởi The BMJ cho thấy rằng bạn uống 1 – 2 cốc bia mỗi ngày cũng có nguy cơ bị tổn thương não bộ lâu dài.
Cụ thể, bộ phận của não bị tổn thương là hồi hải mã nằm ở não trước gần thù thái dượng, tạo thành một phần của hệ thống Limbic và có liên quan đến hoạt động lưu trữ thông tin.
Khi uống bia mỗi ngày trong một thời gian dài, bộ phận hồi hải mã này có nguy cơ bị teo, bị thoái hóa dẫn đến chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer và những căn bệnh liên quan tới não khác như mất sa sút trí tuệ dementia.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người uống vừa phải – những ai tiêu thụ khoảng 14 – 21 đơn vị cồn một tuần – sẽ có nguy cơ tổn thương não và có khả năng bị thoái hóa cơ quan hồi hải mã não cao gấp 3 lần những người kiêng chất cồn.
Còn những nhà nghiên cứu tại Đại Học Oxford và Đại học London đã kiểm tra các dữ liệu thu thập được từ một nhóm gồm 550 người khỏe mạnh trong suốt 30 năm qua. Họ đối chiếu lượng cồn thu vào hàng tuần của từng người và thực hiện các bài kiểm tra chức năng não đều đặn trong những khoảng thời gian nhất định.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong số những người tham gia thí nghiệm, ai tiêu thụ lượng cồn cao hơn 30 đơn vị một tuần có liên quan nhiều tới nguy cơ xơ cứng hồi hải mã, suy giảm trí nhớ nhanh chóng và hạn chế khả năng thông thạo ngôn ngữ.
Theo Bộ Y Tế, tại Úc, một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram chất cồn trong một lần uống. Lượng uống trung bình này luôn luôn nhất quán bất kể họ tiêu thụ loại chất cồn nào bia, rượu hay rượu mạnh, hoặc sử dụng kích cỡ ly ra sao.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân và hệ quả cụ thể, họ vẫn nghi ngờ về nguyên nhân tại sao uống một lượng cồn vừa phải lại dẫn đến tác động lớn như vậy với não bộ.
Tại Úc, Hội Đồng Quốc Gia Y Tế và Nghiên cứu Y Khoa khuyến cáo rằng không nên có nhiều hơn 2 đơn vị tiêu thụ cồn chuẩn một ngày để giảm “nguy cơ mắc bệnh hoặc các thương tổn liên quan đến cồn về lâu dài.”
Rosa Nguyen/Theo SBS