Ý tưởng sống trong lòng đất thường mang đến cho ta những suy nghĩ về một không gian tối, ẩm thấp và chật hẹp. Nhưng Coober Pedy – thị trấn ngầm dưới lòng Nam Úc, là một thị trấn lạ với nhiều điều đặc biệt.
Được xây dựng từ những năm 1917, đây vốn là một khu vực khai mỏ loại đá opal, một loại đá quý hiếm được sử dụng nhiều trên thế giới. Đã trở thành nơi tham quan ưa thích của nhiều du khách.
Điều ngạc nhiên đầu tiên đập vào mắt bạn khi đến thị trấn có lẽ là những ống khói và trục thông gió của các ngôi nhà trong thị trấn ngầm nhô lên khỏi mặt đất. Thị trấn nhỏ Coober Pedy này nằm ở miền Nam Úc. Thực tế mà nói đây, là một thị trấn kì lạ, bao gồm nhiều đường hầm, nơi mà hầu hết cư dân sống trong lòng đất. Để có thể tồn tại khu vực với nhiệt độ cao quanh năm nay, người dân phải chọn cách sống như vậy.
Thị trấn nhỏ Coober Pedy này nằm ở miền Nam Úc
Trục thông gió và ống khói của những ngôi nhà dưới lòng đất.
Nhiệt độ mùa hè tại thị trấn có thể lên tới 48 độ C. Kể cả trong bóng râm, bạn vẫn cảm thấy hơi nóng hầm hập. Ngoài ra, khu vực này cũng không có nhiều mưa
Loại đá opal – khoáng sản được khai thác nhiều tại đây.
Những tấm biển cảnh báo hố sâu.
Những căn nhà nằm dưới đất có đầy đủ tiện nghi như điện, nước, internet. Thứ duy nhất không có là ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên nhiều khi, lượng nước cũng trở nên khan hiếm hơn do ít mưa.
Những cửa hầm đi vào các căn nhà dưới lòng đất.
Bên trong, mọi thứ khá đẹp mắt. Trong hình là căn phòng của Faye Nayler, một người phụ nữ đã xây dựng lên căn nhà dưới lòng đất của mình từ năm 1960.
Nayler và hai người bạn của bà đã cố gắng để hoàn thiện một quá bar, một bể bơi trong phòng khách.
Du khách tới đây sẽ được người trông coi dẫn đi thăm căn nhà nhỏ và ấm cúng này.
Thậm chí, nó còn có cả bàn bi-a.
Một nhà thờ nằm dưới lòng đất trong thị trấn.
Và một hiệu sách.
Bạn thậm chí có thể đi bar tại thị trấn này.
Một khách sạn cho du khách nghỉ ngơi tại thị trấn này. Và tất nhiên, nó cũng nằm dưới lòng đất.
Một siêu thị trên mặt đất.
Một căn phòng ấm cúng khác.
Họa tiết trên những bức tường đá sa thạch.
Theo Tri Thuc Tre
Tổng hợp: Tho Nong Mai/ Vietucnews