Giới chức Úc ngày 22.1 thông báo vừa phá một đường dây buôn ma túy quy mô lớn và bắt giữ 4 người sau khi gần 100 kg “ma túy đá” và tiền chất có nguồn gốc từ Trung Quốc bị phát hiện tại Sydney.
Đài ABC ngày 22.1 dẫn lời đại diện cảnh sát cho hay các nghi phạm trên bị bắt khi tìm cách tiếp cận 3 lô hàng chứa ma túy đến từ cảng Ninh Ba (Trung Quốc) ngày 21.1. Số ma túy nói trên được ngụy trang trong các thùng hàng bột nêm và ghế quầy bar, có tới 159 kg methamphetamine trị giá 75 triệu USD trên thị trường chợ đen và 340 kg ephedrine, một thành phần để điều chế methamphetamine.
Số ma tuý bị cảnh sát Úc thu giữ – Ảnh: AFP
Các nghi phạm bị bắt gồm một phụ nữ Úc 57 tuổi, 2 người đàn ông Trung Quốc từ 45 – 50 tuổi và một nam giới 26 tuổi chưa rõ quốc tịch sẽ phải hầu tòa tại Sydney trong thời gian sắp tới.
Giới chức Úc tiết lộ ít nhất 3 trong các nghi phạm trên thuộc một tập đoàn buôn ma túy xuyên quốc gia. Úc hiện là thị trường béo bở cho các băng nhóm ma túy quốc tế vì giá methamphetamine tại đây khá cao.
Không khí Xuân đang tràn về từng căn phố. Những ai đang đầm ấm gia đình hẳn không cảm nhận hết hạnh phúc đang có. Chỉ khi xa quê, nhất là vào dịp Tết, bạn mới thấm thía nỗi nhớ nhà, đặc biệt, nhớ mẹ, người đã chăm chút không chỉ miếng cơm giấc ngủ mà còn mang đến cái Tết hoàn hảo cho cả nhà.
Khi khoảnh khắc giao mùa chợt đến, khi mọi người hào hứng bắt tay vào việc sau kỳ nghỉ lễ Noel và tết Tây dài thì những người châu Á như tôi lại đang nhớ Tết ta ở quê hương. Đó là tâm tình của bạn Lê Ý, du học sinh năm nay không về quê ăn Tết.
Lê Ý bảo: Xa nhà ai cũng nhớ quê, nhớ nhất là Mẹ bởi không có góc Tết nào trong nhà mà không có bàn tay của Mẹ chăm chút. Dù bận rộn với đủ việc không tên những Mẹ vẫn luôn nhớ tôi rất thích hoa. Những ngày còn ở Việt Nam, cứ 28 Tết là tôi lại cùng Mẹ đi chợ hoa. Năm ngoái Mẹ mua tặng riêng cho tôi một chậu hoa trạng nguyên, màu đỏ thắm cho cả năm may mắn, cũng là lời nhắc nhở khéo léo để tôi học hành chăm chỉ”.
Có mẹ là có Tết!
Còn bạn Nguyễn Thị Hòa, từ miền Tây lên Sài Gòn làm công nhân xi nghiệp giày lại chia sẻ: “Những ngày cận tết, đi ngang qua những quầy hàng bánh tràn trên hè phố, nao lòng nhớ Mẹ đến lạ. Mẹ biết tính mình hảo ngọt, thích nhứt là mứt nên năm nào cũng làm mứt ở nhà. Món tủ của Mẹ là mứt dừa, ngon có tiếng,. Mình nhớ lúc Mẹ xào cùi dừa trên chảo, mùi sữa đặc quyện với mùi dừa, thơm đến tận đầu ngõ cũng ngửi thấy!”
Trong khi đó, Thu Lan, người con gái Hà thành theo chồng vào Nam lại rưng rưng: “Làm dâu trong Nam mấy năm nay, Tết nào mình cũng nhớ những cái Tết ngoài Bắc. Nhớ nhất là món canh bóng thả của Mẹ, không phải chỉ vì món này ngon và còn vì làm quá kì công nên hầu như phải đến Tết mới được ăn.
