Người ÚC chống tia UV, ngăn ngừa ung thư da bằng các trang phục chống nắng

0
1237
Màu da càng sáng càng nhạy cảm với tia cực tím và có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.

Úc là nước có số ca mắc ung thư da cao nhất trên thế giới. Cứ 3 người Úc thì có 2 người phải điều trị các dạng liên quan đến ung thư da trong suốt cuộc đời và tỉ lệ ung thư da còn cao hơn cả ung thư phổi. Những nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ này là do đa phần dân số Úc gốc da trắng, do phong cách sống hướng ngoại, bầu trời quá trong, tầng ozon bị phá hủy và do địa lý tự nhiên của Úc nằm gần xích đạo.

Màu da càng sáng càng nhạy cảm với tia cực tím và có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.
Màu da càng sáng càng nhạy cảm với tia cực tím và có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.

Theo số liệu từ viện Y tế và phúc lợi Úc/ Hiệp hội ung thư Úc đã chỉ ra số ca mắc ung thư da ở Úc có chiều hướng tăng lên từ những năm 1930. Đến năm 1997 tỉ lệ này là 50,5 trên 100.000 người ở nam và 39,9 trên 100.000 người ở nữ giới. Queensland là bang có tỉ lệ ung thư da cao nhất cả nước với tỉ lệ 30%. Tỉ lệ tử vong do ung thư da hắc tố ở ÚC năm 1997 là 6.3 trên 100000 người ở nam và 3.5 trên 100 000 ở nữ.

Slip! Slop! Slap! and SunSmart

Nhằm ngăn chặn tỉ lệ ung thư da đang tăng cao ở Úc, đầu những năm 1980 các tổ chức chống ung thư của nhà nước đã thực hiện chiến dịch giáo dục cộng đồng và khuyến khích người dân Úc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chiến dịch Slip! Slop! Slap! kêu gọi người dân thuộc chủng da trắng tự bảo vệ bản thân bằng cách mặc thêm áo, bôi kem chống nắng và đội mũ.

Dần dần, chương trình được hoàn thiện bằng chiến dịch SunSmart nhằm hướng tới việc giáo dục cộng đồng, đào tạo chuyên môn, cung cấp nguồn lực cho cộng đồng và các tổ chức, thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả của chương trình.

Con đường phát triển của trang phục chống nắng

Đầu những năm 1990, các nhà khoa học ÚC đã công bố các kết quả nghiên cứu chống tia cực tím bao gồm loại vải có khả năng chống nắng, lấy cảm hứng từ những chiếc áo ít có khả năng chống nắng đang phổ biến. Các nhà khoa học đã phát triển nhiều loại sợi vải được dệt đặc biệt và những hợp chất có khả năng hấp thu tia UV để tạo ra loại vải có khả năng chống được tia UV.

Cơ quan nghiên cứu bức xạ ÚC (ARL) trực thuộc bộ Y tế Úc bắt đầu kiểm tra sợi vải và cấp nhãn chứng nhận cho những đơn vị sản xuất dệt may. Nhãn mác này chứng nhận khả năng chống tia UV(UPF) cho sản phẩm tương tự như chứng nhận chống nắng (SPF) đối với kính mát.

Những sản phẩm may dệt chống nắng này sau đó được giới thiệu bởi công ty dược phẩm và các tổ chức phòng chống ung thư của nhà nước. Trang phục chống nắng nhận được quan tâm nhanh chóng bởi tiện dụng hơn các loại kem chống nắng, ngoài ra tính hiệu quả của sản phẩm còn được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước đủ uy tín.

sunsmart2

Ngày nay cơ quan an toàn hạt nhân và phóng xạ ÚC (ARPANSA) đã cấp 4 triệu nhãn mác UPF với những con số seri khác nhau mỗi năm. Thị trường trang phục chống nắng đã phát triển rộng hơn cả thị trường kem chống nắng. Ngoài những tổ chức và công ty dược phẩm ra thì trang phục chống nắng còn được bán ở rất nhiều cửa hàng đồ trẻ em, đồ thể thao…ở ÚC.

Hiệu quả của chương trình SunSmart

Kết quả khảo sát của Hiệp hội chống ung thư Victoria cho thấy tỉ lệ người dân muốn có làn da rám nắng đã giảm đáng kể trong thập kỉ qua, từ 61% năm 1988 xuống còn 35% năm 1998. Kết quả cũng cho thấy con số tăng lên ở tỉ lệ người muốn tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tỉ lệ người sử dụng mũ, che nắng hoặc dùng kem chống nắng. Tỉ lệ người bị cháy nắng cũng giảm xuống 50% trong thập kỉ từ 1988 đến 1998.

Diễn biến của bệnh ung thư da và tỉ lệ tử vong

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư da hắc tố ở độ tuổi dưới 60 đã giảm từ những năm 1980 đến những năm 1990, tuy nhiên lại cao hơn ở nhóm người Úc lớn tuổi hơn. Tương tự, tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy giảm trong độ tuổi dưới 50 trong giai đoạn 1980 đến 1990 nhưng lại tăng lên ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới.

Về tỉ lệ tử vong, xu hướng tử vong do ung thư da hắc tố cuối cùng cũng đã giảm sau một thời gian dài 60 năm tăng đều đặn. Tỉ lệ này chậm hơn ở nam và giảm ở nữ trong khoảng thời gian 1980 đến 1990. Đây là lần đầu tiên tỉ lệ tử vong giảm do ung thư hắc tố được ghi nhận ở cộng đồng da trắng.

Nhìn chung tỉ lệ ung thư da đã giảm ở nhóm người trẻ tuổi và tỉ lệ tử vong do ung thư hắc tố da đã giữ ở mức ổn định. Điều này là lời cảnh giác cho những người Úc trẻ tuổi nên tự bảo vệ mình kỹ hơn, trong khi đó người lớn tuổi cũng nên quan tâm tới vấn đề ung thư da sớm hơn.

Phương Nguyễn/Vietucnews

Nguồn: http://www.coolibar.com/custserv/custserv.jsp?pageName=australian-experience