Khi Trái Đất dần nóng lên do biến đổi khí hậu, người dân Úc có thể sẽ đối mặt với một số tác động tiêu cực như: giá lương thực thực phẩm tăng cao, thiếu nguồn nước, lũ lụt, hỏa hoạn, và các đợt nắng nóng chết người ngày càng phổ biến hơn.
Đó là lời cảnh báo từ hai nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trước Ngày Trái đất 2022.
Mark Howden, Giám đốc Viện Giải pháp Khí hậu, Năng lượng & Thảm họa tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết tại thời điểm này, nhiệt độ tăng thêm 1.5 độ C là điều “rất có thể xảy ra” vào những năm 2030.
Nhận định này được củng cố bởi báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra phổ biến, nhanh chóng và ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
“Sẽ có những tác động mang tính hệ thống trên toàn nước Úc và ở hầu hết mọi khía cạnh đời sống; tình trạng thiếu nước và khan hiếm lương thực chỉ là hai tác động có thể cảm nhận được,”
“Chúng ta đã thấy, lợi nhuận trung bình của ngành nông nghiệp đã giảm 20% do biến đổi khí hậu, và có nhiều khả năng tình hình này sẽ tiếp diễn,”
“Tương tự, với nước, chúng ta cũng có thể thấy lượng dòng chảy của sông ở phía đông nam và tây nam của đất nước giảm đi đáng kể và những dòng chảy này có khả năng sẽ tiếp tục giảm, làm tăng căng thẳng về nguồn nước.“
Nhà khoa học khí hậu và là Giáo sư sinh học xuất sắc tại Đại học Macquarie, Lesley Hughes, ủng hộ lập trường của Giáo sư Howden và cho biết tại thời điểm này không có hệ sinh thái nào ở Úc không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Trong số 19 hệ sinh thái của Úc được phân tích trong một nghiên cứu năm 2021, tất cả đều đang bị ảnh hưởng tiêu cực một phần nào đó.
Giáo sư Hughes cho biết, các hệ sinh thái có nguy cơ cao nhất là:
- Gondwana Rainforests, đông nam Queensland và đông bắc NSW.
- Great Barrier Reef, Queensland.
- Các vùng Alpine trên khắp Victoria, NSW và Tasmania.
Một báo cáo mới về mực nước biển dâng cho thấy nhiều thành phố ven biển của Queensland có thể bị ngập một phần dưới nước trong vòng 80 năm tới.
Các chuyên gia cho biết người Úc có thể phải thích nghi với điều kiện sống của họ bằng cách xây tường ngăn biển, hoặc di chuyển khỏi bờ biển.
Giáo sư Hughes cũng cảnh báo về sự sụt giảm số lượng của một số loài động vật hoang dã vì mất nguồn thức ăn và môi trường sống bị thay đổi.
Vào đầu năm, Úc đã đạt nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận – nhiệt độ tăng vọt lên trên 50 độ C vào ngày 13/1 ở các vùng của Tây Úc.
IPCC cảnh báo khi nhiệt độ tăng, sóng nhiệt sẽ trở nên phổ biến hơn.
“Sóng nhiệt đã khiến nhiều người tử vong hơn bất kỳ thảm họa liên quan đến khí hậu khác ở Úc”, Giáo sư Hughes nói.
Từ năm 2000 đến năm 2018, đã có 473 trường hợp tử vong liên quan đến sóng nhiệt được báo cáo.
Giáo sư Howden cho biết sóng nhiệt cũng gây ra rủi ro cho nền kinh tế Úc và chuỗi cung ứng.
“Điều này có thể gây giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Giáo sư Howden cho biết, Úc cần bắt đầu giảm lượng phát thải ngay từ bây giờ và hướng tới mục tiêu năm 2030, mục tiêu mà ông tuyên bố là “quan trọng hơn” so với mục tiêu năm 2050 do trái đất đang ấm lên cực nhanh.
“Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở đây và ngay bây giờ, nó đang tác động xấu đến Úc và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn,” ông nói.
Dịch tổng hợp
[…] 28/4, các tiểu bang và vùng lãnh thổ trên khắp nước Úc đã ghi nhận thêm 50 ca tử vong liên quan đến Covid-19. Tổng số ca nhiễm mới được báo cáo là 46,304 […]
[…] về quyết định nâng mức lương tối thiểu cho lao động Úc, ông Ian Ross, Chủ tịch của FWC, cho biết mức tăng lạm phát và chi phí sinh hoạt […]
[…] Các chuyên gia dự đoán rằng bệnh hay fever có thể trở nên tồi tệ hơn song song với biến đổi khí hậu. […]