Vietucnews – Các nhà chức trách đang cảnh báo cư dân tiểu bang NSW không nên đánh giá thấp những tác hại của khói mù, trong bối cảnh chất lượng không khí những ngày gần đây đang tồi tệ đi bởi cuộc khủng hoảng cháy rừng của tiểu bang.
Khoảng 80 đám cháy đang bùng lên ở khắp bang NSW, khiến bầu trời Sydney trở nên mù mịt với khói bụi ô nhiễm ở mức tỷ lệ “nguy hiểm”, theo Bộ Môi trường.
Đánh giá chỉ số chất lượng không khí mới nhất đã ghi nhận con số 221 microgram hạt trên mét khối khí ở vùng phía Đông Sydney, trong khi mức cao nhất thuộc về vùng Hunter với 306 microgram trên mét khối khí.
Bụi cũng góp phần làm chất lượng không khí ở Sydney, Newcastle và Central Coast kém đi. Cục Khí tượng đang hy vọng thay đổi ở khối khí phía nam sẽ giúp làm cải thiện tình hình.
Ủy viên Dominic Morgan của NSW Ambulance cho biết, khói đã gây ra “nhu cầu trên mức trung bình” cho các dịch vụ y tế, với gần 100 cuộc gọi cấp cứu liên quan tới các bệnh hen suyễn hoặc thở gấp kể từ sáng thứ Ba.
Trong số đó có 39 người ở khu vực Sydney và 35 người khác đến từ phía Bắc của bang – nơi phần lớn các đám cháy đang diễn ra.
Đặc biệt, các nhân viên y tế đã phải điều trị cho một trường hợp bệnh nhân không dùng thuốc giảm đau từ lâu.
Ông Morgan kêu gọi những người mắc bệnh hen và những người dễ mắc các vấn đề về hô hấp tiếp tục cảnh giác, bởi hậu quả của việc sơ ý rất có thể dẫn đến tử vong.
“Không có sự chuẩn bị và ngừng sử dụng thuốc giảm đau khi mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về đường hô hấp có thể đặt nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng,” ông nói.
“Vì vậy, mọi người cần chuẩn bị kĩ càng và gọi cho các dịch vụ hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.”
Chuyên gia về sức khỏe khí hậu và dân số của Đại học Quốc gia Úc, bà Liz Hanna cho biết mọi người nên cảnh giác với những tác động khó chịu của khói thuốc.
“Đừng bao giờ đánh giá thấp những tác động ngầm mà khói bụi có thể tác động lên cơ thể con người, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang khỏe mạnh,” Tiến sĩ Hanna nói với AAP.
“Khói có thể khuếch đại các bệnh sẵn có trong người nhưng đồng thời cũng kích hoạt các triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh tiềm ẩn.”
“Điều này có thể gây ra phản ứng sốc cho cơ thể vì đây có thể là lần đầu tiên họ phát bệnh.
“Những thời điểm này thực sự khá nguy hiểm vì người bệnh không biết tới sự tồn tại của các căn bệnh trong cơ thể họ, đồng thời phần lớn đều có xu hướng không mang thuốc bên cạnh.”
Luồng nhiệt mà các cư dân Sydney hít vào cũng có thể đốt cháy cổ họng và phổi, Tiến sĩ Hanna nói.
“Mọi người thường đối phá với mức nhiệt tăng bằng cách mặc ngắn đi,”
“Nhưng điều này chẳng có nhiều tác dụng trong việc đối với luồng nhiệt.
“Mọi người nên mặc vải cotton dày và tránh một số loại vải nhân tạo, vì một số chất liệu thực sự có thể bị tan chảy dẫn tới việc bỏng da.”
Tiến sĩ Hanna cũng nhắc lại những lời khuyên của các cơ quan, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà và tránh các hoạt động ngoài trời, lưu ý rằng tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn khác.
“Bạn có thể bị thương trong trường hợp chức năng hô hấp dài hạn của bạn bị suy giảm“, Tiến sĩ cho biết
“Ô nhiễm và khói bụi có thể khiến cơ thể con người trở nên nhạy cảm và gây ra nhiều vấn đề lâu dài về đường hô hấp. Bệnh nhân sẽ dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, ho và khó thở khi phải đối mặt với các vấn đề khác trong tương lai.”
Nguồn: 7News
Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz
- 8 điều lưu ý khi đến Úc khám phá thiên nhiên hoang dã
- Úc: Nghiên cứu loại thuốc giảm đau không gây tác dụng phụ
- Được phép mang gì khi nhập cảnh vào Úc?