9 điều bạn cần phải biết về hồ sơ xin visa kết hôn

0
2353

Trong khi có hàng chục ngàn người dân Úc nộp hồ sơ xin visa kết hôn với người nước ngoài mỗi năm,vậy làm cách nào để quá trình xin visa hôn nhân dễ dàng hơn? Quá trình này khá căng thẳng ,giấy tờ phức tạp và thời gian giải quyết lâu, nếu không nói đến chi phí cao, tất cả có thể làm căng thẳng mối quan hệ của các cặp đôi.

Sau đây là 9 điều cần phải biết để khả năng thành công của hồ sơ cũng như mối quan hệ của bạn cao nhất:

1- Chi phí đắt đỏ.

Gần 7000 đô (Úc), visa kết hôn Úc là một trong những visa đắt đỏ nhất trên thế giới.
Giá mà có một lý do chính đáng, ngay cả Bộ trưởng Bộ Di Trú cũng phải rất cố gắng để lý giải vấn đề này.
Theo ông Joy Hay từ True Blue Migration ở Melbourne, “Chi phí đã tăng rất nhiều trong 3-4 năm trở lại đây. Chi phí này được gọi là “Phí hạnh phúc” bởi vì đây là phí mà các cặp đôi sẵn sàng chi trả để được chung sống bên nhau.
Giám đốc Ethos Migration ở Melbourne, ông Peter Michalopoulos cho rằng các cặp đôi thường choáng váng với chi phí này, thực tế một bộ hồ sơ xin visa kết hôn hoàn chỉnh có thể tốn hơn 10.000 đô. Số tiền này không chỉ bao gồm phí hồ sơ mà còn phí kiểm tra sức khỏe, chứng nhận lý lịch tư pháp tại Úc và bất kỳ đất nước nào mà bạn đã sinh sống hơn 12 tháng trong vòng 10 năm trở lại.
Thêm vào đó là phí dịch vụ cho luật sư hay công ty tư vấn luật. Ông Peter Michalopoulos cho biết thêm “nếu bạn đã quyết định chi số tiền không nhỏ này, hãy thực hiện chính xác các thủ tục ngay từ đầu, những sai lầm, dù nhỏ, trong hồ sơ sẽ khiến bạn tốn kém nhiều hơn về sau.”

2 – Quá trình có thể dài hơn 1 năm.

Bộ Di Trú không công khai giới hạn số lượng visa hôn nhân – vì pháp luật không cho phép – nhưng Bộ có “luật bất thành văn” giới hạn số lượng visa được cấp mỗi năm, hiện tại là 47.825 visa một năm, trong khi có khoảng 70.000 bộ hồ sơ đang chờ thông qua. Điều này một phần lý giải vì sao thời gian xét đơn kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Đó là thời gian chờ đợi mòn mỏi những thông tin ít ỏi về bộ hồ sơ của bạn đang chờ xét duyệt. Có những trường hợp các giấy tờ liên quan hết hạn trước khi hồ sơ được xem xét. Bà Joy Hay (True Blue Migration ở Melbourne) khuyên rằng Lý lịch tư pháp và Giấy kiểm tra sức khỏe chỉ có thời hạn 12 tháng, do đó nguyên đơn nên chuẩn bị 2 loại giấy tờ này từ 8 đến 12 tháng sau những thủ tục ban đầu.

3 – Cặp đôi không cần sống chung trong vòng 12 tháng nếu đã kết hôn.

Có 2 trường hợp xin visa kết hôn – có hôn thú (married) và chưa có hôn thú (de facto – sống chung nhưng không đăng ký kết hôn)
Cả 2 trường hợp đều phải chứng minh mối quan hệ là thật.và đang diễn ra. Visa trường hợp chưa có hôn thú yêu cầu mối quan hệ kéo dài ít nhất 12 tháng trong khi visa có hôn thú không yêu cầu điều này.
Các cặp đôi đồng tính không thể nộp đơn diện có hôn thú cho dù họ đã kết hôn ở nước ngoài.

4 – Bằng chứng mang tính quyết định.