Mẹ mình lúc nào cũng tự tay chọn miếng bóng đẹp nhất, tẩy bằng nước nóng rồi đến rượu và gừng. Tôm, thịt nạc được xào riêng rồi mới cho cùng rau củ. Nước canh bóng Mẹ làm phải thanh, không được gợn dù chỉ một chút váng mỡ, từng nguyên liệu được sắp xếp đẹp đẽ đủ màu sắc.
Tuy bây giờ ăn Tết với nhà chồng theo kiểu miền Nam nhưng mình vẫn làm canh bóng thả theo cách của Mẹ, mọi người ăn ai cũng khen món này ngon và tinh tế, những lúc ấy lại nhớ đến Mẹ, chỉ thèm về ăn Tết với Mẹ”.
Và nỗi nhớ ấy, mùi Tết ấy càng dậy lòng hơn khi Giao thừa tới. Mùi hương khói, mùi trầm toả ra khắp không gian, kéo lại gần hơn không khí quê nhà. Da diết hơn nỗi nhớ Mẹ!
Có một điểm chung của tất cả các cô gái xa xứ chia sẻ, đó là, cứ đón giao thừa xong là gọi điện thoại về nhà chúc tết… nghe trong đó là mùi nhớ nhớ thương thương…
Đùng một cái bạn bè của Q.N ngỡ ngàng khi biết tin Q.N chuẩn bị đi du học. Quyết định “chớp nhoáng” ấy khiến cả thầy cô và bạn bè bất ngờ. Khi N sang Mỹ, rất nhiều bạn bè đã bỏ thời gian đến đưa bạn ra tận sân bay, có bạn không thể cầm được nước mắt khi nghĩ đến việc người bạn thân của mình sẽ xa cách trong vài năm tới.
Ngày ra đi ô nàng nhận được rất nhiều lời chúc tụng và ai cũng hi vọng Q.N sẽ làm “nên cơm nên cháo” khi đi qua xứ người. Thế là từ giây phút ấy, Q.N đã gắn trong mình một cái mác mang tên “du học sinh”.
Ngày trở về ê chề
Mới “lên đường” được 6 tháng, bạn bè lại nhận được tin Q.N trở về nước và sẽ…không trở lại Mỹ nữa. Qua hỏi han thăm dò thì các bạn mới ngỡ đằng sau sự vinh quang của một “du học sinh” là cả một câu chuyện nghiệt ngã.
Ảnh minh họa
Sinh ra và lớn lên trong gia đình danh giá. Q.N luôn phải đối mặt với những áp lực do người lớn đặt ra. Q.N ngậm ngùi: “Mình phải khác các bạn ở chỗ mình không được sai, không được thất bại.” Té ra quyết định du học của Q.N là đế trốn tiếng thi…đại học.
Lượng sức Q.N không thể đậu vào trường đại học “hạng xịn” tại Sài Gòn, sợ mất danh tiếng của gia đình, ba mẹ N đã quyết định cho N lên đường du học…gấp. Họ cứ nghĩ như vậy sẽ bảo tồn được danh tiếng của gia tộc vì con cháu của mình cũng tài giỏi và đi du học như bao tài năng khác. Thế nhưng…
Chuyện đó…đố ai ngờ
Bước qua xứ người xa lạ, chưa có một sự chuẩn bị chu đáo cho mình, N dường như rơi vào trạng thái “bấn loạn” vì mọi thứ xung quanh. Cứ tưởng cô nàng sẽ xin được vào một trường đại học nào đó nhưng mọi thứ đều không như là mơ.
Chưa có giấy tờ tùy thân nước ngoài, trình độ tiếng Anh không đủ, N không thể đi học được. Kể cả việc gia đình đánh liều hi sinh “một chút tiền” để N học lại lớp 12 ở Mỹ nhưng ở đó không chấp nhận vì N đã tốt nghiệp ở Việt Nam rồi.
