Khi người ta sống đãi bôi với nhau trên mạng xã hội

0
193

Vietucnews – Mạng xã hội (MXH) ngày nay đang rất được ưa chuộng khi có tới hàng tỷ người trên thế giới sử dụng đều đặn mỗi ngày. Nhưng những lời nói quan tâm, động viên từ mọi người bạn nhận được trên MXH liệu được bao nhiêu phần trăm là thật.

Theo thống kê, có khoảng 3.5 tỷ người sử dụng MXH, và trung bình một người chơi mạng xã hội có khoảng 2.500 bạn, đến 60% người dân đang sống trong trạng thái online. Tất cả họ được gọi chung là cư dân mạng.

Chỉ cần bạn đăng tải một bức ảnh lên là họ thả tim, like, cười, ngạc nhiên, vui, giận hoặc chia sẻ. Sau đó là những lời yêu thương có cánh như là: “Ôi em xinh thế!”,  “Chị tôi đẹp quá trời luôn”, “Cô đẹp lắm ạ”,…

Nếu bạn chia sẻ những dòng viết tâm trạng là mọi người ùa vào động viên ngay: “Bạn làm sao thế?”,  “Có chuyện gì vậy?”, “ Anh buồn gì à?”,…

Đăng tin ốm đau, hoạn nạn, mất mát thì: “Chia buồn”, “Cố lên chị yêu”,..

Những ai khoe nhà mới, xe mới thì cộng đồng mạng vào chia vui: “Chúc mừng bạn nhé”,  “Nhà đẹp thế”, “Xe đẹp thế”,…

Con người ngày nay đang bị phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Đó là trên mạng, vậy còn đời thực thì sao?

Sự thật là nhiều bức ảnh xấu nhưng người ta cứ khen cho có, khen kiểu dối trá, giả tạo. Người được khen thì tưởng thật nên ngày nào cũng đăng ảnh…

Nhiều người bên ngoài sống ba phải, gió chiều nào xoay theo chiều đó, ngồi chỗ này nói xấu chỗ kia. Thấy xấu thì bôi bác, thấy đẹp thì gen tỵ, thấy giỏi thi vùi dập…

Có những người cả đời không bao giờ đến nhà nhau, ốm đau bệnh tật chưa bao giờ thăm hỏi. Khi người ta hoạn nạn vẫn tỏ ra an ủi, đồng cảm nhưng thực ra trong lòng lại hả hê.

Ai mua được cái xe, xây nhà thì nhiều người soi mói, đố kỵ, hậm hực, nói xấu đủ điều nhưng vẫn bình luận vài câu chúc mừng giả dối.

Nhiều người khác còn bày mưu tính kế hãm hại nhau: Đâm chém, giết chóc, triệt hạ lẫn nhau,…

Khi người ta sống đãi bôi với nhau trên mạng xã hội.

Nguyên nhân dẫn tới hai thế giới đối lập 

  • Tiền bạc, quyền lực, vị thế trong xã hội… đã khiến nhiều người trở nên tham lam. Ai cũng muốn mình hơn, mình là trên hết, mình là trung tâm, mình là người giỏi nhất.
  • Cách giáo dục: Chúng ta không chú trọng vào dạy cách làm người mà lại chạy đua bệnh thành tích, ví dụ như: 100% đều được học sinh giỏi, cá nhân hay cơ quan cuối năm đều hoàn thanh tốt nhiệm vụ. Tư tưởng đua thành tích, dối trá, địa vị, háo danh, thủ đoạn,.. đang trở thành tiêu chuẩn sống của con người.
  • Trên hết chính là sự ích kỷ của mỗi con người.

Bạn có thấy cô đơn, mệt mỏi, sợ sệt trong thế giới với hàng trăm, hàng nghìn người bạn chưa? Nhưng trong hàng trăm, hàng nghìn người đó được mấy ai là tri kỷ? Phải chăng chúng ta đang sống trong sự dối trá, giả tạo vốn có, chỉ là chúng bộ lộ rõ nét hơn trên MXH?

Nguồn: vnexpress