Đây là một trong số những hậu quả nghiêm trọng mà Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada đã cảnh báo các bậc phụ huynh.
Ngoài việc trẻ bị chậm phát triển, các chuyên gia còn cảnh báo nhiều tác hại không lường trước được khi các bậc phụ huynh cho bé sử dụng thiết bị cầm tay như smartphone, Ipad quá nhiều.
Hậu quả nghiêm trọng nhất vẫn là sự chậm phát triển ở trẻ khi nghiên cứu đã chứng minh rằng cứ 3 trẻ em trong độ tuổi tới trường chậm phát triển về khả năng đọc viết hay các khả năng học tập khác thì có 1 trẻ mà nguyên nhân là do sử dụng thiết bị di động quá sớm.
Chính vì vậy, trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.
Chưa kể tình trạng béo phì của trẻ còn có thể xảy đến do thiếu sự vận động. Theo khảo sát nguy cơ béo phì của của trẻ em sử dụng ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ là 30%.
Còn đối với trẻ em từ 0 đến 2 tuổi sẽ bị rối loạn khả năng nhận thức. Lý do chính là giai đoạn này của trẻ đang phát triển nhận thức của não bộ nhưng việc sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ sẽ gây nên tình trạng rối loạn khả năng nhận thức, gia tăng sự bốc đồng và giảm tinh thần học hỏi.
Một số trường hợp khác, trẻ có thể bị vấn đề về tâm lý gây tác động nghiêm trọng, rồi gây hấn, mắc chứng bệnh nghiện kỹ thuật số, bức xạ,…
Cuộc khảo sát đã thêm một minh chứng rằng cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử không mang tính bền vững.
Các chuyên gia khuyên bậc phụ huynh không nên cho trẻ từ 0 – 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Đối với trẻ 3 – 5 tuổi hạn chế 1 giờ/ngày và chỉ nên cho trẻ 6 – 18 tuổi tiếp xúc 2 giờ/ngày.
Rosa Nguyen/Credit Soha