Cảnh báo 5 mánh khóe lừa đảo tại Úc (Phần 2)

0
840

Vietucnews – Những kẻ lừa đảo có vô vàn cách thức khác nhau hòng đưa nạn nhân vào bẫy. Nếu chúng ta không tỉnh táo, rất có thể sẽ rơi vào tầm ngắm của chúng. Để phòng tránh, chúng ta nên lưu ý những điều dưới đây.

1. Lừa đảo hôn thê giả tại Úc

Như các bạn đã biết, các chính sách ngày càng thắt chặt, thế nên việc kết hôn thật cần chờ đợi một khoảng thời gian rất dài, huống hồ là kết hôn giả. Hơn 20 năm trước đây mọi thứ đều dễ hơn, giá tiền thấp hơn, thời gian xét duyệt nhanh hơn. Sau này một loạt luật mới được áp dụng như hạn chế việc bảo lãnh người, phải chờ sau bao lâu mới được bảo lãnh lại, tư cách người bảo lãnh. Người có quốc tịch sẽ bị tội nặng nếu phát hiện làm rởm, thời gian xét duyệt rất dài…

Chưa kể đối tác được giới thiệu cũng “trời ơi đất hỡi”. Hãy nhớ rằng những người có lý lịch tốt (có việc làm ổn định, có tài sản), hiếm khi họ chịu vì khả năng họ bị mất tài sản sẽ khiến họ không ham mấy chuyện đấy. Hơn nữa họ đi làm đủ, thậm chí là thừa để sống sung sướng thì họ sẽ không có nhu cầu. Trừ khi hy hữu họ phải lòng “cô dâu”, “chú rể” cần giúp.

Lừa đảo qua hình thức kết hôn giả

Còn đại đa số là các bố, mẹ đơn thân, ăn trợ cấp nhà nước, còn hãi hồn hơn thì có đường dây là “Tây”, nhưng Tây nghiện ngập, thậm chí cầu bất cầu bơ. Chưa kể một loạt các “myth” được đưa ra bao gồm: làm lễ tại nhà thờ sẽ có PR ngay vì bên này họ tín ngưỡng cao, kết hôn đồng giới sẽ được xét nhanh do họ “thương cảm”…

Nhiều người mất tiền, mất thời gian vô cùng và phải về nước do hỏng việc. Do đó kể cả bạn cảm thấy sắp chết đuối cùng đừng cố theo cọc này, vì nó không hẳn là cọc cho mình đâu.

Một số các sinh viên còn được môi giới cho các “đối tác” nghiện bạc, suốt ngày còn bị đe dọa để moi tiền nữa… Hãy kết hôn thật với người bản địa, có rất nhiều trang tìm bạn đời uy tín như RSVP, Ehamony…

2. Lừa đảo VISA working holiday

Mánh này bắt đầu trở thành trào lưu lừa mới do luật thay đổi và người từ Việt Nam được xin VISA này để sang Úc làm. Luật labour hire 2018 đã yêu cầu các công ty cung cấp lao động phải có giấy phép, bắt đầu xin từ 29/04/2019 – 30/10/2019.

Các host company (nơi nhận người làm từ các công ty cho thuê lao động – công ty xuất khẩu lao động) sẽ nhận chỉ từ những công ty có giấy phép. Và yêu cầu cho đương đơn cũng ghi rất rõ về bằng cấp cần như thế nào, giới hạn tuổi tác ra sao cũng như yêu cầu tiếng anh tối thiểu 4.5 Ielts.

Thế nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn lợi dụng cơ hội nhắm vào những vùng miền nghèo của Việt Nam để lừa bịp. Rất nhiều người đã đặt cọc cả chục ngàn đô la và vẫn chưa thấy thông tin gì cả, tiền mất còn ôm một cục nợ vào thân.

Nguồn: dantri.com

3. Lừa đảo góp vốn để được PR

Hình thức này hay xảy ra cho du học sinh đang sống tại Úc. Có nghĩa là một số bộ phận tiểu thương muốn rót vốn vào doanh nghiệp của họ để được ở lại, theo visa nào chưa rõ.