Zeke Bentley từ The Migration Place ở Brisbane cho rằng “Một trong những mối nguy của hồ sơ visa kết hôn là cặp đôi biết mối quan hệ của họ là thật và họ cho rằng Bộ Di Trú cũng nghĩ vậy. Bộ Di Trú thẳng thắn thừa nhận là họ dò xét rất kỹ lưỡng các hồ sơ xin visa kết hôn.
Bà Joy Hay cho biết các cặp đôi phải chứng minh mối quan hệ bằng nhiều bằng chứng ở các lãnh vực khác nhau như bằng chứng về tài chính, bằng chứng chung sống và bằng chứng xã hội. bằng chứng có thể bao gồm các tài sản đồng sở hữu như xe, nhà, tài khoản ngân hàng chung, hóa đơn chung. Bằng chứng xã hội là hình ảnh chung, các chuyến du lịch cùng nhau hay từ gia đình và bạn bè.
Sự chính xác, đồng bộ thống nhất và thông tin chi tiết sẽ nâng cao tính thuyết phục của hồ sơ.
Glenn Rayner từ My Migration Agent tại Adelaide khuyên bạn nên không ngừng thu thập các bằng chứng ngay cả khi hồ sơ đang chờ được xét duyệt. Điều này gửi 1 thông điệp mạnh mẽ đến bộ Di Trú rằng bạn quan tâm đến visa cũng như mối quan hệ của mình. Bộ Di Trú sẽ xác minh các thông tin bạn cung cấp nên hãy sẵng sàng để giải thích nếu có bất kỳ sai lệch nào. Bộ cũng sẽ liên lạc với các thành viên trong gia đình để xác minh về mối quan hệ.

5 – Khó chứng minh khi “yêu xa”.

Peter Michalopoulos cho rằng các mối quan hệ xa cách về địa lý khi cặp đôi không chung sống cùng nhau sẽ gặp thử thách khi cung cấp bằng chứng, quan trong là phải chứng mình rằng cho dù không chung sống nhưng bạn có những bằng chứng khác để chứng minh mối quan hệ là thật, hãy xây dựng các bằng chứng tài chính và xã hội. Chuẩn bị vé tàu xe, vé máy bay các chuyến thăm, xác minh chi tiết từ gia đình và bạn bè, cũng như lý do vì sao 2 bạn không đang chung sống với nhau.

6 –Tính trung thực vô cùng quan trọng.

Tất cả các nhân viên tư vấn xuất nhập cảnh đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực trong suốt quá trình. Sai sót trong khai báo sẽ khiến hồ sơ của bạn trong tương lai bị chặn và ảnh hưởng đến đánh giá nhân cách cá nhân.
Tính trung thực cực kỳ quan trong trong mẫu dơn 80, mẫu đánh giá nhân thân và nhân cách.
Rowena Prasad tại Migration Downunder cho biết nếu bạn nói dối về bản thân, bạn có thể bị cấm xét duyệt trong vòng 10 năm, nếu không trung thực về các thông tin quan trọng khác, có thể bị cấm trong 3 năm.
Bentley cho biết thêm nguyên đơn cần khai báo kể cả những việc nhỏ như vé phạt lái xe khi uống rượu bia cách đây 20 năm, nếu không, cả bộ hồ sơ xem như tiêu tan. Không kém phần quan trọng, bạn không nên làm quá thông tin. Bạn cần thật thà và ngay thẳng, nhưng nếu tập trung giải thích quá nhiều về những vấn đề nhỏ có thể gây nghi ngờ. Một vài cặp đôi quá chú trọng đến những vấn đề nhỏ nhặt trong mối quan hệ. Bạn phải cẩn thận để không gây nên sự nghi ngờ không đáng có.

7 – Hạn chế về sức khỏe sẽ gây khó khăn.

