Mình đã Tự nộp Visa 485 thế nào? Hướng dẫn từ A-Z

0
1999
Hello mọi người, mình biết các bạn đang chuẩn bị vào thời gian cuối của Semester, có rất nhiều bạn sẽ chuẩn bị nộp visa 485. Vậy có vài điều bạn phải hiểu về Visa 485 nhé:

1. Visa này để làm gì?

– Cho phép bạn (và dependant của bạn: vợ, con) sống và làm việc ở Úc 18 tháng ~ 4 năm (tuỳ bằng cấp)
– Bạn có thể dùng 485 để nộp 189, 491, 190.
– Bạn có thể dùng 485 để học PY, học thêm bằng cấp
– Bạn có thể dùng 485 để đi làm Full-time, lấy kinh nghiệm
*** Visa 485 chỉ được cấp 1 lần cho main applicant

2. Ai có thể lấy Visa này?

– Tất cả du học sinh hoàn thành các khoá học có CRICOS (hầu hết các trường đều có, trừ các trường quá bé hoặc quá dodgy, hoặc các trường chỉ học 1 khoá 4~8 tuần).
Tất cả du học sinh hoàn thành các khoá học có CRICOS.

3. Cách tự xin Visa 485 cực tiết kiệm!

– Đây mới là phần quan trọng nhất, mình sẽ trình bày 1 cách cực kì simple không thể simple hơn nữa nha. Giống như một công thức làm bánh vậy nè nha. Tips là nên chuẩn bị 1~2 tháng trước khi hết visa 500.
*** Chuẩn Bị:
– Tất cả Personal Identity (Passport, driver license, national ID card, etc.) của bạn và dependant
– Giấy tờ hôn thú (nếu có partner) hoặc giấy tờ chứng nhận mối quan hệ
– Completion Letter (sau khi kết thúc khoá học ai cũng sẽ được cấp)
– Police check (lên trang AFP của Úc, làm là xong tốn tầm $60, ai học nurse có khi xin chỉ cần $30, đợi 2-3 tuần) . Link : https://www.afp.gov.au/what-we-do/services/criminal-records/national-police-checks
– Bằng Tiếng Anh: Tầm này thì chỉ thi PTE50 là okay (không band nào dưới 36) – Các bạn học sinh mình học chỉ 3~4 tuần là pass nên nhớ chuẩn bị từ sớm.
– Đăng kí mua Bảo Hiểm (OVHC): Các bạn có thể mua từ Medibank hay Allianz đều được, ngay khi mua là có receipt rồi, bạn nộp receipt của OVHC vẫn được.
*** Apply:
– Bước 1: vào trang https://online.immi.gov.au/lusc/login.
– Bước 2: chọn Create Account rồi theo hướng dẫn mà làm. Dễ lắm, toàn các thông tin cơ bản thôi
– Bước 3: Chọn New Application
– Bước 4: Follow các trang của Website để trả lời từng câu hỏi một. Họ có rất nhiều câu hỏi, nên cứ bình tĩnh mà trả lời, làm không xong có thẻ save lại, câu nào không chắc bỏ qua rồi quay lại sau.
– Bước 5: Lấy mã HAP trong hồ sơ, đăng kí khám sức khoẻ, tất cả sẽ được “tự động cập nhật” với bộ di trú sau khi bạn khám xong (tiền khám tầm $400~500)
– Bước 6: Đóng tiền, bạn đóng tiền phí của hồ sơ khoảng $1640 hay sao ý cho Main Applicant, và có thêm phí cho dependant.
Bạn nên nói chuyện một cách trung thực, nếu bạn có gia đình support bạn có thể nói gia đình vẫn gửi tiền hàng năm.
*** Một số câu hỏi đáng lưu ý:
– Genuine Temporary Entrant: Câu hỏi này các bạn nhớ ghi thế nào để chứng minh được việc bạn dùng 485 là để tìm hiểu về cuộc sống và công việc ở Úc, môi trường làm việc và văn hoá, cũng như để tìm hiểu và du lịch hơn về nước Úc. Chứ đừng dại mà nói mình sẽ dùng thời gian này để học thêm PY +5 điểm hoặc dùng thời gian này để xin 491/190/189 nhé. Nhiều người nghĩ rằng phần này không quan trọng, nên thường không để ý mà hay viết lung tung -> bị từ chối. Không nên viết lan man lạc đề, mà viết thẳng vào trọng tâm luôn nhé, đừng quá tâng bốc Úc hay chém gió về Australian Dream quá nhiều nha.
– Funding your stay : Bạn nên nói chuyện một cách trung thực, nếu bạn có gia đình support bạn có thể nói gia đình vẫn gửi tiền hàng năm và bây giờ mình đi làm gia đình vẫn có thể hỗ trợ nếu cần. Hoặc bạn có thể nói rõ là bạn có plan sẽ đi làm vào ngành nào ước tính thu nhập bao nhiêu, sẽ đảm bảo đủ hơn 23k 1 năm. Bạn không cần đưa bằng chứng, nhưng họ muốn biết bạn sẽ có kế hoạch ở Úc thế nào. Nếu đang có công việc, bạn cứ nói bạn sẽ tiếp tục công việc thế nào.
– Employment history: phần này hơi nhạy cảm, các bạn không nên liệt kê các công việc bạn làm cash in hand. Chỉ cần liệt kê các công việc internship hoặc có trả qua payslip mà thôi nhé. Thời gian không cần chính xác ngày giờ nhưng estimate là đủ rồi!
Bạn có thể dùng 485 để nộp 189, 491, 190.
*** Các lỗi nên tránh:
– Viết sai spelling quá nhiều. Sai tên, sai ngày tháng năm sinh, hoặc sai các thông tin nhập. Nên đọc kĩ từng câu hỏi, cái gì không biết có thể hỏi, bạn có thể điện thẳng lên Bộ Di Trú để nhờ trợ giúp, hoặc hỏi các agent họ đều tư vấn miễn phí, tuyệt đối không trả lời đại.
– Bịa đặt quá nhiều: tuyệt đối không bịa ra các thông tin không có thật, như thông tin về Employment, visa nếu từng bị từ chối phải nhớ khai ra, có dependant tại úc phải nhớ khai, đừng giấu diếm.
– Khai những thứ không cần thiết: Ví dụ như job ở cash in hands, nhưng nơi bạn chỉ ở tầm 1-2 tuần mà không đổi địa chỉ trên bank hay driver license.
– Viết quá lan mang, lạc đề: không chứng minh được ràng buộc hoặc ý định sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc visa. Đây là sai lầm rất phổ biến, các bạn nhớ viết đúng nhé. À, đừng quên check grammar và spelling. Không cần quá hoa mỹ nhưng cần đầy đủ và chính xác.
Hy vọng chút ít thông tin của mình ở trên giúp các bạn có thể tự apply Visa 485 được nhé. Mình đã từng tự làm và rất dễ, các bạn học trò và người thân mình cũng tự làm, và thành công 100%. Visa 485 không quá khó, miễn là bạn “CẨN THẬN và TRUNG THỰC” là được nhé!
Nguồn: Peter Pham