Kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) qua diện định cư tay nghề

0
4214
Kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) qua diện định cư tay nghề
Kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) qua diện định cư tay nghề
Thời gian gần đây nhiều bạn quan tâm hỏi mình về kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) như thế nào nên mình tóm tắt và tổng hợp lại trong note này để các bạn nào quan tâm có thể vào tham khảo. Hiểu một cách đơn giản, người có PR (Permanent Residence) do Úc cấp sẽ được sống, làm việc, học tập, kinh doanh ở Úc vô thời hạn; được những phúc lợi xã hội như người công dân Úc (y tế/giáo dục miễn phí, có trợ cấp thất nghiệp/tai nạn/nuôi con v.v…) và được phép ra vào nước Úc bất kỳ lúc nào. Sau 4 năm thường xuyên sống ở Úc và có tối thiểu 1 năm là thường trú nhân Úc thì được vào quốc tịch.
Để có được PR Úc có nhiều cách khác nhau như kết hôn, đầu tư, working visa v.v… Mình chỉ có kinh nghiệm xin PR qua diện định cư tay nghề (skilled immigration) nên xin chia sẻ như sau:
1) Đầu tiên cần phải biết nghề của mình có trong SOL hoặc CSOL không. SOL giờ đổi tên thành MLTSSL (Medium and Long Term List) và CSOL giờ đổi tên thành Combined STSOL-MLTSSL. Chỉ nên tham khảo trên web chính thức của Bộ Di Trú Úc và các trang web của các bang ở Úc để theo dõi thường xuyên và biết thông tin chính xác. Lưu ý các thông tin từ web môi giới (agent) hoặc dịch vụ visa có thể không chính xác hoặc chưa cập nhật.
Một cách check nhanh khác là có thể dùng web này: https://www.anzscosearch.com/ để search real time status nghề mình quan tâm.
SOL khác CSOL ở chổ nếu nghề có trong SOL thì xin visa 189 (Independence được). Nghề không có trong SOL nhưng có trong CSOL thì phải xin các bang bên Úc bảo lãnh và phải đi theo visa 190 hoặc 489.
2) Có 3 loại visa để đi theo skilled immigration. Mỗi loại có những yêu cầu, quyền lợi khác nhau. Nên đọc để đánh giá khả năng mình có thể xin visa nào cho thích hợp.
Nhìn chung để có PR theo visa 189 thì khó nhất nhưng nếu đạt được thì sướng nhất (có PR ngay và sống ở bang nào ở Úc cũng được). 190 có PR ngay nhưng phải sống 2 năm ở vùng bang bảo lãnh. 489 thì dễ nhất trong 3 loại visa nhưng gian nan hơn (không được cấp PR ngay), PR chỉ được cấp sau khi có thời gian 2 năm sống ở Úc (trong vùng bang bảo lãnh) và phải kiếm được việc làm Full Time ít nhất 1 năm.
190 hoặc 489 cần phải có bang bảo lãnh và mỗi bang sẽ có điều kiện bảo lãnh khác nhau nên phải vào web từng bang để check. Follow up thường xuyên vì điều kiện có thể thay đổi theo thời gian. Có 8 bang ở Úc. NSW và VIC rất hot nên điều kiện xin bảo lãnh từ NSW hoặc VIC khá cao và phải cạnh tranh với rất nhiều strong candidates các nước (vd: England, USA, Singapore, China, India v.v…) để có vé nộp đơn visa.

 

Nguồn : Shutterstock
3) Mình có PR theo visa 190 (tự làm hồ sơ, không thông qua agent) nên xin chia sẻ kinh nghiệm như sau.
  • Bước 1: Làm giấy xác nhận nghề nghiệp. Xem cột Assessing Authority trong SOL hoặc CSOL và tìm hiểu nghề của mình phải được xác nhận bởi Assessing Authority nào. Xong vào trang web của Assessing Authority đó để tìm hiểu nó yêu cầu giấy tờ gì để nộp.

 

  • Bước 2: Thi IELTS đạt yêu cầu ghi trong SOL/CSOL hoặc bang mình có thể xin bảo lãnh.Bước 2 có thể làm song song với bước 1. Trong lúc chuẩn bị giấy tờ hoặc chờ đủ năm kinh nghiệm thì tranh thủ ôn luyện thi IELTS.