Không đủ trình độ để đăng kí học đại học, cũng không thể học trung học ở đó, Q.N chỉ có thể đăng kí học lớp tiếng Anh đại trà vào buổi tối để chờ đến…thời của mình. Học mãi thế rồi cũng 6 tháng trôi qua, đại học thì chưa thấy nhưng tiền thì ngốn quá khủng khiếp…
Sinh viên VIP “học đại”
Không riêng gì Q.N, trường hợp của P.T cũng vậy. Là con của một giám đốc một tập đoàn có tiếng ở Việt Nam, P.T không thể… rớt đại học được. Vậy mà năm ngoái khi thi ĐH, PT rớt cái bịch và cũng không đậu vào một trường đại học “xoàng” nào đó.
Để che giấu “thành tích” rớt Đại học Ngoại thương với điểm số “thảm hại”, P.T cũng bị “cấp” cho một vé du học gấp. Dù chưa biết con đường học tập của P.T sẽ đi đến đâu nhưng ngay cả P.T cũng phải “đổ lệ” khi nghĩ đến hành trình học tập gian nan của mình.
Ảnh minh họah
Trong khi rất nhiều sĩ tử đang nóng lòng với kì thi ĐH vô cùng căng thẳng sắp tới thì một số bạn rụch rịch chuẩn bị lên đường làm “du học sinh” nhưng thật ra là để né …kì thi ĐH “khốc liệt” sắp diễn ra. Và khi có kết quả ĐH, lại có từng tốp bạn “con nhà VIP” lên đường sang xứ người.
Học giỏi, con nhà có điều kiện sang nước ngoài du học để mở mang kiến thức và trở về phục vụ đất nước nhiều du học sinh được bạn bè ngưỡng mộ nhưng cũng có nhiều bạn xem đại học là “học đại” vừa tốn tiền cha mẹ vừa mất thời gian hết sức vô lí.
Ở đời không có thành công nào mà không thấm những giọt mồ hôi khổ luyện phải không các bạn?
Quán ăn Malaysia nổi tiếng tại Sydney- Mamak đã trả lương cho nhân viên dưới mức qui định gần 90 nghìn đô-la Úc và đã làm giấy tờ giả để qua mặt nhân viên điều tra.
Thanh tra của cơ quan Làm việc Công bằng (Fair Work) đã tiến hành các hoạt động pháp lý đối với chủ quán Mamak nổi tiếng tại khu vực chợ Hay (Hay Market), nơi khách hàng thường phải xếp hàng dài ngoài cửa quán để đợi đến lượt vào ăn. Chủ quán ăn này đã trả cho nhân viên thời vụ thấp hơn số tiền qui định là 87.349 đô-la Úc trong thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 04/2015.
6 nhân viên đã bị trả dưới mức qui định là những nhân viên chạy bàn đến từ các nước không phải là nước nói tiếng Anh.
5 người trong số họ có visa là sinh viên quốc tế và một người có visa bắc cầu, Fair Work cho biết. Trong số đó, một nhân viên bị chủ quán ăn chặn 26.793 đô-la và một người khác là 21.538 đô-la.
Các thanh tra cho biết các nhân viên này chỉ được trả 11 đô-la/1 giờ, trong khi thông thường các nhà hàng phải trả cho nhân viên trưởng thành 22 đô-la/1 giờ và trẻ vị thành niên hơn 13 đô-la. Họ cũng đang tiến hành kiểm tra việc làm hồ sơ, giấy tờ giả của cửa hàng.
Chủ nhà hàng Mamak phải đối mặt với án phạt lên đến 10.200 đô-la đối với việc làm trái với luật việc làm trong khi công ty Mamak phải đối mặt với án phạt lên đến 51.000 đô-la cho việc này.
Cơ quan Làm việc Công bằng đang tiến hành các biện pháp ngăn chặn các chủ nhà vi phạm luật việc làm trong tương lai và tiến hành đào tạo luật quan hệ nơi làm việc trong tương lai.
