Tuesday, April 22, 2025
Home Blog Page 710

Mắc lỗi gì khiến du học sinh bị trục xuất khỏi Úc?

0

Úc là quốc gia luôn tạo điều kiện cho du học sinh nước ngoài có thể đến sinh sống và làm việc nhưng Úc cũng là quốc gia dễ dàng trục xuất du học sinh ngay nếu mắc phải những lỗi sau đây.

Đi du học với mục đích không phải du học

Nếu bạn có ý định du học Úc với mục đích là đi làm. Hãy dừng suy nghĩ ấy lại ngay lập tức. Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc, ăn, chơi, yêu… công khai.

Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy. Với chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ, hợp lý, các bạn một khi đã phạm luật sẽ không thể xin định cư Úc. Nếu các bạn bị bắt quả tang đang sống bất hợp pháp, các bạn sẽ bị trục xuất về nước, bị thu tiền nong, bị ghi sổ đen- không được quay lại Úc trong một thời gian và bố mẹ, anh chị em của bạn hay con của bạn sau này muốn vào Úc, sẽ rất khó khăn, do gia đình đã có người có lịch sử vi phạm luật nước Úc.

Gian lận

Nhiều bạn có visa Úc sắp hết hạn và để được tiếp tục ở lại Úc, các bạn đã làm kết hôn giả với người thường trú hoặc công dân Úc để xin Visa theo diện hôn nhân. Chi phí phát sinh khoảng 80.000 USD và dĩ nhiên nếu bạn bị phát hiện, bạn sẽ bị hủy Visa và trục xuất về nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, còn có trường hợp “lách luật” bằng cách nhận con nuôi. Đối với học sinh dưới 18 tuổi, gia đình sẽ chi một khoản tiền để gia đình người Úc nhận làm con nuôi và dĩ nhiên học sinh phải làm giấy tờ giả nhằm chứng minh học sinh đó thuộc diện mồ côi ở quê hương trước tiên.

Làm chui, làm thêm giờ

Nhiều bạn đăng kí visa học trường ưu tiên, nhưng khi tới Úc lại thuê người tư vấn nhằm tìm cách “lách luật” chuyển sang trường rẻ học phí hơn/ không phải đi học nhiều hoặc trốn học để đi làm thuê kiếm tiền ở các nhà hàng chủ xưởng, nông trại.

Tuy nhiên, họ phải chịu một mức lương tồi tệ thậm chí chỉ 8 đô la một giờ. Mức lương không đúng theo mức lương tối thiểu mà luật pháp quy định đã đẩy nhiều người vào việc vi phạm các hạn chế về visa du học Úc vốn chỉ cho phép họ làm việc 20 tiếng một tuần và đối diện với nguy cơ bị trục xuất bất cứ lúc nào nếu bị phát hiện.

Kết quả học tập kém

Cũng có trường hợp du học sinh Úc thi rớt quá nhiều môn, bị trường hủy ECoE (giấy chứng nhận lưu trú học tập) hoặc do làm giả bằng thi tiếng Anh, thiếu giấy tờ chứng minh tài chính… Du học sinh không đủ tiền học phí cũng bị hủy visa. Tất cả những du học sinh nào qua Úc với Visa du học đều biết đến việc phải có điểm danh trên 80% mới có thể tiếp tục ở lại.

Trường sẽ báo số điểm danh lên cho Trụ sở quản lí việc nhập cảnh và nếu bất cứ học sinh nào không đi học đầy đủ dưới 80% sẽ bị cắt Visa. Chính việc này cho thấy việc quản lí chặt chẽ việc học tập của sinh viên nước ngoài tại Úc để đảm bảo chất lượng giáo dục của nước này. Vì vậy những sinh viên cúp cua thì sẽ khó lòng giữ Visa du học để ở lại nước Úc đừng nói đến việc không qua nổi các kì thi.