Rất nhiều phụ huynh tin tưởng (vì trường hợp người nhà lừa nhau rất nhiều) gửi hàng trăm nghìn sang mới hy vọng con học xong sẽ đặt tiêu chuẩn vào PR do đã làm chủ một doanh nghiệp tại Úc. Nhiều nạn nhân khi kiểm tra ra thì hỡi ôi, còn không có tên trong doanh nghiệp. Tiền đã trao mà cháo thì không được múc …

Nguồn: dantri.com

4. Lừa đảo dưới dạng bảo trợ

Dạng này rất phổ biến. Những bạn sinh viên, học sinh ngây ngô trình bày như sau: họ bảo bình thường 200K, nhưng quen mẹ bạn nên chỉ lấy 150K. Theo đó, họ sẽ khai thuế cho bạn, sau vài năm bạn lên PR (nghe có vẻ giống 457 cũ hoặc 482 mới).

Thế nhưng khi hỏi thế nghề nghiệp của bạn là gì: không biết (????). Nhiều gia đình ngây thơ đến mức tin là cứ có chủ đứng ra bảo lãnh, con mình sẽ ở lại được.

Nguồn:baophapluat.com

Việc chủ muốn bảo lãnh cũng phải đạt được yêu cầu của Sở di trú chứ không phải chủ nào cũng bảo lãnh được. Sau đó còn chứng minh cái công việc này có thực sự có cần thiết phải được bảo lãnh nữa không, vì có nhiều trường hợp bị từ chối, họ không tin công ty này cần đến cái công việc đấy.

Ví dụ nhà hàng bé tẹo 2 nhân viên mà đòi bảo lãnh quản lý nhà hàng, hay shop tàu thực chất khai có 2 người part time nhưng cần project manage… Thậm chí, có chủ hàng phở gạ gẫm bảo lãnh cho chef để lấy 80K.

5. Lừa đảo Visa tị nạn

Mánh khóe lừa đảo này ác nhất, đánh vào những người ở lậu, các học sinh mới. Toàn deposit 10-30K để hy vọng được visa này.

Lần trước có một nhóm gần 10 bạn cùng nhau kiện một bên lừa đảo và cũng được một MARA hay tham gia vào giúp được họ. Điều đấy cho thấy rất nhiều người bị lừa, còn những người visa đang không có “số má” nào cả, chắc chẳng dám lên tiếng luôn.

Vậy làm thế nào để tránh hay giúp bạn bè người thân mình tránh những chuyện như này?

Thứ nhất, hãy bỏ kiểu làm việc, tôi đưa một cục tiền, anh lo hết. Ở bên này luật pháp rõ ràng, các bạn phải hỏi rõ visa số hiệu nào. Từ đấy lên trang mạng sở di trú, thậm chí gọi điện để kiểm chứng.

Ví dụ, họ bảo mua tiệm nail này đi, sau vài năm anh được ở lại theo visa 186. Hãy tra visa 186 yêu cầu gì, nghề nghiệp của mình tại sao lại liên quan đến cái tiệm nail này? Mình phải luôn chủ động trong việc trọng đại của mình.

Thứ hai, hiện giờ thông tin rất nhiều, nếu bạn cảm thấy chưa thực sự hiểu thông tin, hãy chi tiền để được tư vấn. Đại đa số các MARA sẽ trừ tiền tư vấn nếu sau này bạn làm hồ sơ bên họ. Thế nên lúc đi tìm hiểu thông tin cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc để xác định MARA này có giỏi vấn đề minh cần nhờ vả không.

Thứ ba, không làm việc với những đối tác không có MARA vì khả năng là cò mồi, lừa đảo cao. Rất nhiều trường hợp ở Việt Nam đi qua trung gian (không có gì là xấu cá) nhưng không bao giờ được gặp trực tiếp MARA làm hồ sơ của mình để hỏi, kiểm chứng những điều mình chưa thực sự hiểu. Chưa kể là cò mồi còn hay “tam sao thất bản” lời của MARA.

Thứ tư, có thể lên hội nhóm uy tín của cộng đồng người việt tại Úc, hỏi qua để được nghe những thông tin bổ ích từ các MARA sinh hoạt trong hội. Hãy nghe những điều mình CẦN nghe chứ đừng nghe điều mình MUỐN nghe. Cái khổ của những người hay bị lừa là họ quá thích điều họ muốn nghe, họ say mê đến mức nghe phân tích cũng không tin, cứ đặt niềm tin vào bên lừa đảo.

Nguồn: Tien Nguyen