Đây là trường hợp của một cô gái người Mỹ khi đã diện áo ba lỗ, bất chấp thời tiết – 6 độ C của bang Wisconsin, Mỹ.
Mới đây, người ta tìm thấy thi thể của Elizabeth Luebke trên đường phố ở TP.Milwaukee (bang Wisconsin, Mỹ). Khi được phát hiện, thi thể cô gái 21 tuổi này gần như đóng băng, trên người chỉ mặc áo ba lỗ, quần short và đi tất lưới. Cách đó không xa, cảnh sát tìm thấy một chiếc áo len nữ.
Theo thân nhân, tối ngày 17/1, Elizabeth rời nhà để đi dự tiệc cùng bạn bè ở căn hộ cách hiện trường vài bước chân. Vào thời điểm đó, cô gái chỉ mặc quần short, áo ba lỗ và tất lưới.
Cảnh sát cho biết, camera của một nhà hàng gần đó ghi lại những hình ảnh cuối cùng của nạn nhân. Theo đó khi đang đi bộ trên phố, Elizabeth bỗng nhiên ngã xuống đất và bất động. Lúc đó, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp còn -6 độ C, kèm theo gió rít liên hồi.
Trên tờ Fox News, bạn của Elizabeth cho biết, nạn nhân rời khỏi bữa tiệc trong tình trạng say rượu và tức giận vì cãi nhau với bạn. Mẹ của Elizabeth cũng cho biết, nạn nhân nghiện rượu và từng từng phải nhập viện vì quá chén.
Để sống được nơi đất khách quê người không phải là một việc dễ. Các bạn du học sinh Úc đang làm gì để tiết kiệm tối đa tiền chi tiêu?
Cuộc sống sinh viên du học với bao nhiêu vất vả và lo toan, không chỉ vấn đề học tập mà còn làm sao để đảm bảo cuộc sống nơi xứ người. Bài toán hóc búa nhất mà nhiều du học sinh gặp phải đó là làm sao để tiết kiệm chi tiêu nhất ở mức có thể trong những năm đi du học.
Xác định cuộc sống sinh viên chỉ là tạm thời với hợp đồng nhà 3 tháng hoặc 6 tháng và sau đó có thể kéo dài thêm nhưng không biết lúc nào bị tăng tiền nhà hoặc không biết có ở cố định lâu dài một chỗ không, nhiều bạn sinh viên đã thực hiện chính sách “năng nhặt chặt bị” trong việc mua sắm các vật dụng cần thiết.
Vũ Phương- Sinh viên đại học Công nghệ Sydney (UTS) hãnh diện khoe: “Hầu hết đồ đạc trong phòng mình đang ở đều là từ đi nhặt và đi xin. Tủ quần áo mình nhặt được ngay gần nhà, chỉ cần huy động vài ba người bạn đến khuân hộ vào. Giường ngủ là xin được của một anh bạn vừa về Việt Nam.
Nhà anh bạn đấy hơi xa, mình phải lấy xe đẩy của siêu thị và nhờ thêm 3 bạn trai nữa đẩy cùng. Việc xin cái bàn học còn vất vả hơn, mình phải đến nhà ông chủ nơi mình làm thêm cách nhà mình khoảng 5 ga tàu để lấy và một mình khiêng nó về nhà. Chỉ có đệm là mình phải mua, nhưng cũng phải đợi đợt giảm giá để mua cho rẻ.”
Đi đâu cũng dòm ngó cột điện xem có chỗ nào bán đồ cũ, đồ giảm giá để “tăm tia” những thứ mình cần hoặc ngó nghiêng xem người ta có vất gì không là một thói quen mang đậm chất sinh viên du học. Duy Long- Sinh viên đại học Sydney cho biết: “Đôi khi thấy người ta vất đi một thứ gì đó còn mới quá, mặc dù mình đã có rồi nhưng vẫn mang về, để nhỡ có bạn bè nào cần thì cho.”
Tiến Đức- một du học sinh Việt Nam vừa mới đặt chân đến Úc đã mắt tròn mắt dẹt khi thấy các anh chị cùng nhà khoe nhặt được cả tủ lạnh, ti-vi và nhiều đồ đạc giá trị khác vẫn còn mới toanh trong gia đình.
“Gara sale” chào mời
Khi đi thuê nhà, thông thường các bạn sinh viên chỉ thuê được nhà chưa có đồ nội thất, nếu nhà đã có đầy đủ giường, đệm, bàn học… thì chủ nhà tính thêm 20-30 đô-la, coi như đấy là tiền mua sắm đồ đạc. Với những bạn sinh viên vừa mới bắt đầu cuộc sống du học thì thuê nhà, tiền đặt cọc đã tốn một khoản kha khá, thêm vào đó là khoản mua sắm đồ đạc, nếu qui đổi ra tiền Việt, chắc không dám mua gì cả.
Mua hàng tại các “gara sale” là một cách khá hợp lý để giảm chi phí mua đồ đạc trong nhà. “Gara sale” là một hình thức bày bán những vật dụng không dùng đến trong gia đình. Người bán sẽ thông báo về ngày mở cửa “gara sale” và bày tất cả đồ đạc cần bán ra trước cửa nhà để mọi người đến mua. Nếu may mắn có một gia đình nào đấy chuyển đi thì họ sẽ để lại toàn bộ đồ đạc trong nhà với một giá rẻ bất ngờ, đôi khi còn khuyến mại thêm nhiều vật dụng khác.
Như Phương- Sinh viên đại học Sydney tâm sự: “Đợt vừa rồi cái máy giặt nhà mình bị hỏng. Mua cái mới thì đắt quá mà thời gian mình ở lại đây chỉ còn vài tháng nữa nên quyết định phải đi lùng máy giặt ở “gara sale” và ở các hàng đồ cũ. Đi đâu cũng ngó nghiêng xem có chỗ nào “gara sale” không, nhưng hơn một tháng lùng sục vẫn chưa tìm được cái nào ưng ý.
Có một lần, sáng sớm, chưa kịp tỉnh giấc, một anh bạn đã réo điện thoại: ‘Ra ngay ngoài đầu đường, người ta vừa vất một cái máy giặt’, nhưng ra đến nơi thì có ai đã nẫng tay trên mất rồi. Cuối cùng, mình phải quyết định mua một cái máy giặt ở hàng đồ cũ.”
Các bảng thông báo ở trường cũng là nơi để sinh viên mua bán các vật dụng giá rẻ. Nếu bạn có một vật dùng gì đó còn khá mới mà có nhu cầu bán thì có thể đăng quảng cáo trên các bảng thông báo ở trường.
Có một cách khác để các bạn sinh viên mua bán hàng “gara sale” của mình là đăng thông báo trên các website về mua bán, trên diễn đàn của các hội sinh viên hoặc cách thông dụng mà các bạn sinh viên ở Sydney hay sử dụng là e-mail chung (email groups) để gửi thông tin cho mọi người.
Mùa “sale” vẫy gọi
Tháng 6 – kết thúc năm tài chính và tháng 12 – đợt giáng sinh là hai đợt giảm giá (sale) lớn nhất trong năm ở Úc. Nhiều bạn sinh viên để dành đến dịp này để tha hồ mua sắm.
Bạn Đan Dung- đại học Macquarie chia sẻ: “Dịp Noel năm ngoái, vào ngày Boxing Day, nghe mọi người quảng cáo là sale rất nhiều, có khi đến 70-80%, mình và nhóm bạn hăm hở dậy từ ba rưỡi sáng để xếp hàng vào Myer mua sắm.