Chuyển trường không đúng luật

Một số không ít visa của du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam bị hủy không vì gian lận mà do thiếu hiểu biết về luật chuyển trường. Việc chuyển trường không hẳn là một điều không đúng. Chuyển trường có thể do trường mình học không có khóa mình yêu thích hay do gia đình làm ăn suy sút thì việc đóng học phí ở những trường ban đầu là khó khăn. Những yếu tố này là có thể xem xét được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi chuyển trường, các bạn lại thường không hỏi rõ trung tâm tư vấn du học Úc chuyển thế nào là đúng, là hợp lý; dẫn đến hậu quả hàng loạt bạn chuyển trường khi visa chưa được 1 năm. Và những bạn này luôn sống trong tình trạng một ngày bất ngờ nhận được thư cảnh báo hủy visa của Bộ Di trú Úc.

Lý do hủy chỉ nằm ở 1 lỗi là từ thời điểm khi bị hủy ECoE khóa học theo visa ưu tiên đầu tiên đến thời điểm nhận cảnh báo hủy visa, bạn đã học ở sai cấp. Bạn được cấp visa sang học 573 (đại học hay thạc sỹ) nhưng lại đang học ở 572 (các trường nghề).

Vi phạm luật pháp Úc

Thực ra rất nhiều du học sinh Việt Nam đã không thể tiếp tục theo học tại Úc vì một số lí do khác. Ví dụ như H.T qua Úc để học trung học. Vốn tính nghịch ngợm, trong một lần đi chơi với bạn, ngồi trên xe nhìn thấy vài cảnh sát, H.T chỉ đùa giỡn và nói những lời không được lịch sự với cảnh sát. Kết cục của hành động vô ý thức đó là việc bị cắt Visa và bị trục suất ra khỏi nước Úc vì có thái độ lăng mạ cảnh sát.

Hiện nay với những thay đổi trong quy chế cấp Visa của bộ di trú và bảo vệ biên giới Úc vào tháng 7/2015 đang làm nhiều người Việt ở Úc chịu ảnh hưởng khá lớn. Trong khi đó, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 về nguy cơ bị hủy Visa Úc. Chính vì thế, mỗi du học sinh cần ý thức được những lỗi cần tránh này để không bị trục xuất về nước một cách oan uổng.

Nguồn: Ditru.com.vn

Trải lòng du học sinh làm thêm ở nhà hàng Việt

Chuyện học sinh Việt làm thêm ở các nhà hàng ở quốc gia sở tại không phải là việc hiếm nhưng du học sinh nước ngoài làm thêm ở nhà hàng Việt Nam là chuyện hơi hiếm gặp. Sau đây là trải lòng của một du học sinh trường James Cook University (Brisbane) khi làm thêm ở một quán phở Việt.

“Chủ đề hôm nay sẽ là về Part-time job, một cụm từ mà tôi nghĩ đã quá quen thuộc với các bạn du học sinh. Dù mục đích của “Công việc làm thêm” là khác nhau với mỗi người, có người đi làm vì muốn có kinh nghiệm, người đi làm vì muốn có thêm tiền tiêu và nhiều bạn cũng giống tôi – đi làm để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt đỡ phần vấn đề tài chính cho bố mẹ ở quê nhà. Công việc làm thêm ở xứ người khá là đa dạng, tại nơi tôi ở thì công việc chủ yếu vẫn là phục vụ ở các nhà hàng, bán hàng ở các tiệm bánh và khuân vác ở chợ trời.

Tôi làm phục vụ trong một quán ăn Việt Nam ở Úc, nói là phục vụ chứ thực ra tôi phải làm hầu như các công việc khác ở chỗ làm, ngoại trừ nấu ăn. Một tháng trước tôi được chị bạn giới thiệu cho một công việc ở cửa hàng Phở Việt Nam khu Sunny Bank – một trong những khu thương mại khá sầm uất của người châu Á ở Brisbane. Nó nằm ở giữa quãng đường từ nhà tôi đến trường nên cũng khá thuận tiện cho việc di chuyển.

