Nghe có vẻ khó tin, nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng có vẻ hợp lý ở một số trường hợp một số người tự hào về khả năng ngoại ngữ của mình sau khi sử dụng thức uống có cồn.
‘Hiện tượng lạ’ này được chứng minh bởi một nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên đại học Đức, kết quả nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ thức uống có cồn đã cải thiện khả năng hiểu một ngôn ngữ thứ hai.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Đại học Maastricht, nơi các sinh viên Đức mở ra các cuộc hội thoại tầm hai phút với các quan sát viên người Hà Lan.
Kết quả cho thấy những sinh viên uống rượu được các quan sát viên đánh giá tốt hơn ở khả năng hội thoại lưu loát và phát âm tốt hơn nhóm sinh viên chỉ uống nước.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ một lượng rượu bia nhất định có thể có những tác dụng tương đối tích cực đối với việc phát âm tiếng nước ngoài của người mới học ngôn ngữ đó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh bảo rằng uống rượu bia quá mức lại phản tác dụng, làm suy giảm chức năng nhận thức và vận động, ảnh hường tiêu cực đến lời nói phát ra.
Các nhà khoa học đi đầu nghiên cứu cho biết những người tham gia thử nghiệm này biết những gì họ đang tiêu thụ và rất khó để xác định kết quả này là tác động sinh học ảnh hưởng nhờ uống rượu bia hay chỉ là ảnh hưởng của tâm lý.
Nghiên cứu cho biết thêm rằng, cần có thêm một nghiên cứu khác làm rõ ảnh hưởng của bia rượu đến khả năng nói trôi chảy một ngoại ngữ bằng cách sử dụng giả dược thay thức uống có cồn.
- Béo phì và rượu bia là hai ‘thủ phạm’ chính gây ung thư vú
- NSW: Án phạt mới gắt gao hơn cho hành vi lái xe khi đã uống rượu bia
- Hơn 15.000 người Úc nhập viện mỗi năm do bia rượu
Nguồn au.news.yahoo.com