Phiên điều trần về vụ việc trên sẽ được tiến hành tại toà Liên bang Sydney vào ngày 05/02 tới.
Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ. Trong mỗi mẩu “quảng cáo”, bạn sẽ đọc được thông tin về ngành học thế mạnh của chủ nhân, các “thành tích” trước đó của họ và cả mức phí cho số lượng chữ tương đương.
Tuy nhiên, nên nhớ là các trường Đại học nước ngoài phạt rất nặng về hành vi gian lận này. Chỉ cần phát hiện ra bạn “cắt – dán” một nội dung nào đó của ai khác mà quên để nguồn, có thể thầy cô sẽ không chấm bài bạn hoặc cho 0! Còn nếu giở bài kiểm tra trong giờ thi, bạn sẽ được mời ra khỏi phòng và nhận điểm số thấp nhất, thậm chí còn có thể bị cấm đi học lại ở bất kì cơ sở đào tạo nào thuộc quốc gia đó, trong vòng… một vài năm học!
Hãy nhớ lại coi bạn đã phải cố gắng vượt qua biết mấy những cửa ải đăng ký nhập học, xin visa, luyện ngoại ngữ để được đi du học. Những khi chùng chân mỏi gối, hãy nhìn nhận xem có phải bạn quá may mắn khi được đi học trong một môi trường thanh sạch, vậy thì tại sao không cố gắng nỗ lực thêm một chút nữa để chứng tỏ năng lực của mình, trước bản thân mình?
Tất nhiên chẳng thể đưa ra một chuẩn mực cụ thể để phân định ranh giới giữa xấu và tốt, vì điều này còn tùy tuộc vào lối tư duy của mỗi người. Hãy chỉ nói về những thói quen có thể gây hại tới việc học và sức khỏe của bạn.
Hút thuốc, nốc rượu hay đi bar liên tục chính là ba cạm bẫy phổ biến nhất trong giới du học sinh. Lần đầu được sống xa khỏi sự quản lý của gia đình, hẳn ai cũng có đôi chút “nổi loạn”, muốn được tự do nếm qua những điều mình chưa từng biết khi còn ở Việt Nam.
Chính người viết đã nhìn thấy sự “sinh ra và lớn lên” của thói quen đốt thuốc của một nữ du học sinh Việt Nam. Chỉ sau khoảng năm đầu Đại học, cô bé đã trở thành một cái “ống khói di động”, lúc nào cũng kè kè bên mình “đồ nghề” hút thuốc. Những cuộc tiệc tùng chè chén với bạn bè quốc tế cứ thế nhân lên. Từ một kẻ hiền khô, cô bé đã trở thành một “cây” không thể thiếu mỗi dịp say sưa cùng bạn bè.
Có thể cô bé sẽ ngụy biện bằng việc những cuộc vui này không ảnh hưởng đến chuyện học, nhưng chẳng ai phủ nhận một điều là hai thói quen này hoàn toàn gây hại cho sức khỏe.
Một thói quen xấu khác mà những nữ du học sinh càng thêm né xa đó là việc đi bar. Đó là nơi “lý tưởng” để kẻ xấu bày trò quấy rối, làm hại bạn, đặc biệt khi bạn đi một mình.
Sa đà vào lối sống hình thức
Sống ở nước ngoài, bạn càng có cơ hội “sáp lại” các thương hiệu thời trang mà ngày xưa chỉ được đọc trên báo, xem trên internet. Đặc biệt, khi sống tại các thành phố lớn, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng tiêu dùng mới, khi mà chỉ bắt một chuyến tàu điện ngầm cũng đủ để cập nhật những mặt hàng công nghệ mới, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn…
Những lúc đó, nếu không đủ bản lĩnh nói không, bạn có thể sẽ không làm chủ được túi tiền của mình mà chi ra vô tội vạ.
