Bị từ chối thường trú nhân Úc vì một cuộc gọi nặc danh đến bộ di trú

0
835

Vietucnews – Một công dân Ấn Độ khẳng định đang sống ở một khu vực vùng sâu vùng xa trong khi làm việc tại Melbourne đã bị từ chối cấp thị thực thường trú nhân sau khi một người nặc danh tiết lộ thông tin cho Bộ di trú Úc.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã từ chối cấp thường trú nhân cho một công dân Ấn Độ sau khi nhận được một thông báo nặc danh rằng đương đơn xin thị thực không sống trong khu vực mà ông ta khai báo.

Ông Singh đến Úc vào năm 2007 bằng visa sinh viên và năm 2012 đã được cấp thị thực 487 – loại visa tạo điều kiện để cấp thường trú nhân sau khi một người sống ở một vùng sâu vùng xa ở Úc trong ít nhất 2 năm và làm việc toàn thời gian trong vòng 1 năm.

Vào tháng 7 năm 2015, ông Singh đã nộp đơn xin thị thực thường trú nhân 887 nhưng một quan chức của Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới lúc đó đã từ chối cấp thị thực cho ông ta. Lý do họ đưa ra là ông Singh đã sống tại hai địa chỉ ở Wodonga trong khoảng tháng 2/2013 đến năm 2015.

Ông Singh đã cung cấp cho cơ quan di trú tài liệu làm bằng chứng bao gồm hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại di động, hồ sơ thuế, hồ sơ tuyển dụng và hưu bổng, hợp đồng thuê nhà và  các sao kê khai tài khoản ngân hàng trong 2 năm qua tại 2 địa chỉ mà ông đã sống.

Nhưng một người cung cấp thông tin nặc danh nói với Bộ Di trú rằng ông Singh đang sống và làm việc bất hợp pháp tại Melbourne.

Thông qua người này, Bộ Di trú đã biết rằng ông Singh đã không làm việc cho chủ sử dụng lao động trong khu vực vùng sâu vùng xa và trên thực tế đã trả tiền cho chủ lao động để đổi lấy việc họ không báo cáo cho các quan chức quản lý vấn đề di trú.

Bộ Di trú cũng phát hiện ông Singh đã thuê một chỗ ở trong khu vực vùng sâu vùng xa nhưng lại sống ở Melbourne và làm nhân viên bảo vệ ca đêm để kiếm sống.

Một người bạn của ông Singh, người tuyên bố đã sống với ông và làm điều tương tự (sống ở khu vực vùng sâu vùng xa trong khi làm việc tại Melbourne), đã bị Bộ di trú trục xuất.

Bộ Di trú còn phát hiện ông Singh còn vài lần vi phạm giao thông.

Ông Singh đã đưa vấn đề ra Tòa phúc thẩm hành chính Úc (AAT), nơi phát hiện thêm sự khác biệt trong bảng lương, lịch sử giao dịch ngân hàng cũng như chậm thanh toán hưu bổng.

Toà án AAT cũng đã nghe lời chứng thực của người bạn của ông Singh, người bị trục xuất về Ấn Độ.

Toà án AAT đã tìm thấy hồ sơ do cảnh sát Victoria nắm giữ chứng minh ông Singh đã nộp đơn xin cấp giấy phép làm nhân viên bảo vệ vào năm 2008, 2011, 2012 và một lần nữa vào năm 2015, trong đó địa chỉ đăng ký là Melbourne và chủ lao động là một công ty ở Melbourne .

Toà án AAT đã đình chỉ quyết định của Bộ Di trú mà sau khi ông Singh đệ đơn lên Tòa án Liên bang Úc xin tòa xem xét lại vụ việc.

Tòa án Liên bang Úc chấp nhận lập luận của ông Singh, và cho rằng Tòa án AAT đã không đi đến một quyết định độc lập với nguồn thông tin nặc danh.


Vấn đề vẫn chưa kết thúc ở đây. Bộ trưởng Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới đã kháng cáo quyết định này và đã được chấp thuận. Tòa án thấy rằng nguồn thông tin nặc danh là chính xác vì nó khiến các bằng chứng của ông Singh không thể chấp nhận được.

Nguồn: sbs.com.au