Đúng là ở đây giảm giá cũng nhiều nhưng cũng chẳng khác gì ngày thường, mà hàng ở Myer thì đắt khủng khiếp nên đành về không. Nhưng đợt sale đấy mình cũng mua được khá nhiều đồ giá chỉ bằng một nửa có thứ chỉ bằng 20% giá gốc.”
Như Phương- Đại học Sydney lại có một kỷ niệm vui khác về mua hàng sale: “Hôm đấy đã 8h tối, một chị bạn của mình thông báo bên Eastwood, cách nhà mình khoảng 30 cây số, đang có đợt sale lớn đến tận 12h đêm. Tham hàng sale, thế là mấy chị em trong nhà rủ nhau đi sang bên đấy xem có mua được gì không.
Đúng như chị bạn kể, mọi thứ đều giảm giá rất nhiều. Mọi người rất hồ hởi vì ai cũng vác được túi to túi bé về, nhưng khi mua sắm xong thì đã nửa đêm, không còn chuyến xe buýt nào về nhà cả, cả nhà đành phải cuốc bộ hơn 3 cây số, sau đó phải bắt taxi và mãi đến gần ba giờ sáng mới về được đến nhà.”
Vào đầu kỳ học (đầu tháng 3 và tháng 8) cũng là những đợt “sale” mạnh với những bạn muốn mua sách. Sách học khá đắt, giá trung bình khoảng 100 đô-la vì thế nhiều bạn quyết định mua lại sách cũ của những người đã học trước để giảm chi phí trong học tập. Trên bảng thông báo của trường và của thư viện chi chít những thông báo bán sách. Nếu mua sách trực tiếp của nhau thì có thể rẻ hơn mua lại từ các hiệu sách cũ trong trường.
Quản lý chi tiêu trong cuộc sống thường nhật một cách tiết kiệm nhất cũng là một kinh nghiệm quí báu cho các du học sinh trong cuộc sống sau này. Đối với các bạn từng có cơ hội đi du học khó có thể quên những “kinh nghiệm” nhặt đồ, săn hàng giá rẻ trong mùa sale, rình mua hàng “gara sale” trong suốt thời gian đi học và sinh sống tại xứ người.
Melbourne được biết đến là thành phố có nhiều du học sinh Việt nhất khi du học tại Úc nhưng đây cũng là thành phố nổi tiếng đắt đỏ ở quốc gia này. Làm cách nào để tiết kiệm là vấn đề không phải của riêng du học sinh ở Melbourne nào.
Theo chia sẻ của sinh viên du học Úc thì trung bình một năm sinh hoạt phí tại Úc khoảng tầm $18,610. Ở các thành phố lớn như Melbourne chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn nữa. Vậy bí quyết nào để tiết kiệm chi phí khi du học ở Melbourne, tham khảo dưới đây.
Đây là bước đầu tiên để tiết kiệm chi phí du học Úc ở Melbourne. Thay vì chọn những trường top, học phí cao, bạn có thể chọn những trường có chi phí dễ chịu hơn nhưng không kém phần chất lượng để “dễ thở” hơn cho 4 năm học ở Australia. Tuy không có nhiều trường có mức học phí dưới 20.000 AUD tại Melbourne, nhưng bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín sau đây với mức học phí thấp nhất:
ĐH Ballarat
Trường Đại học Ballarat được xếp hạng 5 sao trong Cẩm nang các trường Đại học tốt nhất của Úc năm 2010 & 2011 về chất lượng giảng dạy (Australia Good Universities Guide).
Trường dẫn đầu về học phí cạnh tranh (Anh văn $220/tuần. Cao đẳng từ $3.000 – $11.000/khóa. Đại học 16.200/năm. Thạc sĩ $17.300/năm). Tiết kiệm ít nhất AU$ 5.000 đến AU$ 7.000 mỗi năm cho cho sinh viên so với theo học tại các trường Đại học khác của Úc.
ĐH Central Queensland
Là trường đại học duy nhất cung cấp nhiều lựa chọn về địa điểm học tập cho sinh viên tại các cơ sở học xá toạ lạc tại những địa điểm đẹp và quyến rũ nhất nước Úc. Trong môi trường học tập êm ả và thân thiện cũng như các lớp học cỡ nhỏ, sinh viên sẽ nhận được những chăm sóc tốt nhất từ các giảng viên ở CQU.
Học phí vào khoảng 18.000 AUD/ năm. Bên cạnh đó, trường thường xuyên có các chương trình học bổng du học Úc như: học bổng 33% học phí cho sinh viên đăng ký khóa học MBA tại Rockhamton và học bổng trị giá 20% học phí cho toàn khóa học cho sinh viên khá giỏi học tại Melbourne, Rockhamton, Gold Coast và Sydney
Đại học Victoria
Đại học Victoria (VU) là một trường đại học năng động, đa văn hóa nằm tại Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victoria tại Úc. VU tự hào là một trong 05 trường duy nhất ở Úc đào tạo cả Dạy nghề, Đại học và Sau Đại học.
Mức học phí của trường cũng ở mức chấp nhận được với chất lượng giáo dục uy tín như Đại học Victoria: Đại học: 14.000 AUD – 18.000 AUD/năm, Sau đại học: 18.000 AUD – 21.000 AUD/năm.
2. Chọn nơi ở dựa vào hình thức và địa điểm
Tùy thuộc vào hình thức nhà ở và vùng bạn chọn, chi phí nhà ở tại Melbourne sẽ dao động từ 100 -300 AUD/ tuần.
Hình thức nhà ở:
Ở chung nhà với gia đình người Úc thì từ 100 – 270 AUD/ tuần
Nhà trọ và nhà khách 80 – 135 AUD/ tuần
Thuê chung 70 – 250 AUD/ tuần
Khu trọ trường đại học từ 80 – 250 AUD/ tuần
Địa điểm nhà ở
Vùng hạng sang (thường là những vùng phía đông Melbourne như Toorak, Malvern, Kew và ngay trung tâm thành phố) giá nhà rất cao.
Càng xa khu trung tâm thành phố, giá sẽ rẻ hơn nhưng bạn lại phải tốn chi phí di chuyển. Những vùng có nhiều sinh viên Việt Nam là Flemmington, North Melbourne,Brunswick, Caulfield, Clayton, và Burwood.
Các bạn sinh viên mới sang còn có thể tìm chỗ ở qua những quảng cáo rao vặt thường được dán tại các bảng thông báo trong các trường đại học. Giá cả thuê nhà theo kiểu này thường rẻ hơn so với thuê nhà tư nhân nhưng có thể không theo ý muốn. Những trường đại học lớn như Melbourne, RMIT, Monash (Caulfield, Clayton)… đều có dán những quảng cáo cần người thuê nhà rất nhiều và đa dạng.
3. Tiết kiệm trong vấn đề ăn uống
Đi chợ người Việt và tự nấu ăn
Các khu chợ có đông người Việt bán hàng thường nằm ở những khu dân cư có đông người Việt sinh sống. Tại Melbourne có 3 chợ Việt lớn và cũng là 3 khu người Việt có tiếng là Springvale, Footscray và North Richmond.
Ở đây bạn có thể tìm thấy những thức ăn, loại rau quả tươi ngon và khẩu vị giống như ở Việt Nam hợp với nhu cầu của bạn. Hãy tận dụng những điều này, bạn vừa có thể tự đi chợ mua thức ăn, vừa là một cách để giảm chi phí du học Úc, vừa có thể tạo cho bạn những bữa ăn ngon và hợp khẩu vị.
Chợ Footscray
Footscray là địa điểm mà du học sinh Úc thích nhất. Đến Footscray, điều đầu tiên bạn nhận ra là tiếng Việt xuất hiện ở khắp nơi. Tất nhiên là không chỉ có mỗi tiếng Việt mà còn có tiếng Anh, tiếng Trung Quốc (tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phổ thông).
Ở Footscray, nếu buổi sáng các bà các cô người Việt ra mua rau mua cá về nấu bữa trưa cho gia đình thì buổi chiều, người Việt ta lại ra chợ khi rau thịt giảm giá cuối ngày. Mọi thứ đều tấp nập đông đúc với những tiếng rao hàng không khác gì những khu chợ ở Việt Nam.
Chợ Footscray có gian hàng trái cây, rau quả lớn bán kèm với những đồ khô như mì, nước tương, gia vị…Mỗi món có giá từ 3 đến 9–10 đô la Úc (khoảng 60.000-200.000 đồng), gồm các món Việt Nam đặc trưng có thể giúp bạn đỡ nhớ quê hương.
Chợ Victoria
Thêm một kinh nghiệm du học Úc nếu bạn ở Melbourne là bạn hãy đi chợ Victoria. Đây cũng được xem là một trong những chợ ngoài trời lớn nhất vùng Nam bán cầu. Có thể nói bất cứ thứ gì bạn muốn mua đều được bày bán tại đây. Hàng nghìn thương gia tham gia kinh doanh mọi thứ từ rau và củ, quả của Úc đến các sản phẩm đa dụng khác, đồ lưu niệm.
Ăn ngoài
Chi phí ăn uống cho cuộc sống du học Úc là vấn đề khá tốn kém. Tuy nhiên không vì tiết kiệm chi phí mà bỏ lỡ những món đặc sản hấp dẫn ở Melbourne. Khám phá ẩm thực của một vùng đất sẽ mang lại cho du học sinh Úc nhiều hiểu biết và trải nghiệm khó quên. Dưới đây là danh sách những quán ăn giá rẻ nhưng không kém phần thơm ngon và hấp dẫn ở Melbourne:
Andrew’s Hamburgers, 144 Bridport St, Albert Park
Don Don, 198 Little Lonsdale Street, Melbourne
Purple Peanuts Japanese Café, 620 Collins St
Tiba’s Lebanese Restaurant, 504 Sydney Rd, Brunswick
Wonderbao, 4/19-37 A’Beckett St, Melbourne
4. Đi lại bằng thẻ Myki
Xe điện, xe buýt, và xe tram (loại xe như xe buýt nhưng chạy trên đường ray) là 3 loại phương tiện được sinh viên du học Úc sử dụng nhiều nhất ở Melbourne. Tất cả phương tiện này đều dùng chung một loại vé nên bạn chỉ cần mua một vé là có thể đi 3 loại trên.
Loại thẻ thông minh ấy có tên là Myki. Thẻ Myki chính là một loại vé điện tử dùng chung cho phương tiện công cộng train, bus, tram ở Melbourne. Bạn có thể dùng thẻ này nhiều lần và cũng rất dễ sử dụng.
Mua như thế nào?
Bạn có thể mua trực tiếp hoặc đăng kí online qua những hình thức như:
Có hơn 800 điểm bán thẻ bao gồm cả cửa hàng 7 – Eleven
Mua tại nhiều ga tàu (train stations)
Mua tại máy bán thẻ Myki được đặt tại các nhà ga, bến chính của tram/bus
Online (https://ptv.vic.gov.au/tickets/myki)
Gọi 1800 800 007 (6am – midnight)
Giá mua thẻ và cách sử dụng:
Là du học sinh, bạn phải sử dụng loại thẻ full fare. Giá bán là $6/thẻ. Loại thẻ Myki pass là thích hợp cho bạn nếu bạn thường xuyên đi lại. Khi bắt đầu hành trình, bạn phải quẹt thẻ “touch on”, khi kết thúc hành trình quẹt thẻ “touch off” vào máy đọc thẻ.
Lưu ý
Nếu bạn mua tại cửa hàng hay máy bán thẻ, Myki sẽ dùng được ngay, còn trường hợp đăng ký online, bạn phải chờ tối thiểu 24 giờ thì tài khoản đăng ký mới có hiệu lực.
Sử dụng website Myki để tạo một tài khoản riêng đăng ký thẻ, bằng cách này bạn dễ dàng kiểm tra số tiền đã sử dụng, số tiền còn lại và khoá tài khoản sử dụng trong trường hợp mất thẻ.
5. Kiếm việc làm thêm
Đây là một trong những phần được coi là quan trọng nhất cho du học sinh. Melbourne là một trong những thành phố lớn nhất của Úc nên việc làm thêm tương đối dễ kiếm. Tại Melbourne, với mức lương làm thêm trung bình của các công việc đơn giản là từ 7 – 15 đô/giờ thì ước tính, một người chỉ có thể kiếm được từ 560 – 1200 đô/tháng. Một số công việc làm thêm phổ biến đối với sinh viên du học Úc tại Melbourne như:
Thu hoạch nông sản
Đây là công việc được rất nhiều du học sinh lựa chọn vào mùa hè – mùa thu hoạch nông sản của các nông trại ở Úc. Mỗi ngày làm việc thường bắt đầu từ 5 giờ sáng và kéo dài liên tục nhiều giờ liền dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Bù lại, mức lương cho các du học sinh làm ở nông trại thường khá cao, dao động từ 20 AUD/giờ (1 AUD = 16.030 đồng).
Chạy bàn, phụ bếp
Đây là một trong những công việc quen thuộc của du học sinh tại Úc. Dù khá vất vả và không ít áp lực nhưng vẫn có rất nhiều du học sinh mong muốn tìm được công việc này, bởi ngoài khoản lương kha khá, thì công việc này còn rèn luyện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và sự nhanh nhẹn, tự tin. Thông thường, du học sinh làm việc theo giờ, ca và mức lương dao động từ 16 – 18 AUD/giờ.
Bán hàng, thu ngân tại các khu chợ
So với chạy bàn hay phụ bếp, bán hàng, thu ngân có lẽ là những công việc có phần nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên chỉ thật sự thích hợp với những du học nhanh nhẹn, cẩn thận. du học sinh Việt ở Úc thường đến chợ Queen Victoria hay các chợ của người Việt như Springvale, Footscray và North Richmond ở Melbourne… Được biết, lương cho công việc bán hàng của du học sinh thường là 15 AUD/giờ và thu ngân là 12-13 AUD/giờ.
Làm nail
Nghề này ở Úc tương đối phát triển, mở ra cơ hội nghề nghiệp đầy mới mẻ với mức thu nhập cao cho các nữ sinh viên du hoc Uc. Công việc này tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tính nghệ thuật và có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm. Ngoài mức lương hấp dẫn (thường là 450 AUD/tuần), các du học sinh còn thường nhận được khoản tiền tip khá hậu hĩnh của khách hàng.
6. Chọn những địa điểm giải trí miễn phí ở Melbourne
Ở bất cứ thành phố nào cũng có những điểm đến mở cửa đón khách miễn phí. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí cho hành trình khám phá của mình thì những điểm đến miễn phí này là điều không thể bỏ lỡ. Dưới đây là danh sách những điểm đến miễn phí nhưng vô cùng hấp dẫn ở Melbourne:
Trung tâm nghệ thuật đương đại Australian
Là nơi trưng bày các thể loại nhiếp ảnh, video, hình ảnh điện tử, hội họa, điêu khắc cũng như những phát triển mới về âm thanh, chuyển động và văn hóa công chúng. Địa chỉ của Trung tâm: số 111, phố Sturt Street, Southbank. Mở cửa các ngày trừ thứ hai hàng tuần, từ 11 giờ trưa đến 6 giờ tối.
Triển lãm quốc gia Victoria NGV International
Đây là bảo tàng nghệ thuật công cộng lâu đời nhất của Australia, nơi trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất của đất nước này, với mọi thứ từ cổ vật Ai Cập và La Mã, nghệ thuật Châu Á cổ đại tới thời Phục Hưưng, Ba Rốc và nghệ thuật đương đại.
Bạn cũng có thể thăm cụm hơn 20 gallery của Trung tâm Ian Potter, nơi trưng bày lịch sử nghệ thuật Australia từ thời thuộc địa tới đương đại, bao gồm nhiều thể loại như nhiếp ảnh, hội họa, tài liệu in ấn, thời trang, nghệ thuật trang trí và một tổ hợp các gallery riêng cho lĩnh vực nghệ thuật của người dân bản địa các đảo vùng eo biển Torres (thuộc bang Queensland) cũng như thổ dân Úc.
Bảo tàng ở địa chỉ 180 đường St Kilda, mở cửa hàng ngày trừ các ngày thứ ba, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Trung tâm ảnh động Australia
Đây là trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên trưng bày các thể dạng của hình ảnh động, từ chiếu bóng thuở ban đầu tới các loại hình truyền thông số mới nhất. Trung tâm có hai rạp chiếu đa chức năng, là gallery có màn hình lớn nhất thế giới phục vụ các triển lãm trao đổi, sắp đặt điện ảnh hoặc nghệ thuật, các hoạt động công cộng, các khu giáo dục và sản xuất.
Trung tâm nằm tại Quảng trường Federation Square, mở cửa hàng ngày từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, các ngày cuối tuần mở đến 6 giờ tối.
State Library of Victoria
Thư viện cổ lưu trữ hàng trăm ngàn ấn phẩm dành cho các bạn yêu thích sách và lịch sử. Ngoài ra thư viện cũng tổ chức các buổi nói chuyện, bài giảng, các tour tham quan, chiếu phim miễn phí cho những ai quan tâm.
Royal Botanic Gardens
Không gì tuyệt vời hơn một buổi dã ngoại thư giãn trong không gian xanh mát ở đây. Chỉ cần thêm một chút đồ ăn nhẹ, nước uống và một quyển sách là bạn có thể thoải mái tận hưởng không khí trong lành của Royal Botanic Garden hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay có nhiều cách để du học sinh Úc sau khi kết thúc khóa học có thể làm việc và định cư ngay tại nước này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thông dụng nhất để được ở lại Úc sống và làm việc.
Có nhiều cách để du học sinh Úc sau khi tốt nghiệp có thể làm việc và định cư tại Úc. Một trong số đó là tìm công ty làm việc để xin visa thường trú nhân (PR) theo dạng công ty bảo lãnh. Con đường này có nhiều lợi thế. Vì chính phủ Úc có các chính sách ưu tiên hơn cho diện visa định cư Úc diện bảo lãnh.
Các nhà tuyển dụng sẽ được hỗ trợ trong việc tìm kiếm những tay nghề cho các vị trí quan trọng mà công ty chưa thể tìm thấy trong thị trường lao động trong nước. Việc này sẽ giúp bảo vệ nhân công của Úc, giúp họ bớt phải cạnh tranh với người dân nhập cư không có việc làm ổn định.
Bạn có thể xin visa Úc 121 – đây là loại visa dành cho các chủ lao động người Australia, muốn bảo lãnh cho lao động có kỹ năng tay nghề cao tới đây làm việc theo hợp đồng toàn thời gian ít nhất 3 năm. Người lao động có thể là lao động có kỹ năng tay nghề cao ở nước ngoài hay lao động có kỹ năng tay nghề đang định cư tạm ở Australia.
Quyền lợi khi bạn là thường trú nhân tại Úc theo diện visa 121:
Sống và làm việc tại Úc vô thời hạn
Là một thường trú nhân theo diện visa 121 tại Úc, bạn chắc chắn sẽ được sống và làm việc ở Úc vô thời hạn. Bạn có thể du lịch không giới hạn từ bang này đến bang khác; thành phố này đến thành phố khác. Tuy nhiên, ban đầu thường trú nhân được đưa ra trong thời gian 5 năm và phải nộp đơn xin lại đối với bất kì ai không phải là công dân Úc. Bạn cũng sẽ đủ điều kiện xin quốc tịch Úc (theo các tiêu chí đủ điều kiện cư trú).
Bạn cũng được tự do không giới hạn để theo đuổi các khóa học mà bạn thích
Thường trú nhân mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình học tập của các bạn. Chính phủ Úc có các khoản vay giáo dục nhất định, trong đó có những chương trình mà chỉ dành cho thường trú nhân. Các khoản vay này là cực kỳ hữu ích trong việc chi trả tài chính của bạn có thể phát sinh do các chi phí bổ sung kết hợp với nghiên cứu của bạn.
Các chính sách ưu tiên trong công việc của bạn
Thường trú nhân có thể làm tất cả các công cho các cơ quan kinh doanh công quyền hay tư lập đồng thời cũng được mở kinh doanh riêng cho bản thân mình và có quyền sử dụng lao động thuê.
Tuy nhiên, Bạn phải làm việc trong khuôn khổ cho phép dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các lực lượng an ninh giống như các công dân của nước sở tại, không phân biệt được pháp luật công nghiệp giữa các thường trú nhân và công dân.
Thường trú nhân được hưởng những lợi ích tương tự theo các luật này là công dân. Họ có thể trở thành một phần của tổ chức công đoàn và có thể yêu cầu bồi thường của người lao động.
Là thường trú nhân theo diện visa 121, bạn sẽ có nhiều quyền lợi như công dân Úc
Được hưởng các an sinh xã hội
Các thường trú nhân của Visa Úc diện 121 phải giữ trong khoảng thời gian ba năm trước khi họ được quyền nhận trợ cấp an sinh xã hội như bệnh tật, thất nghiệp và sinh viên những lợi ích được cung cấp bởi Cục An ninh xã hội của Úc.
Được hưởng là quyền được chăm sóc sức khỏe.
Là một thường trú của Úc, bạn sẽ được hưởng các đặc quyền của chương trình bảo hiểm sức khỏe do chính phủ gọi là Medicare. Theo Medicare, bạn có thể được điều trị tại một bệnh viện miễn phí công cộng và y học được trợ cấp.
Thường trú nhân cũng được quyền bảo lãnh người thân sang sinh sống cùng bạn
Việc này chỉ được chấp nhận khi những người thân của bạn phải đạt đủ yêu cầu bên Úc đề ra. Những người mà bạn có thể bảo lãnh hoặc nộp đơn xin visa cùng:
– Vợ chồng/ Bạn đời chưa chính thức.
– Con đẻ hoặc con riêng của vợ/chồng.
– Các họ hàng phụ thuộc khác sống cùng với người lao động
Những đứa trẻ của thường trú nhân được sinh ra ở Úc sẽ được coi là công dân Úc
Đây sẽ là một lợi thế lớn bởi vì họ sẽ được hưởng những lợi ích tối đa trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Làm các ngành nghề cao cấp tại Úc
Thường trú nhân có quyền làm một số ngành nghề cao cấp tại Úc như một đại diện di trú hoặc bất kỳ vị trí nào ngay trong nội bộ của chính phủ.
Được đi du lịch và nộp đơn xin visa New Zealand
Các thường trú nhân của Úc cũng được trao quyền để đi du lịch đến New Zealand và nộp đơn xin Visa New Zealand. Đây là quy định đã được cấp bởi chính phủ New Zealand.
Điều kiện để xin visa Úc diện bảo lãnh
Đối với doanh nghiệp
– Là doanh nghiệp hoạt động tích cực và hợp pháp tại Úc
– Có nhu cầu thực sự để bổ nhiệm vào một vị trí trong doanh nghiệp của họ.
– Vị trí tuyển dụng là vị trí toàn thời gian, liên tiếp còn trống trong ít nhất 3 năm.
– Có điều kiện làm việc không kém thuận lợi hơn điều kiện theo luật lệ và chế độ thưởng phạt có liên quan của Úc.
– Ngành nghề tuyển dụng phải có trong danh mục ngành nghề ưu tiên Skilled Occupation List (SOL).
– Đưa ra đề nghị tuyển dụng lâu dài cho người lao động.
Đối với người làm công:
– Đương đơn dưới 45 tuổi trừ trường hợp ngoại lệ đặc biệt,
– Đương đơn được thẩm định tay nghề phù hợp cho vị trí tuyển dụng theo Danh sách ngành nghề được phép định cư tại Úc,
– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề được tuyển dụng trước khi nộp đơn,
– Đương đơn có trình độ Anh ngữ tương đương IELTS tối thiểu 5.0 cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Chi phí xin visa Úc 121:
Quy trình xin visa thường trú nhân theo diện 121
1. Công ty nộp đơn xin được bảo lãnh
Nói nôm na cho dễ hiểu thì ở bước này công ty phải giải trình với bộ di trú: “Công ty chúng tôi cần người để giúp vô phát triển công ty, nhưng chúng tôi tuyển mãi ở Úc mà không có ai phù hợp, anh vui lòng đồng cho tôi bảo lãnh một người nước ngoài vô làm”.
Để giải trình thì công ty phải đáp ứng:
Tránh trường hợp lập công ty ma để bảo lãnh, bộ di trú yêu cầu công ty phải đủ tiêu chuẩn để ứng cử, ví dụ: số năm hoạt động của công ty đã đủ lâu chưa, doanh thu hàng năm của công ty có đủ lớn không, số lượng người trong công ty có đủ đông không,…
Chứng minh được rằng đã làm mọi cách để tuyển người bản địa nhưng không tìm ra:
– Đã cố gắng đầu tư cho hoạt động đào tạo (tối thiểu 1% tổng doanh thu của công ty + và phải làm liên tục trong 3 năm). Rất nhiều công ty rớt ở điểm này vì 1% tổng doanh thu thường rất nhiều, đặc biệt là với những công ty có doanh thu lớn.
– Đã cố đăng tuyển dụng trong thời gian dài mà không được.
– Và còn một lô lốc rất nhiều thủ tục khác mà công ty phải chứng minh. Những thủ tục này thường khá rườm rà và hầu hết các công ty thường phải nhờ đến các luật sư di trú để họ giúp chuẩn bị hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đủ hết các yêu cầu thì công ty được quyền nộp hồ sơ (lodge application) và chờ bộ di trú xét duyệt. Nếu bộ di trú đồng ý cho công ty được phép bảo lãnh thì sẽ sang bước 2.
2. Công ty tiến cử bạn
Bước này nôm na: “Anh đã cho phép rồi thì giờ tôi xin được đề cử người này, hắn là đứa phù hợp với công ty tôi nhất”
Bước này lại thêm một lô thủ tục cần chứng minh nữa, ví dụ trong đó có yêu cầu mức lương trả cho người nước ngoài đó phải bằng hoặc cao hơn mức lương thị trường ở Úc (để tránh trường hợp thuê lao động nước ngoài vì giá rẻ).
Sau khi bộ di trú đồng ý cho phép công ty tiến cử bạn là đến bước 3.
3. Bạn nộp đơn xin bảo lãnh:
Nôm na: “Tôi chính là người được đề cử và tôi chứng minh tôi đủ khả năng để đảm đương vị trí công việc đó”
Việc chứng minh bao gồm:
Chứng minh kỹ năng: việc chứng minh này cũng tương tự như bước Migration Skills Assessment bên trên, và cũng do ACS xét nếu là ngành IT. Nếu mức lương mà công ty dự định trả cho bạn cao hơn $180.000/năm thì không phải qua bước chứng minh này.
Trình độ tiếng Anh đủ để làm việc
Hồ sơ tư pháp/police check đủ tiêu chuẩn, trong quá khứ không vi phạm chính sách nhập cư (của bất kỳ nước nào chứ không phải chỉ riêng Úc), không bị các bệnh truyền nhiễm, có hồ sơ bảo hiểm,…
Sau khi nộp hồ sơ visa Úc thì lại chờ bộ di trú xét duyệt và cấp visa.
Một số khó khăn khi xin công ty bảo lãnh định cư Úc:
Hầu hết các công ty ở Úc đòi phải có quyền làm việc ở Úc rồi mới tính tới chuyện phỏng vấn này nọ, nếu không có visa làm việc thì họ loại từ đầu.
Vì thủ tục bảo lãnh định cư Úc quá phức tạp về phía công ty nên thường thì họ rất ngại ứng cử ai, thậm chí luật sư làm hồ sơ cho mình còn kể rằng họ cũng rất ngại bảo lãnh cho nhân viên vì thủ tục quá phức tạp.
Do đó nên để đi được theo dạng này thì chúng ta cần phải chứng minh rằng mình phải thật sự xứng đáng để họ cất công làm đủ thứ thủ tục kể trên.
Bạn lưu ý rằng có một số nơi người ta lập lên các “công ty ma” để bảo lãnh người nhập cư theo dạng này. Bạn không nên chọn các dịch vụ này vì đây là phạm luật và bạn sẽ đặt mình vào vị trí rủi ro bị lừa đảo, mất thời gian, mất tiền bạc và trường hợp xấu nhất là sẽ bị đưa vào danh sách đen, dẫn đến việc bị cấm cửa nhập cảnh Úc mãi mãi.
Dù sao đi nữa, đi bằng chính năng lực của mình vẫn đáng tự hào hơn là bằng con đường “luồn lách” dù có thành công đi chăng nữa. Chưa kể những việc như vậy sẽ làm người Việt mình thêm mang tiếng xấu.
Sydney có rất nhiều thắng cảnh để bạn thăm quan, mua sắm, tuy nhiên thời gian có hạn, bạn không biết những nơi nào để khám phá. Dưới đây là top 10 địa điểm địa điểm hấp dẫn nhất Sydney cho bạn để tham khảo khi đến thăm quan Sydney.
Nhà hát Opera Sydney đã trở thành với cột mốc nổi tiếng của Sydney và Úc. Nhà hát Opera Sydney phải mất 4 năm mới thiết kế xong, bởi kiến trúc sư người Đan Mạch Jorn Utzon và vào năm 1962 mới được bắt đầu xây dựng. Thiết kế của Utzon sử dụng hình cánh buồm để là làm hình dáng cho tòa nhà.
Nhà hát Opera Sydney dù sao cũng là một tòa nhà hấp dẫn và là trung tâm của nền văn hoá của thành phố. Nó được mở ra như là một phòng hòa nhạc, một nhà hát opera, nhà hát kịch, một hội trường biểu diễn đi kèm các nhà hàng và quán bar.
Cầu Cảng Sydney
Sydney Harbour Bridge (biểu tượng du lịch lớn nhất Sydney) được so sánh ngang bằng với cầu Golden Gate ở San Francisco, Tượng Nữ Thần Tự Do, Cầu Tháp London và Tháp Eiffel ở Paris. Cầu cảng này được xây dựng để hỗ trợ ách tắc giao thông, nó được thiết kế để chống lại với sức gió 200km/ giờ và xoáy bão.
Sydney Harbour Bridge không chỉ là một cầu lưu thông đường bộ mà nó còn trở thành một địa điểm du lịch với những môn du lịch mạo hiểm như nhảy cầu. Mà nó còn là nơi tham quan triển lãm xây dựng và khám phá lịch sử của cây cầu.
Tháp Sydney
Sydney Tower – hay tháp Sydney còn gọi Centrepoint Tower là tháp đứng tự do cao nhất Sydney và cao thứ hai ở Australia so với tòa nhà cao nhất -Q1 ở Gold Coast.
du lịch úc tháp Sydney
Tháp cao 305m nằm tại ngay trung tâm thành phố Sydney, số 100 đường Market Street giao với đường Pitt và đường Castlereagh. Để lên được tháp Sydney du khách phải đi vào trung tâm Pitt Street Mall ( đây là một trung tâm thương mại mua sắm và có các văn phòng công ty hiện đại) .Tháp Sydney mở cửa cho khách du lịch lên đây để ngắm toàn cảnh thành phố Sydney, các vùng ngoại ô và những điểm du lịch nổi bật nhất.
Ngoài ra tháp Sydney còn có nhà hàng quay vòng với sức chứa khoảng 220 người. Là nơi du khách có thể thưởng ngoạn ngắm cảnh với các bữa tiệc buffet lãng mạng, hàng năm nhà hàng này đón khoảng 185.000 khách trong đó 50.000 là khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ Châu Á.
The Rocks và Circular Quay
The Rocks là nơi có nhiều tòa nhà lịch sử ở Sydney. Ngày nay hầu hết đã được “tái chế” khôi phục thành các cửa hàng nhà ở, nhà hàng, phòng trưng bày nghệ thuật.
Circular Quay là một khu phố phổ biến cho du lịch. Đây là nơi có một số bến phà, bến xe buýt và nhà ga xe lửa, những lối đi cho người đi bộ, công viên, nhà hàng.
Darling Harbour
Cảng Darling đã tái phát triển từ một cảng công nghiệp thành một khu hấp dẫn với khách du lịch. là nhà của một số công trình công cộng lớn và hấp dẫn, bao gồm:
Trung Tâm Giải trí Sydney
Vườn Trung Quốc ở Sydney
Công viên Tumbalong
Trung Tâm Triển lãm và hội nghị Sydney
Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (gồm tàu bảo tàng bao gồm HMAS Ma cà rồng)
Sòng bạc Ngôi sao
Sydney Aquarium
Rạp chiếu phim IMAX
Nhà Thờ St Mary
Đây là nơi ở của Đức Tổng Giám Mục Sydney, và là nơi đứng đầu trong danh sách các nhà nguyện công giáo đầu tiên tại Úc. Nhà thờ được xây dựng bằng sa thạch địa phương và mang cấu trúc gợi nhớ thời châu Âu trung cổ.
Biển Bondi
Bãi biển Bondi đã được quảng bá hình ảnh trên tấm bưu thiếp và trong nhiều chương trình truyền hình du lịch và phim ảnh hơn bất kỳ bãi biển nào khác ở Úc.
Biển Manly
Manly ở cuối phía bắc của Sydney Harbour và là một bãi biển dài nhất và đẹp nhất của Sydney. Bãi biển lướt sóng tại Manly dài khoảng ba km và có ba tên gọi khác nhau. Nó là một nơi lý tưởng trong thành phố cho du khách thích bơi lội, surfboarding hoặc lướt ván. Ngoài ra nó còn có nhiều nhà hàng, quán cà phê và quán rượu và một số có vũ trường.
Hyde Park
Được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố, công viên Hyde Park bao gồm nhiều loại thực vật và điểm tham quan chính của nó là các đài phun nước Archibald tại cuối quảng trường Queens và Đài tưởng niệm Anzac tại cuối đường Liverpool.
Chinatown
Sydney có một cộng đồng lớn người Trung Quốc. Chinatown của Sydney là một vùng đất nhộn nhịp các nhà hàng, cửa hàng và siêu thị bày bán các đặc sản, ẩm thực thời trang của Trung quốc và Châu Á.
Đảo Phillip thuộc bang Victoria của nước Úc, nơi đây có không khí thanh bình và cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm thật tuyệt vời.
Ngôi nhà chung của những loài động vật hoang dã…
Đảo Phillip là một trong bốn địa điểm gần Nam cực nhất và cách thành phố Melbourne 160km, được mệnh danh là xứ sở của loài chim cánh cụt Penguin Parade ngộ nghĩnh.
Khi đến đây du khách sẽ tận mắt chứng kiến cuộc diễu hành ấn tượng của loài chim cánh cụt Penguin Parade bé nhỏ và dễ thương trên bãi biển Summerland. Thời điểm tuyệt vời nhất để ngắm nhìn loài chim đặc biệt này là lúc hoàng hôn buông xuống, khi những con chim cánh cụt trở về tổ ấm sau một ngày miệt mài kiếm ăn ngoài khơi xa.
Chúng thường đứng chờ nhau trên bãi biển, cho đến khi đông đủ thì con đầu đàn mới bắt đầu cất bước và cả đoàn lũ lượt theo sau trông như một binh đoàn chỉnh tề và kỷ luật.
Trên đảo còn có công viên Philip Island Wildlife Park, nơi du khách có thể quan sát và chơi đùa với nhiều loại động vật đặc trưng của nước Úc. Điểm nổi trội nhất của đảo Phillip đó là các khu bảo tồn sinh thái, ngôi nhà chung của vô số các loại động vật hoang dã nhưng rất đáng yêu và thân thiện như: gấu túi, chim nước, kanguru, chim cánh cụt…
Bạn có thể đến gần và quan sát tất cả các động vật này, tận tay đút thức ăn cho các chú chuột túi, cũng như nhìn ngắm những chú chim cánh cụt lạch bạch đùa giỡn cùng nhau bên bờ biển. Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất trong cuộc đời của bạn.
… Phong cảnh thiên nhiên hữu tình
Bên cạnh đó, đảo Phillip còn là một trong các điểm tham quan rất thu hút du khách ở Úc, trong đó không chỉ có khách du lịch nước ngoài mà còn có cả người dân Úc từ khắp mọi miền đất nước, hàng năm đều chọn một chuyến đi đến thăm đảo.
Du khách đến đây vừa có cơ hội đi dạo và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của những bãi biển dài xanh ngát như: Cape Woolamai và Summerland; cùng tắm biển, tắm nắng, nghỉ ngơi hoặc tham gia các môn thể thao trên biển như: bơi lội, lướt sóng, câu cá… được tổ chức mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu đặt chân đến đảo nhân dịp diễn ra cuộc đua xe máy Grand Prix công thức một của Úc, bạn sẽ được chứng kiến những màn đua xe hoành tráng và bốc lửa chỉ có trên phim.
Có thể nói nếu đã có dịp đặt chân đến nước Úc mà chưa ghé đến đảo Phillip sẽ là một sự tiếc nuối rất lớn. Bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình và hoang dã, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những khoảnh khắc thật đáng giá.