Đây là một câu chuyện có thật từ những người bạn học thiết kế của tôi. Là du học sinh ngành thiết kế thời trang tại một ngôi trường tư thục toàn con em các gia đình có điều kiện, bạn tôi đã chứng kiến biết mấy những du học sinh Việt Nam “khổ sở” với nhu cầu hàng hiệu của mình.
Trước khi về Việt Nam, họ chấp nhận “điệp khúc mì tôm” suốt ngày suốt tháng chỉ để đủ tiền mua một cái túi xách Louis Vuitton hay một chiếc nịt Hermes, nhằm thị oai với bạn bè ở nhà đang dõi theo trên Facebook.
Chỉ những ai đi du học rồi mới hiểu được cảm giác tiếc tiền khi chi một khoản tiền tương đương cả một con gà trong siêu thị để đổi lấy một ly Starbucks. Đúng vậy, trên thực tế, du học sinh châu Âu chuộng các máy bán café tự động hơn là café trong quán.
Những tấm hình chụp cốc café to sụ mỗi ngày thực sự chỉ xuất hiện trong cuộc sống những du học sinh thực sự có điều kiện, hoặc không có điều kiện nhưng lại thích thể hiện!
Say mê kiếm tiền
Ở những nước mà sinh viên quốc tế được quyền đi làm thêm, ai ai cũng tranh thủ đi kiếm tiền. Tôi đã từng chứng kiến những sinh viên được nhận học bổng đi kiếm thêm, những tiến sĩ tranh thủ làm thêm khi phòng thí nghiệm đóng cửa nghỉ hè, và cả những sinh viên toàn thời gian bỏ học để đi làm!
Tôi biết những trường hợp không chỉ trì hoãn việc học trong 1,2 năm mà thậm chí là 5,6 năm để đi làm thêm. Một khi đã kiếm được số tiền tương đương 30, 40 triệu/tháng chỉ bằng công việc tay chân, liệu bạn còn đủ quyết tâm đi học không? Hay hỏi ngược lại, nếu đã dành toàn bộ tâm trí và thời gian vào công việc có thể mang lại khoản thu nhập đó, liệu bạn còn đủ sức lực và khao khát học hành?
Tất nhiên là khi đi du học không phải ai cũng có những điều kiện tài chính như nhau, thậm chí có những bạn không thể tiếp tục tồn tại nếu không đi làm (vì gia đình không thể chu cấp nữa chẳng hạn), nhưng dù có khó khăn cách trở đến mấy, Hotcourses mong bạn tự trả lời cho câu hỏi này: “Bạn lặn lội sang nước ngoài du học hay đi làm, và nếu bỏ học để đi làm thì tương lai sẽ ra sao đây?”
Bộ trưởng ngân khố Scott Morrison đang giới thiệu kế hoạch cho phép sinh viên tốt nghiệp sử dụng khoản tiết kiệm hưu trí của họ để trả cho những khoản nợ vay chính phủ để trang trải học phí.
Thượng nghị sĩ tự do Chris Back cho rằng kế hoạch này nhắm đến đối tượng sinh viên tốt nghiệp ở độ tuổi 20 và 30, những người sử dụng Chương trình vay tiền để học lên cao (HELP). Kế hoạch này cũng giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước.
Kế hoạch này cho phép lao động trẻ tuổi sử dụng khoản tiết kiệm hưu trí của mình để trả nợ Chương trình HELP, sau đó học có thể kiếm tiền để bù vào sau để không phải lo lắng gì khi nghỉ hưu nữa.
Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ tiết kiệm được 500 triệu đô-la nếu tính cả ngân sách năm này. Chương trình cho vay nợ HELP đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Năm ngoái chính phủ đã chi khoảng 30 triệu đô-la cho sinh viên vay nợ trong chương trình HELP. Năm tới con số có thể tăng lên đến 50 triệu đô-la. Kế hoạch này vẫn đang đợi chính phủ thông qua.
