Chuyện dòng sông bắt lửa ở Úc

0
170
Ông Jeremy Buckingham đã thử đốt lửa trên sông để chứng minh sự hiện diện của khí metan. Ảnh: brisbanetimes

Một nghị sĩ Úc đã lên án hoạt động khai thác mỏ đã làm tràn nhiều khí gas ra môi trường xung quanh đến nỗi dòng sông Condamine ở bang Queensland cũng bắt được lửa.

Để chứng minh việc khí gas tràn ra môi trường, ông Jeremy Buckingham đã châm lửa trên sông và trông như thể mặt nước tự bắt lửa.

Trong đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Facebook, chính trị gia Đảng Xanh này nói: “Có quá nhiều khí gas ở con sông này khiến nó bắt lửa. Hoạt động khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá diễn ra chỉ cách nơi này 1 km, khí metan đã lan ra xung quanh và giờ đây con sông bắt lửa. Thật không thể tin được, đó là điều kì lạ nhất mà tôi từng thấy, một bi kịch ở lưu vực sông Murray-Darling”.

Sông Condamine bắt lửa. Ảnh: Reuters

Theo thông cáo báo chí của ông Buckingham, khí metan được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2012 ở sông Condamine gần thị trấn Chinchilla, nơi 3 công ty đã khoan các giếng khí đốt ở gần đó.

Việc sản xuất khí than từ các vỉa than đá đòi hỏi phải bơm một lượng nước lớn ra khỏi mặt đất để giải phóng khí gas bị mắc kẹt bên trong các vỉa than.

Trong khi đó, thủy lực cắt phá là quá trình bơm nước trộn với cát và hóa chất dưới áp suất cao để cắt phá đá phiến nhằm giải phóng khí đốt bị kẹt lại trong lớp đất đá này, đồng thời có thể được sử dụng trong hoạt động khai thác khí đốt vỉa than. Hoạt động này đang trở thành đề tài gây tranh cãi.

Ông Jeremy Buckingham đã thử đốt lửa trên sông để chứng minh sự hiện diện của khí metan. Ảnh: brisbanetimes

Tuy nhiên, Công ty Origin Energy, sở hữu các giếng khí trong khu vực, cho rằng việc sục khí có thể gây ra các hiện tượng tự nhiên. Đại diện công ty nói rằng: “Chúng tôi hiểu điều này là đáng lo ngại. Tuy nhiên, vụ rò rỉ không gây nguy hiểm cho môi trường hoặc an toàn công cộng, miễn là người dân hành động có trách nhiệm xung quanh khu vực đó”.

Công ty này cho rằng mặc dù việc rò rỉ khí metan có thể liên quan đến các hoạt động của con người nhưng không loại trừ khả năng chúng được gây ra bởi hiện tượng địa chất tự nhiên, hạn hán hoặc lũ lụt.

Nguồn: Người Lao động

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments