9 điều bạn nên biết trước khi gặp nha sĩ

0

Vietucnews – Trước khi gặp nha sĩ, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp các câu hỏi thường gặp để hiểu rõ hơn về vấn đề chăm sóc răng miệng nhé!

1. Sao ở đây mắc vậy anh?

“Đồ rẻ thì không tốt, Đồ tốt thì không rẻ”. Xin đừng mặc cả chi phí điều trị như bạn mua rau ngoài chợ, điều đó làm tổn thương nha sĩ. Ví dụ, chi phí chụp phim CT cho bạn không phải được tính từ tiền điện để sử dụng máy, mà là về kỹ năng. Chi phí điều trị – chất lượng và mức độ kỹ năng mà bạn được tính phí.

2. Nha sĩ khó nói với bạn, mà bạn nên tự hiểu điều này

Sẽ tốt hơn nếu bạn đánh răng một tí, hay dùng chỉ nha khoa, hoặc dùng nước súc miệng trước khi đến khám hoặc đi cạo vôi răng. Như vậy sẽ “sạch” hơn cho cả hai.

3. Nay chị làm, mai có răng mới chưa em?

Điều trị nha khoa mất thời gian. Nha sĩ và kỹ thuật viên phải phối hợp với nhau để mô phỏng răng giả như răng thật, từ hình dạng, màu sắc đến chức năng. Hãy cho họ thời gian để đem lại kết quả tốt nhất cho bạn.

4. Lâu lâu mới đi cạo vôi vì … cạo nhiều em sợ răng yếu đi lắm!

Cạo vôi răng không phải là lấy đi men răng, làm cho răng yếu đi. Sau cạo vôi, bạn sẽ cảm thấy mình nhẹ đi vài ký lô. Đơn giản vì nha sĩ đã lấy đi một mớ “hóa thạch” mà bạn đã quen với việc có nó trong miệng.

5. Bác ơi làm cho em hàm răng trắng nhất á!

Hàm răng đẹp là hàm răng hài hòa với khuôn mặt và vóc dáng của bạn. Kỵ nhất là khi nói chuyện, người đối diện biết ngay là bạn làm răng giả. Đừng để răng theo răng, mặt theo mặt. Giải pháp tốt nhất là răng trắng phù hợp với cơ địa của bạn.

6. Dạ em quên!

Cố gắng tuân thủ yêu cầu của Nha sĩ sau khi điều trị. Những chỉ dẫn này là cho bạn, vì bạn. 76% thất bại trong điều trị đến từ việc bệnh nhân không tuân theo chỉ định của Nha sĩ và vệ sinh răng không kỹ.

7. Im lặng không phải là vàng.

Được tự do đặt mọi câu hỏi. Trước, trong và sau khi điều trị. Nha sĩ không phải là nhà tâm linh học, có thể hiểu được những gì bạn đang nghĩ. Khi có vướng mắc, hãy hỏi ngay để bạn không cảm thấy khó chịu sau này.

8. Kệ, chưa sao!

Đừng đợi đến khi thật đau mới đến gặp Nha sĩ, có thể lúc này răng của bạn đã rơi vào tình trạng không thể cứu mà phải thay thế.

9. Cảm thông

Cuối cùng, Nha sĩ thực sự chăm sóc và luôn luôn mong muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân của họ. Nếu đôi khi Nha sĩ cũng gặp thất bại, hãy cảm thông vì họ cũng là con người giống chúng ta.

P/s: Những nhận định của mình có thể chưa đúng và đủ, hãy góp ý để giúp mình hoàn chỉnh thông tin này tốt hơn. Ý kiến của bạn sẽ giúp cho cả bệnh nhân và nha sĩ.

Nguồn: Le Hoang Vu

Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz