Chiếc điện thoại cũ của bạn tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng nhưng không, nó thậm chí còn có giá trị hơn khi bạn ném nó vào thùng rác của nhóm nghiên cứu người Úc, những người đang cố gắng khai thác vàng từ bên trong những thiết bị điện tử vứt đi này.
Các nhà địa chất học đã phát hiện ra loại vi khuẩn trên một mảnh đất ở khu vực Queensland có thể chuyển đổi rác thải điện tử thành mỏ vàng.
Phát hiện này, theo phó giáo sư Frank Reith của đại học Adelaide, cho biết các công ty khai thác khoáng sản có thể biến các đập chứa chất thải thành khối tài sản bằng cách thu hồi và tái chế vàng còn sót lại.
Ông chia sẻ về văn hóa tiêu dùng, các mẫu điện thoại luôn được cập nhật mới chỉ sau vài tháng vì vậy cách làm này có thể là một cách xử lý chất thải điện tử bị bỏ đi một cách hiệu quả.
Contents
Biến rác thải thành kho báu
Liên Hợp Quốc báo cáo rằng vào năm 2016 chất thải điện tử trên toàn thế giới – bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, ti vi, tủ lạnh và đồ chơi – trị giá hơn 84 tỷ đô la tổng vật liệu có thể thu hồi được.
Hơn 29 tỷ đô la trong số đó là vàng trên các bộ phận như bảng mạch điện thoại và máy tính.
Phó giáo sư Reith nói: “Trong chất thải điện tử có rất nhiều vàng. Chúng ta cần một kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, cộng đồng hoặc môi trường để [thu hồi] các kim loại quý trong điện thoại thông minh hoặc máy tính của mọi người”
Chương trình thí điểm biến rác thải điện tử thành vàng
Phó giáo sư Reith và nhóm nghiên cứu của ông đã tham gia vào dự án start-up Mint Innovation tại New Zealand để tìm ra giải pháp.
Mint Innovation đang chạy một chương trình thí điểm với kế hoạch triển khai thương mại điện tử về kỹ thuật thu hồi chất thải điện tử vào năm 2019.
Úc đang nằm trong khu vực thí điểm.
“Chúng tôi đang làm việc với chất thải điện tử, và đang thí điểm một quy trình sử dụng các vi khuẩn như là một phương pháp làm sạch các kim loại quý từ các kim loại khác ở các bảng mạch điện cũ”, tiến sĩ Ollie Crush cho biết.
Một nghiên cứu đột phá
Chủ sở hữu Kilkivan, John Parsons, cựu quản lý mỏ, người tiếp nhận khu mỏ đã không sử dụng trong những năm 1990, hiện là đồng tác giả của hai bài báo nghiên cứu dựa trên vi khuẩn được tìm thấy trong đất của ông ta.
Ông giải thích vi khuẩn đã làm việc như thế nào để có thể lọc ra các khoáng chất khác như bạc và đồng.
Năm ngoái ông làm việc với Phó giáo sư Reith, cũng như của Jeremiah Shuster của trường Đại học Adelaide, nhà nghiên cứu Thụy Điển Geert Cornelis và nhà khoa học Gordon Southam của Đại học Queensland, để khám phá quy trình vi khuẩn lọc trong bao lâu, và được công bố trên tạp chí Chemical Geology.
Phó giáo sư Reith mô tả nó như một “một nghiên cứu đột phá”.
Ông nói: “Lần đầu tiên chúng ta thực sự ước tính tốc độ của những điều này có thể xảy ra trong môi trường tự nhiên”.
“Chúng tôi biết rất nhiều yếu tố khác, nhưng chúng tôi có rất ít kiến thức về nó cho tới khi chúng tôi cùng nghiên cứu.”
Một viễn cảnh lớn hơn
Phó giáo sư Reith cho biết, vi khuẩn không chỉ có khả năng thay đổi thực tiễn về tái chế, mà còn biến các đập chứa chất thải thành một khối tài sản.
Nghiên cứu này khiến cho Mr Parsons hào hứng.
“Ích lợi về môi trường của việc này đúng là không thể tưởng tượng”
“Các ngân hàng và các cổ đông đều nhìn vào khía cạnh môi trường … một lợi ích về môi trường là một lợi ích kinh tế”
Ông muốn có được ngành công nghiệp quy mô lớn, bao gồm cả các công ty khai thác mỏ, để thông báo cho họ về những gì mà các vi khuẩn nhỏ có thể làm được.
Theo ABC News