Chuyên gia cảnh báo: “Đừng đợi quá muộn mới đi niềng răng”

0
823

Đảm bảo sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ ý thức hơn về việc chăm sóc răng miệng, đặc biệt là thời điểm để niềng răng của mình.

Có một sự thật là, sở hữu hàm răng không đều, khấp khểnh, mọc chen chúc, hay hàm hô, móm… ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc khuôn mặt, miệng và nụ cười của bạn.

Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ, việc để hàm và răng không khớp, bị xô lệch, răng “cái ra cái vào” còn gây khó khăn trong việc vệ sinh, cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm, và sinh hoạt đời thường..

Răng xô, lệch vừa gây mất thẩm mỹ lại ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm.

Giải pháp mà các bác sĩ nha khoa khuyên bạn là nên niềng răng – sử dụng một lực vừa đủ để dịch chuyển răng lệch về đúng vị trí trên cung hàm.

Tuy nhiên, đâu là thời điểm tốt nhất để làm phương pháp thẩm mỹ này? Phải chăng cứ chờ đến lúc trưởng thành – khi bạn nhận thức được hàm răng của mình đang cực xấu xí hay gặp khó khăn trong sinh hoạt thì bạn mới tìm đến “người bạn thẩm mỹ”?

Chia sẻ của Bác sỹ Lê Thị Hải Châu – tốt nghiệp chuyên ngành Răng Hàm Mặt ở Học viện Y khoa Nga năm 2008 – hiện đang làm tại phòng khám Nha khoa Phúc Châu sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Hầu hết chúng ta đã bỏ lỡ giai đoạn niềng răng tốt nhất của mình

Cần khẳng định rằng, việc chỉnh hình răng được áp dụng cho cả ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Châu, phải đến lúc trưởng thành, khi mọi người cảm thấy mất tự tin (do hô, móm…) hay gặp rắc rối trong vấn đề chăm sóc răng miệng (răng khấp khểnh, khớp cắn lệch…) thì mới nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉnh hình, niềng răng.

Nhưng theo các chuyên gia răng miệng, độ tuổi tốt nhất để niềng răng là ở giai đoạn từ 5 – 10 tuổi hay còn gọi là giai đoạn tiền chỉnh nha.

Ở giai đoạn 5 – 10 tuổi, phần xương hàm còn mềm nên rất dễ nắn.

Trong giai đoạn tiền chỉnh nha, việc phát hiện sớm những sự sai lệch về khớp cắn hoặc răng có hiện tượng lệch lạc thì việc nắn chỉnh răng của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đó là bởi trong giai đoạn từ 5 – 10 tuổi, phần xương hàm, xương khẩu cái vẫn đang phát triển, còn mềm nên việc ta tác động nong hàm hay nắn chỉnh để răng và hàm về đúng vị trí sẽ nhanh – hiệu quả hơn cả.

Cùng với đó, thời gian niềng răng cũng sẽ ngắn (kéo dài từ 6 – 10 tháng). Hơn nữa, việc niềng răng ở giai đoạn này sẽ có thể được chỉ định sử dụng phương pháp niềng răng dạng tháo lắp, tiện lợi, vệ sinh và không gây quá nhiều đau đớn.

Nên nhớ, thời điểm xương khẩu cái đóng khít lại khá sớm, khoảng 6 tuổi. Thế nên, việc niềng răng trước và gần thời điểm này sẽ là lý tưởng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu đã bỏ lỡ giai đoạn trên, hãy nhanh chóng niềng ngay khi có thể

Có một sự thật rằng, càng lớn lên phần xương hàm của chúng ta sẽ càng cứng lại. Điều này phần nào sẽ gây khó khăn trong việc điều trị cũng như niềng răng, nẹp hàm.

Tuy nhiên, nếu đã bỏ lỡ giai đoạn “vàng” – tiền chỉnh nha trên thì nay có ý định niềng răng rồi – bạn hãy làm ngay đi thôi.

Vì sao ư? Bởi giai đoạn 18 – 25 tuổi là thời điểm mà sức khỏe của chúng ta đang “ở đỉnh cao”, cùng với đó, khả năng chịu đau, phục hồi vết thương của ta cũng tốt nhất.

Tuy nhiên, vì hàm đã có phần cứng hơn thời tiền chỉnh nha nên việc điều trị ở giai đoạn này sẽ lâu hơn, (khoảng 1,5 năm) và bạn buộc phải sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài.

Khi trưởng thành, nếu muốn niềng răng buộc phải sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, gây khá nhiều đau đớn cho người bệnh.

Những đớn đau mà phương pháp niềng răng mắc cài đưa lại thì khá rõ. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu đôi chút khi phải đeo hàm cố định suốt 1 thời gian dài, khiến việc ăn trở nên mất ngon, răng đau ê ẩm, dễ bị nhiệt do vết xước từ mắc cài cọ vào niêm mạc môi…

Nhưng vì sức khỏe răng miệng lâu dài, “không gì là không thể”, phải không?

Ở độ tuổi 25 – ngoài 30: chúng ta vẫn có thể niềng răng nhưng sẽ rất vất vả và tốn kém

Như đã đề cập ở trên, niềng răng càng sớm khi xương hàm, nướu còn mềm, chưa phát triển hoàn thiện thì việc nắn chỉnh sẽ càng dễ dàng, nhanh hiệu quả.

Nhưng không phải vì thế mà việc niềng răng ở độ tuổi 25 – ngoài 30 là không thể thực hiện. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc niềng răng đúng kỹ thuật, tiến trình và kế hoạch vẫn sẽ đem đến cho bạn kết quả như mong đợi.

Khi trưởng thành, nếu muốn niềng răng buộc phải sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, gây khá nhiều đau đớn cho người bệnh.

Tuy nhiên, do độ tuổi 25 – ngoài 30, xương hàm và nướu đã ổn định vững chắc, răng cũng là răng vĩnh viễn nên việc sắp xếp răng bị khấp khểnh, đẩy, kéo răng khít sát vào nhau, hay đưa hàm về đúng vị trí cần nhiều thời gian hơn.

Việc nong hàm ở giai đoạn này cũng khó hơn rất nhiều, vì thế hầu hết các bác sĩ sẽ chọn phương pháp nhổ răng để có chỗ trống nhằm kéo/ đẩy – đưa răng về đúng vị trí.

Khi trưởng thành, nếu muốn niềng răng buộc phải sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, gây khá nhiều đau đớn cho người bệnh.

Cũng ở độ tuổi này, cơ thể chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn lão hoá. Khả năng chịu đau, phục hồi vết thương cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Những đau đớn phải chịu giống như ở độ tuổi 18 cũng có khả năng tăng hơn rất nhiều.

Thời gian mà bệnh nhân đeo hàm cũng vì thế dài hơn – từ 18 đến 24 tháng hoặc lâu hơn tùy vào cấu trúc răng, xương hàm của mỗi người. Đi kèm với điều này, chi phí phải bỏ ra để niềng răng cũng tốn kém hơn so với các độ tuổi khác.

Tạm kết:

Nếu soi gương mà nhận thấy các khớp cắn của mình đang bị sai lệch (hô, móm, răng khấp khểnh…) hoặc đang có ý định niềng răng thì bạn nên đến phòng khám để các nha sĩ có thể đưa ra cho bạn lời khuyên chính xác.

Bác sĩ Châu cho rằng: “Niềng răng không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, đau đầu, mỏi cơ hàm do sai khớp cắn… Vì thế,đừng để quá muộn mới chăm sóc hàm răng của mình”.

Nguồn Tổng Hợp