Thu gần 5 triệu đô la từ các ông chủ bóc lột nhân viên

0
164
Tình trạng bóc lột lao động di dân ngày càng cao ở Úc.

Đây là thông tin được đưa ra bởi Fair Work Ombudsman khi các khoản tiền phạt về sự bóc lột nhân công đã tăng đến 66% trong năm tài chính vừa qua.

Cụ thể, các hình phạt cho doanh nghiệp, giám đốc và quản lý đã lên mức 4,8 triệu đô la giai đoạn 2016 – 2017, trong khi đó vào năm 2015 – 2016, con số này chỉ dừng ở mức 2,9 triệu đô la.

Khoản phạt lớn nhất là 660.000 đô la đối với nhà điều hành thị trường trái phiếu Melbourne Abdulrahman Taleb và công ty Mhoney vì đã cố tình bỏ qua các cảnh báo về mức lương, cũng như từ chối trả lương cho nhân viên tị nạn trong nhiều tuần.

Báo cáo hàng năm của cơ quan kiểm sát cho biết: “Mức phạt tăng lên này phản ánh thực tế sự khoan dung của tòa đối với hành vi này nhưng lại gia tăng các vấn đề phức tạp khác”.

Đối tượng bị bóc lột nhiều nhất vẫn là lao động di cư, mặc dù chỉ chiếm 6% trong lực lượng lao động nhưng lại chiếm tới 18% tổng số các khiếu nại.

Các rào cản ngôn ngữ, văn hoá, thiếu hiểu biết và lo ngại về việc mất thị thực là lý do ngăn cản nhân công tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời.

Những người trẻ tuổi cũng nằm trong số đối tượng nhân công bị trả lương thấp khi chiếm tới 28% số khiếu nại dù chỉ chiếm 15% lực lượng lao động.

Theo thống kê, dịch vụ khách sạn cũng là ngành có nhiều tranh chấp, bị thông báo vi phạm và khởi kiện của tòa án nhiều nhất.

Like Vietucnews.net để cập nhật tin tức mới nhất!

Rosa Nguyen/Theo 9News