Visa kết hôn yêu cầu kiểm tra sức khỏe cả nguyên đơn lẫn con cái, thậm chí nếu nguyên đơn không sống cùng hoặc không dẫn theo con cái sang Úc. Bà Joy Hay cho biết con cái phải vượt qua bài kiểm tra sức khỏe , thậm chí khi chúng không nhập cư Úc.
Yêu cầu này có thể gây hoang mang cho nhiều ngưởi, nhất là khi họ đã ly dị
Lý do là để phòng ngừa những gánh nặng tiềm ẩn cho hệ thống y tế Úc trong trường hợp đứa trẻ nhập cư sang Úc sau này.
Tất cả những vấn đề về sức khỏe của nguyên đơn và người phụ thuộc phải được trình báo, nếu không bộ hồ sơ của bạn sẽ bị nghi ngờ.
Những căn bệnh nhẹ như hen suyễn không là vấn đề nhưng Bộ Di Trú sẽ kiểm tra vấn đề sức khỏe của nguyên đơn nếu họ nghĩ bạn cần chăm sóc ý tế đặc biệt và thường xuyên. Những vấn đề này có thể là khiếm khuyết về cơ thể hoặc thần kinh, ung thư, HIV và cả những chứng bệnh về máu.
Michalopoulos cho biết vấn đề này sẽ khó khăn. Chính phủ Úc muốn đảm bảo an toàn và môi trường khỏe mạnh cho người dân Úc, ưu tiên hàng đầu là chăm sóc bảo vệ nhân dân. Ông chia sẻ “Công việc của chúng tôi đôi khi khá khó khăn, bởi vì chúng tôi tiếp nhận nhiều trường hợp và thấu hiểu, cảm thông với những thách thúc khách hàng đối mặt, nhưng có những điều luật về xét duyệt hồ sơ và chúng tôi phải tuân theo. Có cách để vấn đề sức khỏe được thông qua nhưng bạn phải cung cấp được lý do thuyết phục là bạn sẽ không tiêu tốn và làm ảnh hưởng đến y yế Úc. Luôn có cơ hội để hồ sơ được thông qua nhưng điều quan trọng là nguyên đơn phải biết trước những yêu cầu đặt ra trước khi nộp hồ sơ.”

8 –Tư cách nhân thân cần minh bạch

Nguyên đơn cần tư cách và nhân thân tốt, nghĩa là tiền án tiền sự hay những việc làm mờ ám sẽ khiến hồ sơ bị từ chối. Peter Michalopoulos cho biết “ Chính phủ Úc muốn đảm bảo bạn không có án tích nghiêm trọng hay mối liên hệ với các tổ chức tội phạm. Những ai đã chịu hình phạt tù từ 12 tháng trở lên đều không được chấp nhận”. Việc làm mờ ám như buôn lậu hay những loại tội phạm khác như lạm dụng tình dục, lạm dụng trẻ em, cho dù không bị kết án, đều bị từ chối hồ sơ.
Không phải người nào bị loại cũng là tội phạm nghiêm trọng và luôn có cơ hội để kháng cáo. Michalopoulos giải thích “có những nguyên đơn không phạm tội gì cả, họ phạm sai lầm không đáng có và giờ đây họ có cuộc sống và sự nghiệp thành công, thi ho van co co hoi .

9 – Đúng thời điểm.

Nhân viên xuất nhập cảnh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ thời hạn chót để tránh những rủi ro sau này.
Peter Michalopoulos cho rằng nếu bạn nộp đơn xin visa hay đang có visa, đừng bao giờ chờ đến khi visa hết hạn. Vi phạm trong visa lần đầu, bạn sẽ bị cấm xin visa những lần tiếp theo, trừ khi bạn có hoàn cảnh đặc biệt. Rất khó để việc xem xét hoàn cảnh đặc biệt xảy ra và điều này cũng quá mạo hiểm khi bạn đã phải chi trả rất nhiều cho bộ hồ sơ visa.
Sau khi nộp hồ sơ xin visa tại Úc (onshore application), bạn có thể được cấp visa tạm thời (interim bridging visa) trong khi visa của vợ/chồng trong quá trình xét duyệt. Visa tạm thời chỉ có hiệu lực khi visa ban đầu bạn đang có hết hạn.

Source: Rose Mary.

Ngọc Trâm/Vietucnews.