Thượng nghị sĩ Back cho biết: “Tôi rất mong nó sẽ được thông qua trong ngân sách năm nay. Nếu không, tôi rất hy vọng sẽ đưa những chính sách này vào trong cuộc bầu cử năm 2016.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn nên làm để thành công ở công việc mới này là tìm ra lợi thế của bạn và lý do khiến bạn có thể thành công ở công việc này. Chỉ cần dành một chút thời gian để suy nghĩ và tìm ra những điểm mạnh của bản thân mình bạn có thể cảm thấy tự tin và chủ động hơn rất nhiều.
Hãy sẵn sàng và tình nguyện làm mọi việc
Một điều rất hữu ích mà bạn có thể làm khi bắt đầu một công việc mà bạn chưa có chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này là hãy sẵn sàng và tình nguyện. Điều đầu tiên bạn cần xác định là mình cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm về ngành nghề này. Bạn có thể thực tập không lương, làm mọi việc khi được hướng dẫn và yêu cầu và bắt đầu “tập tành” từ những bước đầu tiên đến khi đạt được mục tiêu của bạn.
Viết một lá đơn xin việc nổi bật
Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định, sau đó một lá thư xin việc hoàn hảo viết tay có thể thuyết phục nhà tuyển gọi đến bạn trong một cuộc phỏng vấn. Để đạt được điều đó, thư xin việc của bạn cần dùng lời lẽ sắc sảo và tuyệt vời. Hãy giải thích lý do tại sao bạn sẽ nổi trội tại công việc đó và lý do tại sao bạn vui mừng khi nhận được công việc đó.
Chú ý tới kỹ năng mềm
Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc nhiều và bạn muốn được tuyển dụng trong một lĩnh vực đó, bạn không nên quên các kỹ năng mềm của bạn mà bạn có thể thể hiện với ông chủ của mình. Hãy cố gắng bắt đầu bằng tính chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình và chú ý để có thể bù lại sự thiếu kinh nghiệm của bạn.
Cố gắng tạo sự khác biệt
Để có được công việc mơ ước, thậm chí nếu bạn không có bất kỳ kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, bạn nên cố gắng tạo điều gì đó khác biệt. Không phải là việc ăn mặc đẹp, khác với mọi người mà là một chút sáng tạo, một chút cá tính của bạn với công việc đó. Những điều này sẽ khiến ông chủ của bạn bất ngờ và để mắt tới bạn nhiều hơn. Năng lượng và sự khác biệt của bạn sẽ thôi thúc ông chủ tuyển dụng bạn.
Hãy thực tế
Hãy thực tế và điều chỉnh chiến lược tìm kiếm công việc của bạn, vì việc tìm ra công việc sẽ “chọn” bạn là rất quan trọng. Bằng cách lựa chọn kỹ càng, bạn sẽ thành công hơn với những công việc bạn thực sự có năng lực nổi trội. Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng và tự hỏi xem bạn sẽ thuê mình.
Luôn luôn học hỏi
Để tăng cơ hội của bạn để nhận công việc mơ ước mà bạn không có bất kỳ kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, bạn cũng có thể tham gia các sự kiện cộng đồng ở địa phương hoặc thành phố mà bạn đang sinh sống. Bạn cũng có thể nhận được rất nhiều lời khuyên trên các diễn đàn, các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm.
Nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.
Mỳ ăn liền được sử dụng khá phổ biến do tiện lợi, rẻ tiền và tiết kiệm thời gian nấu nướng, tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng và tiêu hóa lại không thể bằng được mì tươi. Dưới đây là những so sánh giữa việc sử dụng mỳ tươi và mỳ ăn liền đối với sức khỏe trên trang sức khỏe Livestrong.
Trong mỗi khẩu phần ăn khoảng 56 gr mỳ tươi chứa 207 calo, 3,4gr protein, ít hơn 1 gr chất xơ, 46 gr carbohydrate và một lượng đường không đáng kể. Trong khi đó, một gói mỳ ăn liền thường chứa tới 385 calo, 56gr carbohydrate và 7,9 gr protein.
Mỳ ăn liền – món ăn tiện dụng được rất nhiều người ưa chuộng – Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Với 0,3gr chất béo, mỳ tươi có thể cung cấp cho bạn một bữa ăn hoàn chỉnh mà không lo sợ béo phì. Ngược lại, một gói mỳ ăn liền 85 gr chứa tới 14,5 gr chất béo, trong đó chất béo bão hòa không lành mạnh là 6,5 gr, kèm theo các gói dầu hương vị không hề tốt cho sức khỏe.
Tiêu hóa
Một thử nghiệm mới đây của tiến sĩ Braden Kuo tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ gắn bên trong dạ dày để so sánh quá trình tiêu hóa của mỳ ăn liền và mỳ tươi khác nhau như thế nào.
Kết quả cho thấy những sợi mỳ ăn liền sau khi được đưa vào cơ thể con người không dễ dàng bị phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn, trong khi mỳ tươi thì hầu như đã bị phân hủy hoàn toàn.
Hình ảnh quá trình phân hủy của mỳ ăn liền (bên trái) và mỳ tươi (bên phải) trong dạ dày sau 20 phút. Ảnh: Huffingtonpost.Sau 2h, chúng ta vẫn nhìn thấy sợi mỳ còn nguyên vẹn trong dạ dày – Ảnh: Huffingtonpost.
Tác dụng đối với sức khỏe
Trong các sản phẩm mỳ tươi, cụ thể như mỳ gạo không có chứa thành phần gluten nên chúng là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten.
Nguyên nhân bởi gluten trong các sản phẩm ăn liền có thể khiến bạn bị đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, mệt mỏi và khó tập trung, thậm chí có thể dẫn đến giảm cân và thiếu dinh dưỡng.
Một khẩu phần 56 gr mỳ tươi có chứa 87 mg phốt pho, khoáng chất rất tốt cho việc giữ xương và răng chắc khỏe, đồng thời có tác dụng hỗ trợ lọc chất thải trong thận của bạn.
Một chế độ ăn uống tốt là đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn, tuy nhiên, mỳ ăn liền lại không giàu canxi, sắt, folate, kali và một số loại vitamin khác.
Hơn nữa, nếu bạn sử dụng toàn bộ các gia vị đi kèm trong gói mỳ ăn liền, bạn sẽ dung nạp thêm 1.000 gr natri hoặc thậm chí nhiều hơn thế, điều đó có thể làm tăng huyết áp.
Theo cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, mỳ ăn liền còn chứa acrylamide, một hợp chất gây ung thư thường có nhiều trong các thực phẩm nướng.
Người nhóm máu A nên hạn chế tiêu thụ thịt gà, cá và thịt cừu; người nhóm máu B lại nên ăn các món này.
Những người nhóm máu O có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày nhưng ít nguy cơ bị bệnh tim. Tương tự như vậy, người nhóm máu A có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Phụ nữ nhóm máu A có nguy cơ bệnh vô sinh.
Những người có nhóm máu AB và B nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, nếu có biện pháp phòng ngừa thích hợp bằng cách ăn các loại thực phẩm tốt nhất theo nhóm máu, nguy cơ mắc một số bệnh có thể bị vô hiệu hóa.
Dưới đây là chế độ ăn uống theo từng nhóm máu, theo Boldsky.
Những người nhóm máu A thường có hệ thống miễn dịch rất nhạy cảm nên cần phải chăm sóc tốt cho hệ thống miễn dịch. Người mang nhóm máu này cần hạn chế ăn thịt gà, cá và thịt cừu. Nên ăn cà rốt, tỏi, quả sung, quả đào, lê, rau lá xanh, bông cải xanh và bơ.
Người nhóm máu A cũng nên tránh các sản phẩm từ sữa và trứng, thay vào đó có thể ăn sữa chua, phô mai dê hay sữa đậu nành.
