Tại sao người xấu thường chiến thắng, người tốt hay phải chịu khổ thua thiệt?

0
1306

Quyển sách “Quân Vương(“The Prince”) với 26 chương và phần mở đầu được Machiavelli viết gửi Lorenzo de Medici là các phân tích mở rộng về cách chiếm đoạt cũng như cân bằng quyền lực. Phần mở đầu giải thích ý định của Machiavelli khi sử dụng ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu để bàn về hành vi của những người đàn ông vĩ đại và quy tắc cai trị các vương quốc. Mặt khác, ông viết cuốn sách này cũng với mong muốn làm vừa lòng và khai sáng cho gia đình Medici.

Machiavelli là nhà tư tưởng chính trị người Florence ở thế kỉ 16, là tác giả của cuốn ‘Quân Vương”. Ngoài những kĩ thuật tranh giành quyền lực, Quân Vương còn bao gồm chuỗi các lời khuyên rất hữu ích cho những người tốt nhưng không đạt được thành quả trong cuộc sống, và sau đây là những quan sát cơ bản của ông:

Tư tưởng của ông xoay quanh một quan sát trọng yếu nhưng khó chấp nhận rằng:

Kẻ ác thường chiến thắng

Cách những kẻ xấu thống trị thế giới

Và chúng thắng bởi chúng luôn có lợi thế so với những người tốt: chúng sẵn sàng hành động với trí khôn và sự xảo quyệt nham hiểm để đạt được mục đích của mình. Chúng không bị giới hạn bởi kẻ thù lớn nhất của sự thay đổi: quy tắc. Chúng sẵn sàng nói dối, bẻ cong sự thật, đe doạ và sử dụng vũ lực. Bọn chúng cũng sẽ – nếu hoàn cảnh yêu cầu – quyến rũ lừa gạt, dùng lời ngon tiếng ngọt để đánh lạc hướng.Và bằng cách này, chúng thống trị thế giới.

Người ta thường cho rằng để được coi là người tốt thì cá nhân đó phải làm những việc tốt. Chúng ta nghĩ rằng người tốt không chỉ cần kết quả tốt, mà còn phải đạt kết quả đó bằng con đường chính đáng. Vì vậy, nếu chúng ta muốn có một thế giới nghiêm chỉnh hơn, chúng ta cần giành được lòng tin công chúng qua những luận điểm xác đáng, không phải là lời nói gió bay. Nếu chúng ta muốn một thế giới công bẳng hơn, chúng ta phải tuân theo pháp luật và mềm mỏng thuyết phục kẻ ác đầu hàng vô điều kiện, và không phải bằng cách đe doạ. Và nếu muốn con người trở nên tốt bụng hơn, người đó phải thể hiện lòng nhân hậu với kẻ thù, không phải sự tàn nhẫn.

Những phương pháp này nghe có vẻ rất tuyệt vời nhưng Machiavelli đã không bỏ qua một vấn đề không thể chối cãi rằng: nó vô dụng. Khi ông quan sát lại lịch sử Florence và nhà nước Ý, ông nhận thấy rằng các hoàng tử, chính khách và nhà buôn tốt bụng thường gặp chuyện khó khăn.

Đó là lý do vì sao cuốn sách gắn liền với tên tuổi của ông ra đời, “Quân Vương”, một hướng dẫn cô đọng súc tích cho những hoàng tử tốt cách để không về đích cuối cùng. Và câu trả lời, ngắn ngọn, là chúng ta nên luôn tốt như bản thân mình mong muốn, nhưng không bao giờ quá dốc sức với việc làm người tốt: và quan trọng, biết cách mượn – khi cần – mọi chiêu trò của kẻ độc ác, gian xảo, ranh mãnh và tệ hại nhất từ trước đến nay.

Machiavelli hiểu lí do về những ám ảnh của con người về các việc làm tốt đến từ đâu- ám ảnh này sau đó sẽ phản tác dụng: là hậu thế phương Tây đã lớn khôn cùng câu truyện về Chúa Giê-su vùng Nazareth, người đàn ông vô cùng tốt bụng từ Galilee, người luôn nhân hậu với mọi người và cuối cùng trở thành vua của những vị vua và người cai trị cõi vĩnh hằng.

Nhưng Machiavelli chỉ ra một chi tiết không mấy dễ chịu trong câu chuyện về cái thiện chiến thắtng bằng sự hiền lành này. Lấy ví dụ chúa Giê-su, từ góc nhìn thực tiễn, cuộc đời Chúa Giê-su là một thảm hoạ không hơn không kém. Tâm hồn đôn hậu này bị chà đạp, giày xéo, coi thường và nhạo báng. Bỏ qua yếu tố thần thánh, ông là một trong những người thua cuộc thê thảm nhất trong lịch sử.

Vì vậy, Machiavelli cho rằng, chìa khoá để trở nên hiệu quả nằm ở việc vượt qua những ảnh hưởng của câu chuyện này. “Quân Vương” không phải như ta thường nghĩ là chỉ dẫn để trở thành một kẻ bạo chúa;cuốn sách ấy là chỉ dẫn người tốt nên học gì từ những kẻ bạo chúa. Đây là cuốn sách viết về cách để làm việc hiệu quả mà không chỉ là làm việc tốt. Đây là cuốn sách dựa trên bằng chứng về sự bất lực của cái thiện lương.

Hoàng tử đáng kính – và ngày nay có thể nhắc đến vị CEO, chính trị gia hay triết gia – nên thu thập mọi bài học từ những kẻ lươn lẹo, xấu xa nhất xung quanh họ. Họ cần biết cách gây sợ hãi và hăm doạ, phỉnh phờ và bắt nạt, tạo bẫy và lừa gạt. Chính trị gia tốt cần phải học từ kẻ mị dân; doanh nhân nghiêm chỉnh cần phải học từ kẻ gian dối.

Chúng ta cuối cùng là thành quả của những gì chúng ta đạt được, không phải ý định của chúng ta. Nếu chúng ta quan tâm tới sự thông thái, lòng nhân hậu, sự đứng đắn và bản chất tốt đẹp, và chỉ hành động theo những quy tắc ấy, chúng ta sẽ không đạt được điều mong muốn.

Chúng ta cần học tập từ những kẻ không ngờ tới nhất: những kẻ ta ghét bỏ cực điểm. Cái ác là nguồn hữu dụng nhất để dạy chúng ta cách tạo ra thực tế chúng ta mong muốn – chính là điều chúng không mong muốn.

Chúng ta cần vũ khí tương xứng với vũ khí chúng sở hữu.

Cuối cùng thì, chúng ta nên quan tâm về việc làm thế nào cho hiệu quả hơn là chỉ có những ý định cao đẹp. Mơ ước thôi không đủ: thước đo thật sự là những gì chúng ta đạt được. Mục đích là thay đổi thế giới tốt đẹp hơn, không phải chỉ yên lòng trong ý định tốt và trái tim ấm nóng.

Machiavelli biết tất cả những điều này.

Ông làm chúng ta khó chịu vì lí do chính đáng; vì ông dò xét chúng ta nơi lòng tự ái của chúng ta nặng nề nhất. Chúng ta tự nhủ chúng ta không đạt được mong muốn vì chúng ta quá thuần khiết, tốt bụng và nhân hậu. Machiavelli  hào sảng thông báo rằng chúng ta gặp khó khăn vì chúng ta quá thiển cận để học tập từ những kẻ biết cách: chính là kẻ thù của chúng ta.

Nguồn hanoisocraticsociety