 

  • Bước 3: Có giấy xác nhận nghề và IELTS rồi thì bắt đầu xin thư mời EOI thông qua SkillSelect system của Bộ Di Trú Úc và nộp đơn xin bang bảo lãnh. EOI (Expression of Interest) hiểu nôm na như là mình nộp thông tin để xin Úc cấp cho mình tấm vé để được nộp hồ sơ xin PR. Úc nó phải thông qua cách này để kiểm soát số lượng người nộp xin PR/visa mỗi năm, nếu không sẽ quá tải và không xử lý kịp. – Tham khảo cách làm EOI https://www.border.gov.au/Trav/Work/Skil – Tham khảo web các bang ở trên để biết cách nộp xin bang bảo lãnh.

 

  • Bước 4: Sau khi được bang bảo lãnh và có vé để nộp hồ sơ visa rồi thì xem như 80% công đoạn hoàn thành. Bước cuối này là gom toàn bộ giấy tờ và nộp tiền cho Bộ Di Trú Úc để xét hồ sơ visa. Có rất nhiều loại giấy tờ nên nếu chuẩn bị càng kỹ và nộp càng đầy đủ thì thời gian xử lý hồ sơ và được cấp PR/visa càng nhanh. Các giấy tờ thông thường gồm có: – Giấy tờ cá nhân: Passport, CMND, giấy khai sinh, Form 80 – Giấy lý lịch tư pháp VN + police check (Criminal record) nếu có thời gian ở Úc hoặc các nước khác từ 1 năm trở lên. – Giấy khám sức khỏe – Education Docs: toàn bộ giấy tờ học vấn liên quan đến nghề chỉ định (nominated occupation): bằng ĐH/thạc sỹ, bảng điểm, giấy chứng nhận hoàn tất chương trình học v.v… – Employment Docs: toàn bộ giấy tờ chứng minh quá trình làm việc liên quan đến nghề chỉ định: Reference Letter (giấy xác nhận của công ty về thời gian, chức vụ và tính chất công việc), Hợp Đồng Lao Động, Bảng Lương (toàn bộ thời gian đi làm nếu có), Bank Statement (Bản Kê Giao Dịch ngân hàng c/m có nhận lương), Sổ BHXH, Thông Báo Tăng Lương, chứng chỉ kỹ năng tay nghề v.v… – Relationship Docs: Giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một vài hình đám cưới (nếu hồ sơ xin PR/visa bao gồm vợ, chồng, con cái…) – Tiền: 100-200tr hoặc nhiều hơn nếu làm hồ sơ cho cả gia đình: vợ, chồng, con cái v.v… Nên trả online bằng Credit Card. Tiền sẽ không được hoàn lại nếu hồ sơ xin visa bị từ chối. Do đó các giấy tờ nộp trong bước này phải trung thực, hợp lệ và khớp với thông tin đã khai trong EOI thì mới được thông qua.

 

 