Số liệu thống kê của Sở cảnh sát mới đây cho thấy ngày càng có nhiều người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến ma túy, vượt qua cả số người thiệt mạng do có liên quan đến chất cồn.
Theo thống kê, trong năm 2013, số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông do sử dụng ma túy lần đầu tiên tăng vượt số người thiệt mạng do sử dụng chất cồn, và xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2014. Cụ thể, trong năm 2013, có 39 tài xế thiệt mạng do sử dụng ma túy, cao hơn đáng kể so với số người thiệt mạng do sử dụng chất cồn là 24 người.
Photo: news.com.au
Tương tự như vậy, trong năm 2014, có 32 tài xế chết vì sử dụng ma túy trước khi lái xe, trong khi đó số tài xế chết do sử dụng chất cồn là 22 người. Cảnh sát cho biết, con số này còn chưa kể đến số nạn nhân bị thiệt mạng hoặc bị thương trong các vụ tai nạn do người lái xe sử dụng ma túy gây ra.
Ngoài ra, số liệu thống kê còn chỉ ra rằng số tài xế bị thương phải nhập viện do sử dụng ma túy tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
Trước tình hình này, Quyền Bộ trưởng Giao thông của bang Victoria, bà Jacinta Allan, lên tiếng kêu gọi cộng đồng cần nắm rõ thông điệp rằng lái xe trong tình trạng sử dụng ma túy là hành động không thể chấp nhận được và cần phải được xử lý nghiêm, giống như trường hợp lái xe trong tình trạng có ảnh hưởng của chất cồn.
Rời bỏ tất cả mọi thứ phía sau để hướng đến một tương lai tốt hơn ở nước ngoài có thể là một điều khó khăn, nhưng đối với tôi, đó lại là một điều mang lại cho tôi một cuộc sống khá là rạng ngời.
Tôi không có bất kỳ vấn đề gì với gia đình hoặc về đất nước của tôi. Gia đình tôi rất có ý nghĩa với tôi, quê hương của tôi cũng vậy. Vì vậy, việc tôi quyết định rời khỏi nhà là việc khó khăn hơn tôi tưởng nhiều.
Giống như những người ở độ tuổi 19 hoặc 20 khác, tôi đã rất muốn tìm kiếm cho mình một sự giáo dục và tương lai tốt đẹp hơn. Vì vậy, tôi đã đóng hành lí của mình, chào gia đình tôi một lời chia tay đầy nước mắt, nhảy lên máy bay và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới.
6 năm ở Melbourne thật sự trôi qua rất nhanh chóng, nhưng tôi không làm việc cho những nhà hàng hoặc shop Tàu. Tôi hiện đang làm việc full-time để trả tiền thuê nhà và tiền học cho chính bản thân mình.
Những năm đã trôi qua quả là không dễ dàng, nhưng tôi tin là việc tôi rời khỏi nhà là một trong những quyết định tốt nhất mà một người có thể làm. Tin tôi đi.
Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn luôn luôn yêu ba mẹ mình, nhưng sẽ có một thời điểm nào đó trong đời, bạn cảm thấy rằng bạn nên thoát khỏi sự quản lí của họ.
Việc họ luôn luôn phàn nàn, lệnh giới nghiêm, các quy định vô lí và việc bạn luôn phải đạt điểm cao trong các môn học.
Sống dưới cùng một mái nhà làm cho bạn mất đi sự cảm kích về những gì họ làm cho bạn.
Tôi nhớ khi tôi rời nhà, tôi buồn hơn bất cứ điều gì khác, dường như thế giới đang sụp đổ trước mắt tôi. Nhưng cùng một lúc, tôi cảm thấy một chút phấn khích bởi mùi của sự tự do đang vẫy gọi.
Một vài tuần đầu tiên của tôi là một sự kì thú. Không có lệnh giới nghiêm. Tôi được ăn bất cứ điều gì tôi muốn, đi bất cứ nơi nào tôi muốn đi. Tôi cảm thấy không có ai có thể ngăn cản được tôi. Sau đó, nỗi nhớ nhà đã len lỏi vào trong tôi.
Tôi bắt đầu nhớ tất cả mọi thứ từ thức ăn do mẹ nấu ở nhà, những tràng cười từ cuộc trò chuyện bình thường với những người thân yêu của tôi và chỉ đơn giản là nằm ườn trên chiếc ghế dài thoải mái và xem những kênh truyền hình yêu thích của tôi.
Một tràng cảm xúc chợt ùa về mỗi khi tôi nghe ai nhắc đến ‘mẹ’, ‘ba’, ‘gia đình’ hoặc ‘nhà’.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy tôi lại có rất nhiều tình cảm và sự trân trọng đối với gia đình tôi.
Điều tương tự cũng áp dụng ngược lại. Nếu không có các kì nghỉ holidays dài ba tháng vào dịp cuối năm, tôi chỉ được về thăm ba mẹ mỗi năm một lần.
Khi tôi bước xuống sân bay và nhìn thấy gương mặt của những người tôi yêu nhất trên đời, không gì có thể thay thế được vòng tay ôm ấm áp của họ, những cái ôm thật chặt. Trái tim tôi chợt ấm lại.
Số lần tôi đã ôm và hôn cha mẹ tôi trong vài năm qua vượt xa số lần tôi ôm họ trong vòng 14 năm đầu tiên của cuộc đời tôi.
Trở nên trưởng thành hơn
Tôi đã không biết làm thế nào để nấu một bữa ăn đàng hoàng trước khi tôi đến Úc, ngoại trừ việc nấu mì gói và chiên trứng. Yeh, con út mà (LOL!!!). Trong khi Melbourne có một loạt các loại đồ ăn tuyệt hảo, nhưng tôi không tài nào chỉ sống dựa vào thức ăn nhanh, đặc biệt là khi với một ngân sách eo hẹp. Tôi đành ‘muốn ăn phải lăn vào bếp’.
Bây giờ, tôi cảm thấy rất thích với việc thử nghiệm các công thức nấu ăn khác nhau.
Sau một ngày dài đăng đẳng, tôi về nhà, tắm rửa, nấu một bữa ăn thật ngon và đẹp mắt, bật nhạc, thắp nến và bắt đầu tận hưởng không gian riêng của mình. Tôi cảm thấy vô cùng hài lòng và hạnh phúc.
Tôi không thể đảm bảo mỗi người sẽ đều có những trải nghiệm tương tự như tôi, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, bạn có thể ít nhất nói với bản thân rằng bạn đã học được một hoặc hai cách làm món ăn cho mình.
Tôi đã từng rất phụ thuộc vào người thân, cho đến mức mà ngay cả khi nói chuyện với người lạ làm tôi cũng đổ mồ hôi. Bây giờ, nói chuyện với người lạ là một nhiệm vụ hàng ngày cho tôi vì lí do nghề nghiệp.
Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi thấy mức độ thay đổi của chính bản thân mình sau một hoặc hai năm nữa.
Nhìn thế giới với một cách nhìn khác
Bất cứ nơi nào bạn quyết định sống trên trái đất này, bạn đều phải bị ràng buộc bởi các nền văn hóa khác nhau.
Lúc đầu, bạn có thể gặp phải cú sốc văn hóa. Tôi đã bị ngay lần đầu tiên tôi đặt chân đến Úc. Tôi đã cảm thấy người dân tại nơi đây nói khá nhiều, thân thiện hơn và có phần nào đó hơi bị tự nhiên.
