Nhiều người thường nghĩ rằng tất cả các hóa đơn giả mạo đều kẻ lừa đảo tạo ra. Tuy nhiên, thực tế là một số công ty lớn nhất của Úc đã đứng sau tác động đến một số số sai lầm về việc thanh toán.
Các công ty này đã gửi các “hóa đơn giả mạo” đến một số hộ gia đình tại Úc.
Trường hợp 1: Một người hưu trí đang sống tại Melbourne – ông Rodney Hearne – cho biết ông đã rất vui mừng khi chuyển đến nhà mới cho đến khi nhận được một bức thư gây sốc từ AGL. Ông đã được yêu cầu phải thanh toán một khoản chi phí cho điện và gas lên tới hàng trăm đô la mặc dù các tháng đó ông chưa hề chuyển đến. Đống hóa đơn này thậm chí không ghi tên ông Hearne, thay vào đó là “người sử dụng”.
Ông Hearne nói rằng điều này là không thể vì “thời gian đó các nhà thầu vẫn còn làm việc và họ rất có ý thức trong việc đảm bảo tài sản riêng của người khác.”
Người phát ngôn của AGL cho biết “hoá đơn đã được gửi tới “Người sử dụng năng lượng” do họ “không có thông tin chi tiết về chủ tài khoản mới.” Rất may mắn, sau đó ông Hearne đã không phải chi trả toàn bộ số tiền này.
Trường hợp 2: Một người phụ nữ tại Sydney cũng gặp phải vấn đề tương tự, khi mà cô nhận một hóa đơn điện và khí đốt 2000 đô la ở một nơi mà cô chưa từng sống. Cô chỉ biết điều này khi có người đến yêu cầu cô nộp tiền.
Một trường hợp tương tự – cô Tamara Last – dù chỉ đi xem máy tính bảng tại các cửa hàng địa phương ở Logan, Brisbane, nhưng cũng nhận được hóa đơn “kinh hoàng” với yêu cầu nộp 1469 đô la.
Zac Gilam từ Trung tâm Thi hành Luật tiêu dùng cho biết các nhà bán lẻ cần phải tăng cường quản lí tốt hơn công việc của mình. Khách hàng không nên thanh toán và cần liên hệ với nhà bán lẻ của họ ngay lập tức nếu nghi ngờ đã nhận được một hóa đơn giả mạo. Hãy tìm đến các Thanh tra nếu các nhà bán lẻ khăng khăng đòi truy tố.
Daisy/Vietucnews