4) Thời gian hoàn tất bước 1 đến bước 4 (nếu apply offshore – nộp đơn từ VN) sẽ mất ít nhất 1 năm (nếu mọi việc thuận lợi) hoặc mất 2 năm hoặc hơn tùy thuộc vào các yếu tố sau:
a) Ngành nghề của mình có bị cạnh tranh nhiều hay không. Ví dụ: IT/Accountant có nhiều người xin PR quá thì đương nhiên sẽ bị xử lý lâu và điều kiện sẽ khó hơn so với các nghề khác có ít người nộp đơn hơn như đầu bếp, thợ làm ống nước, lát gạch, thợ làm bánh, hớt tóc. Do đó việc chọn cho mình nghề nào thích hợp với mình và khả dĩ có thể thành công khi nộp đơn là rất quan trọng. Nên nghiên cứu kỹ SOL/CSOL và yêu cầu của Assessing Authority ở bước 1 trên để quyết định nên chọn nghề nào. Đối với các nghề khó có đủ giấy tờ để chứng minh kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì bắt buộc phải tốn tiền nhờ agent làm hồ sơ dùm.
b) Khả năng Anh Văn. Ngoại trừ các nước dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hoặc song ngữ như Anh, Mỹ, Canada, Singapore, India, bước 2 thường là rào cản lớn đối với người VN. Không hiếm trường hợp du học sinh Úc mất cả năm thi hơn chục lần IELTS vẫn chưa đạt thang điểm mong muốn. Do đó nên có kế hoạch ôn luyện IELTS tập trung và nghiêm túc nếu muốn tiết kiệm thời gian. Nếu thấy ngoài tầm với, nên chọn visa 489 vì visa này không đòi hỏi điểm IELTS cao như 189 và 190. Thời gian gần đây mình nghe nói thi PTE dễ hơn IELTS nên nếu các bạn nào thi IELTS ko đạt thang điểm mong muốn thì PTE là 1 lựa chọn.
c) Thời điểm xin bang bảo lãnh và nộp EOI. Như ghi chú bên dưới, nếu nghề mình nộp đơn thuộc ngành hot thì phải canh thời điểm để nộp cho kịp nếu không muốn mất thời gian đợi thêm 1 năm đến khi các bang ở Úc/Bộ Di Trú mở đợt nhận hồ sơ mới. Hằng năm, thường vào tháng 7, các bang ở Úc/Bộ Di Trú sẽ hoàn tất cập nhật các yêu cầu nộp đơn và mở hệ thống nhận hồ sơ xin bảo lãnh, làm visa/PR v.v.. d) Các giấy tờ ở VN khi xin đóng dấu, xác nhận, dịch thuật, công chứng sẽ phải qua nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian cho nên cần tranh thủ chuẩn bị giấy tờ sớm để không bị động.
Ghi chú: – Sau khi xong bước 1 và bước 2 rồi thì phải canh và làm bước 3 càng nhanh càng tốt. Úc nhận hồ sơ xin nộp visa rất nhiều nên mỗi năm chỉ cấp 1 số lượng EOI nhất định. Năm 2014, bang NSW mở hệ thống để nhận đơn xin bảo lãnh và phải đóng hệ thống chỉ trong 1 giờ vì chỉ 1 giờ đã nhận đủ số lượng hồ sơ để xử lý trong vòng 1 năm. Các ngành hot như IT, Accountant chỉ trong vòng 1 tuần là hết suất để có vé nộp visa. – Các bước nộp đơn, giấy tờ đều online hết nên rất thuận tiện. Giấy tờ ở VN chỉ cần dịch, công chứng quận (nếu sẵn tiếng Anh hoặc song ngữ), công chứng tư pháp (nếu từ bản dịch), scan và upload vào hệ thống nhận hồ sơ của Úc. Toàn bộ liên lạc thông qua email. Đa số trường hợp không cần phỏng vấn, không cần tới Đại Sứ Quán lần nào. Bộ Di Trú cấp thẳng PR và visa qua email. – Nên thường xuyên theo dõi và theo đuổi mới đạt mục tiêu. Vào các diễn đàn như webtretho hoặc forum này http://www.expatforum.com/expats/australia-expat-forum-expats-living-australia/ để biết thêm tình hình và kinh nghiệm xin PR.
– Sau khi có PR/visa qua Úc rồi thì đa số trường hợp sẽ mất thêm 1-2 năm nữa để ổn định và thích nghi với cuộc sống mới. Nên chuẩn bị tinh thần sẽ khó có thể xin được việc văn phòng hoặc công việc hoàn toàn giống như mình đã từng làm ở VN. Tuy nhiên cần lưu ý là ở Úc chỉ cần mình chịu khó đi làm là có dư tiền sinh hoạt, chi tiêu, giải trí. Người lao động chân tay như đầu bếp, nông dân, handy man (thợ xây nhà) nếu giỏi và chịu khó sẽ có thu nhập hằng năm cao hơn bác sĩ, kỹ sư. Đi làm để dành tiền chừng 5-7 năm là có nhà/xe đẹp đàng hoàng. Do đó người sống ở Úc không quan trọng danh tiếng, chức vụ công việc như ở VN. Chỉ cần tìm được việc làm hoặc kinh doanh ổn định rồi thì mọi việc trong cuộc sống ít khi phải lo nghĩ nhiều. Lý do là khi đủ tiền sinh hoạt rồi, những sự kiện khác trong cuộc sống luôn được trợ giúp. Ví dụ như sinh con/bệnh tật được chăm sóc/chữa trị miễn phí, tại nạn có bảo hiểm, nuôi con/thất nghiệp/mất khả năng lao động được hưởng trợ cấp v.v… ———-
Tác giả Khuong Nguyen