Người lạ ngẫu nhiên sẽ chào tôi một cách bình thường “hello”, chuyện mà không bao giờ xảy ra ở quê nhà. Hành khách bên cạnh tôi trên train sẽ bất ngờ bắt đầu cuộc trò chuyện và lúc đầu tôi không biết làm thế nào để phản ứng cho phải chăng.
Tôi không chắc mình cảm thấy thoải mái khi phải nói chuyện với người lạ, nhưng không muốn là người thô lỗ nên tôi cố gắng trả lời một cách tốt nhất có thể.
Đó quả là một điều rất kì quặc, nhưng tôi rất vui vì tôi đã cố gắng. Tôi cảm thấy rằng bây giờ tôi cởi mở hơn khi trò chuyện với bất cứ ai và tất cả mọi người. Điều này không ngờ lại xuất phát từ một cô bé đã từng rất bối rối và hồi hộp khi tiếp xúc với một người lạ.
Tôi dần đánh giá cao và tự hào về nền văn hóa của riêng tôi. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm của tôi lớn lên ở Vietnam với bạn bè địa phương của tôi hay các đồng nghiệp và họ đã bày tỏ sự kinh ngạc trước khả năng của người Vietnam mình khi hiểu và nói được ít nhất là hai thứ tiếng.
Tôi bắt đầu nghĩ rằng tất cả những năm làm nô lệ khi đi học xa xứ và trở về nhà là hoàn toàn xứng đáng.
Nếu bạn đã nghĩ đến việc sống xa nhà, hãy ngừng mơ mộng và bắt đầu đóng hành lí ngay đi!
Đó là điều dễ hiểu khi phải trải qua khó khăn lúc đầu, nhưng tất cả mọi việc sẽ thay đổi, bạn sẽ gặt hái được thành công vang dội sau này. Không sớm cũng muộn!
Bị gãy lưng hoàn toàn, cổ và chân cùng với một ngón cái bị cắt đứt là một trong những tổn thương mà Bill Hodges đã nhận được sau khi ông bị một chiếc xe đụng trúng trong lúc ông đang nghe điện thoại 10 năm trước.
Câu chuyện nhỏ mà không nhỏ
Bây giờ ông đang làm việc với Ủy ban Tai nạn Giao thông (TAC) để cảnh báo về sự nguy hiểm của việc phân tâm, chẳng hạn như nhìn vào điện thoại di động, khi đi bộ dọc trên một con phố.
Đặc biệt chú ý đèn đỏ. Ảnh: Chris Hopkins.
“Tôi đã bị một xe điện đụng trúng tại St Kilda Junction vào năm 2006”, ông Hodges nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
“Tôi đã không còn nhớ điều gì đã xảy ra nhưng tôi đã nhận được một cái lưng bị gãy, cả ở cổ và chân, ngón cái của tôi đã biến mất hoàn toàn, một phần ruột của tôi đã bị cắt bỏ và chân đã không còn có thể đi lại.”
Cảnh sát Victoria và TAC muốn người đi bộ ngừng điện thoại của họ khi đi bộ trên đường phố, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm. Ảnh: Paul Jeffers
“Tôi phải đi lại bằng nạng và bây giờ tôi sử dụng chúng cho các phần còn lại của cuộc đời.”
Câu chuyện của ông được đưa ra sau khi số liệu mới tiết lộ gần 200 người đi bộ đã bị giết trên các con đường của Victoria trong vòng năm năm qua.
Cảnh sát Victoria và TAC muốn người đi bộ hãy ngừng sử dụng điện thoại của họ khi đi bộ trên đường phố, đặc biệt là xung quanh các trung tâm mua sắm và khu vực trung tâm thành phố, và vào buổi tối từ 6 giờ đến 8 giờ, là thời điểm hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra.
Đừng làm như vậy, cảnh sát đang tiến hành giám sát người đi bộ. Ảnh: Matthew Piper.
Thanh tra kiểm soát đường phố Jason McGregor cho biết câu chuyện ông Hodges ‘là một trong những câu chuyện mà tất cả mọi người cần phải lắng nghe.”
Ông McGregor cho biết người đi bộ cần phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân khi họ ở xung quanh các loại xe hạng nặng.
“Chúng tôi nhìn thấy ngày nay người dân đi bộ xung quanh cùng với nói chuyện trên điện thoại hay lắng nghe nhạc,” ông nói. “Họ chỉ là không tập trung vào nơi họ đang đi bộ.”
“Nếu bạn bước ra phía trước của một chiếc xe tram hoặc xe tải hậu quả sẽ rất thảm khốc.”
Thanh tra McGregor cho biết cảnh sát đã ra quân hành động và sẽ ra giấy phạt $76 tại chỗ đối với những người vừa đi vừa sử dụng điện thoại.
Cảnh sát đang kêu gọi người đi nên tránh việc mất tập trung. Ảnh: Chris Hopkins
Thống kê kinh khủng
Trong số 196 trường hợp người đi bộ tử vong ở Victoria trong năm năm tính đến cuối năm 2015 có:
131 trong số những người thiệt mạng đều là nam giới.
Thời gian thường xảy ra các trường hợp tử vong cho người đi bộ nhất là vào giữa giờ 6 giờ tối đến 8 giờ tối với 34 người thiệt mạng.
Thứ năm là ngày nhiều trường hợp người đi bộ tử vong nhất trong tuần với 42 người thiệt mạng.
Ông McGreror cũng cho biết ông không hề biết tỷ lệ tử vong cao là do mất tập trung.
Đây là sự việc hi hữu khi tuyết rơi thành bông ngay tại Thủ đô Hà Nội, khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Tuyết rơi ở huyện Ba Vì, Hà Nội từ tối qua 23/1. Đến sáng nay (24/1) đã phủ trắng các lối lên xuống của vườn quốc gia Ba Vì. Hiện tại, ở vườn Quốc gia Ba Vì vẫn đang tiếp tục có tuyết rơi.
Trước thông tin tuyết rơi phủ kín các lối lên xuống của vườn Quốc gia Bà Vì, Hà Nội đang làm dư luận khá quan tâm. PV Infonet đã có cuộc trao đổi với anh Triệu Thanh Quang, cán bộ kiểm lâm, vườn Quốc gia Ba Vì, để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Anh Chính chụp ảnh trên tuyết ở vườn Quốc gia Bà Vì.
Anh Triệu Thanh Quang cho biết: “Tuyết rơi từ tối qua, đến sáng nay (24/1), đã phủ kín lối lên xuống của vườn Quốc gia, đến lúc này tuyến vẫn đang rơi. Hiện tượng này rất hiếm gặp, chắc năm nay lạnh quá, nên tuyết mới rơi và đến thời điểm hiện tại (14h ngày 24/1 – PV ) có nơi tuyết vẫn rơi, có nơi đang tan dần”.
Tuyết phủ kín các mặt đường.
Anh Trần Ngọc Chính – Trạm trưởng trạm kiểm lâm cos 1.100 (nơi có độ cao 1.100m so với mực nước biển), Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Vì cho biết: “Tuyết rơi từ đêm qua, sáng sớm nay anh em chúng tôi dậy mà giật mình khi thấy xung quanh phủ một màu trắng xóa. Mọi năm có lạnh nhưng chưa khi nào tuyết rơi thành bông như này”.
Theo anh Chính, gần 15 năm công tác trên này, anh chưa bao giờ nhìn thấy tuyết rơi dày đặc như vậy. Khoảng 13h, trên cao điểm hơn 1.100m so với mặt nước biển, nơi đền thờ Bác Hồ độ dày của tuyết có nơi đến 4-5cm.
Lối lên xuống của vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội đầy tuyết rơi.