Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân – câu chuyện bóng ma Hiroshima Nhật tràn về

0
365

Nếu có thể, hãy trói Kim Jong-un vào một chiếc ghế và buộc phải nghe câu chuyện của Yoshiko Kajimoto.

Vào lúc 8 giờ 15 sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945, khi bà Kajimoto đang làm việc tại một nhà máy ở Hiroshima, bà đã nhìn thấy một luồng sáng cực mạnh qua tấm kính cửa sổ. Một lát sau vụ nổ bom nguyên tử đã vùi lấp bà ấy trong các mảnh vỡ cùng với các vết thương trên cánh tay phải và chân. Khi đó cô ấy mới 14 tuổi.

If only Kim Jong-un could be strapped to a chair and forced to listen to Yoshiko Kajimoto's story.
Kim Jong-un nên bị buộc vào một chiếc ghế và buộc phải nghe câu chuyện của Yoshiko Kajimoto. Ảnh: David Wroe

Bà Kajimoto mô tả hậu quả của vụ nổ: xác người chồng lên nhau, những người sống sót thì lang thang như những con ma, những đứa trẻ bị nhiễm độc xương, nỗi đau đớn tột cùng khi bà ngoại của cô ấy phải sử dụng đũa để gắp côn trùng ra khỏi vết thương trên tay trong 3 ngày, cô bé Kajimoto phải về nhà gần làng Koi.

Devastation in Nagasaki.

Vụ nổ bom ở Hiroshima đã giết chết 140.000 người trong vòng vài tháng từ vụ nổ và bức xạ ban đầu, sau đó là một số lượng lớn nạn nhân đã tử vong trong những năm tiếp theo do các căn bệnh ung thư bao gồm bệnh bạch cầu.

Kết quả hình ảnh cho A view from Hiroshima: Why the world can't accept a nuclear North Korea

Quả bom mà Bắc Triều Tiên thử nghiệm vào đầu tháng này – và được cho rằng có thể gắn lên loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã thử nghiệm bay ngang qua Nhật vào thứ sáu – mạnh hơn 17 lần so với quả bom khét tiếng đã thả xuống Hiroshima. Đồng thời nó mạnh gấp 23.000 lần so với “Mẹ của tất cả các loại bom” của Mỹ, được quảng cáo như là vũ khí truyền thống mạnh nhất.

Vũ khí hạt nhân không chỉ là một loại chiến tranh, nó là sự diệt vong. Nó đã được quân đội Mỹ sử dụng hai lần trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản và đã không bao giờ được sử dụng lại. Ngay trong suốt 45 năm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó các nước trên thế giới sở hữu lên tới 70.000 quả bom, tuy vậy không một ai nhấn nút vì nhận thức rõ ràng rằng chỉ cần kích hoạt một quả bom có thể chấm dứt một nền văn minh loài người.

Bà Kajimoto tiếp tục bị kỳ thị vì những người bị phơi nhiễm phóng xạ bị xem như những mầm bệnh, và không thể kết hôn vì khả năng vô sinh. Tuy vậy, cô ấy đã kết hôn và sinh ra những đứa con gái, và bây giờ có bốn đứa cháu ngoại và hai đứa cháu cố.

Nhưng cha cô đã chết vì bệnh ung thư sau 18 tháng vụ đánh bom, từ đó cô phải gánh thêm rất nhiều gánh nặng khi nuôi ba đứa em trai. Cô không bao giờ có cơ hội trở thành một giáo viên, như cô đã muốn trước đó khi vụ đánh bom đã thay đổi cuộc đời của cô.

Bây giờ cô ấy đã 86 tuổi và đã gặp tôi vào một buổi chiều thứ bảy oi ả tại Toà tưởng niệm Hòa bình Quốc gia Hiroshima để kể cho tôi nghe câu chuyện của cô ấy.

Thật không may là không ai nhắc đến nhà độc tài trẻ của Triều Tiên. Anh ta sẽ bảo vệ di sản, và quyền lực của triều đại của mình bằng mọi giá – những thành viên trong gia đình anh ta bị sát hại, người dân của anh ta bị chết đói, các nước láng giềng của anh ta bị đe doạ bởi một quá trình căng thẳng leo thang.

Kết quả hình ảnh cho A view from Hiroshima: Why the world can't accept a nuclear North Korea

Anh ta sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân của mình để hăm dọa và ép buộc các nước khác, bán công nghệ này cho các nước khác hoặc thậm chí là các nhà đầu tư ngoại quốc đề thu về khoản tiền mà anh ta khao khát.

Cuộc tấn công phủ đầu vào Bắc Triều Tiên dường như là không thể, các biện pháp trừng phạt là không đủ, và không thể làm Kim run sợ. Do đó một số hình thức cấm vận cực đoan là cần thiết. Tàu hải ngoại nên bị ngăn chặn, tăng cường hê thống tên lửa phòng vệ, tăng cường các biện pháp trừng phạt và luôn sẵn sàng cho chiến tranh.

Kim Jong-un of North Korea and Hiroshima survivor

Thông qua các kênh ngoại giao, các nước cần đặt áp lực liên tuc ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vu khí hạt nhân.

Nếu thế giới chấp nhận một Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cho sự tự do leo thang các chương trình vũ trang liều lĩnh được xem như là chiến lược bình đẳng của các nước lớn. Khi đó, tất cả các nỗ lực duy trì sự cân bằng và ổn định đa phương mà thế giới đã thực hiện trong 70 năm qua sẽ trở nên vô nghĩa.

David Wroe gần đây đã đến Nhật Bản với sự trợ giúp của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Đừng quên like Vietucnews.net để cập nhật thêm những tin tức nổi bật trên Facebook.

Xem thêm:

Nguồn: The Sydney Morning Herald