Nhóm máu B
Đối với người nhóm máu B, ăn sữa và trứng an toàn vì chúng sẽ được tiêu hóa hoàn toàn, không bị lắng đọng dưới dạng mỡ. Những người mang nhóm máu này nên ăn nhiều dứa, chuối, nho và rau xanh lá. Họ cũng có thể ăn nhiều cá, thịt gà và thịt cừu.
Nhóm máu AB
Đây là nhóm máu hiếm, không đến 5% số người có nhóm máu này. Người mang nhóm máu này có những đặc điểm kết hợp của nhóm máu A và B. Người nhóm máu AB ăn thịt thường bị tích trữ chất béo vì lượng axit trong dạ dày thấp. Nên ăn nhiều trứng, rau xanh và trái cây.
Những người có nhóm máu AB phải cắt giảm tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ bởi chúng thường bị chuyển đổi thành chất béo. Thay vào đó, họ có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, ăn phô mai, bơ và các sản phẩm sữa khác.
Nhóm máu O
Những người có nhóm máu này cần chế độ ăn uống giàu protein. Họ cũng cần bổ sung thêm loại trái cây, rau quả và thực phẩm biển
Một phụ nữ người Australia mới đây bị phạt 400 đôla NZ (tương đương 261 USD) do mang theo một quả chuối cho con ăn trên đường tới New Zealand.
Debra Killalea, người Australia, du lịch tới New Zealand cùng hai con nhỏ, một bé mới biết đi và một bé 8 tháng tuổi. Trong túi hành lý, Debra mang theo một quả chuối để đứa trẻ ăn trong thời gian chờ lên máy bay, tuy nhiên chính quả chuối lại khiến cô đối mặt với số tiền phạt lên tới 400 đôla NZ.
Khi Debra và hai con ngồi chờ tại sân bay Auckland, một người trong Phòng An ninh biên giới cùng chó nghiệp vụ đã chặn cô lại. Cô được yêu cầu để túi xách lên máy quét nhưng lúc đó cô chỉ nghĩ nhân viên bảo vệ chọn ngẫu nhiên một người để kiểm tra.
Tuy nhiên, túi hành lý của Debra bị giữ lại vì lý do mang theo một quả chuối. “Tôi cứ nghĩ đã ăn nó rồi”, Debra nói. “Tôi khẳng định quả chuối này đảm bảo an toàn và không có bất cứ mối nguy hại sinh học nào từ nó. Tôi là người Australia và tôi luôn nhận thức rõ về an toàn thực phẩm”.
Tuy nhiên, theo lời nhân viên An ninh biên giới, trong chuối Autralia tồn tại một loại ruồi giấm có khả năng phá hủy cân bằng sinh thái của New Zealand. Một người phụ nữ bên cạnh Debra mang theo mật ong, loại thực phẩm nằm trong danh sách cấm và cũng phải chịu một số tiền phạt khá lớn.
Quả chuối Australia tưởng chừng vô hại nhưng lại bị cấm mang tới New Zealand. Ảnh: News
Không chỉ khách nước ngoài, ngay cả người New Zealand nếu mang theo đồ ăn trong danh mục cấm cũng sẽ phải chịu mức phạt tương tự.
Nhân viên an ninh tỏ ra khá thông cảm với Debra khi đi cùng hai đứa con nhỏ. Tuy nhiên, anh cũng cảnh báo nếu còn tái diễn cô sẽ bị cấm quay trở lại đất nước này vĩnh viễn và số tiền phạt lên tới 100.000 đôla NZ (tương đương 65.360 USD).
“Kể cả bạn có nhiều kinh nghiệm du lịch thì đôi lúc vẫn có thể gặp rắc rối chỉ vì một quả chuối”, Debra cho hay. “Khi kể lại câu chuyện này cho một người bạn của mình, tôi mới biết cô ấy cũng đã bị phạt 400 đôla NZ do mang một quả cam vào New Zealand”.
Bebra đưa ra lời khuyên cho những ai hay đi du lịch là hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ hơn về đất nước bạn đến, tránh vướng phải những vấn đề không đáng có.