Theo địa chỉ cái thẻ mà chị đưa, cùng hệ thống định vị GPS và bản đồ trên điện thoại, không khó để tìm ra cửa hàng. Đó là một cửa hàng khá gọn gàng với cô chủ, người Sài Gòn, niềm nở chào tôi và chúng tôi nhanh chóng trao đổi những thông tin cần thiết trong khoảng 15phút. Tôi đã được yêu cầu đến “training” vào hôm sau trước khi có quyết định là được làm chính thức hay không. Ngày hôm sau, tôi có mặt ở quán lúc 5h chiều để bắt đầu công việc của mình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc đầu tiên, tôi được dạy về cách chuẩn bị các loại rau cần thiết cho các món ăn, ví dụ khách ăn Phở thì sẽ có một đĩa rau giá, quế, chanh và ít ớt; còn bún bò Huế thì sẽ có thêm bắp cải. Tiếp đến tôi được dạy cách làm các loại thức uống như chè ba màu, nước nhãn nhục, sâm bổ lượng, nước dừa, cũng như cách pha các loại cafe khác nhau, rồi trà sữa, soda hột gà… Ngày training đầu tiên, công việc nhiều hơn tôi tưởng rất nhiều, lau bàn, dọn chén, lau nhà, rửa ly – hãi nhất là công đoạn rửa chén – một chồng tô cao ngất cùng một dãy đĩa cao không kém.

Trong suốt 5 tiếng đồng hồ, tôi phải di chuyển liên tục, chân mỏi rã rời. Kết thúc buổi training đầu tiên, tôi được thông báo là sẽ được làm chính thức nhưng ngày đầu training không được trả tiền! Mệt và ấm ức nhưng tôi đã tự xoa dịu mình rằng cũng may là có việc làm, xem như hôm nay đi làm tình nguyện. Công việc nhiều nhưng được cái vợ chồng ông bà chủ cũng không đến nỗi quá…ghê gớm.

Tính đến nay thì tôi đã làm ở đó được gần 4 tuần, công việc cũng dần đi vào guồng và tiến độ cũng nhanh hơn hẳn. Quan trọng là khi về nhà tôi cũng cảm thấy đỡ mệt hơn mấy bữa đầu dù công việc có khi còn nặng hơn vào cuối tuần. Tôi không biết ở nhà mọi người đi làm thêm như thế nào, chứ bên này, tôi thấy “khâm phục” mấy người chủ ghê vì dường như lúc nào họ cũng biết cách tạo ra công việc cho nhân viên của mình.

Những lúc có khách thì không nói, khi không có thì có thêm một loạt công việc không tên chờ sẵn. Nào là lau cái tủ lạnh (dù lau xong thì hơi lạnh tỏa ra lại làm nó mờ y như khi chưa lau), nào là lau cái cửa kính, nào là rửa mấy cái khay đựng gia vị (dù sáng nào dọn bàn tôi cũng đã lau sạch sẽ), nào là pha cái này, sửa cái kia… Khủng khiếp nhất là mấy buổi tối vắng khách, tôi được giao nhiệm vụ vào lau mấy bức tường khu vực nấu nướng. Bao giờ xịt nước khử trùng lên những bức tường dính đầy dầu mỡ đó tôi cũng sẽ phải chịu đựng một cái mùi chỉ làm tôi muốn ói. Chà xong được mấy cái bức tường đó thì tay tôi cũng dính y một lớp mỡ.

Ở đây, Sở Môi trường sẽ đến và kiểm tra hai tuần một lần, nếu không sạch sẽ và bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì quán có thể sẽ bị đóng cửa tạm thời để dọn dẹp, khi họ kiểm tra lại đạt yêu cầu thì mới được tiếp tục kinh doanh. Tôi nghe ông chủ kể, có một quán ăn do nhân viên không biết và đổ dầu thừa ra cống nên đã bị phạt những 20.000AUD!

Nói chung thì công việc của tôi vẫn còn dễ thở dù nó có hơi vất vả, bù ông bà chủ cũng dễ tính và mấy cô làm cùng thì rất là tốt, cơ bản cũng vì tiền lương cũng khá nên tôi vẫn sẽ tiếp tục hành trình làm thêm này. Tuy nhiên một số người bạn của tôi thì lại không được may mắn lắm.

S, ông anh học cùng lớp cũng là nhân viên phục vụ ở một cửa hàng Việt Nam khác thì gặp phải ông bà chủ khó tính. Tuần rồi anh ấy còn bị ăn chặn tiền lương vì lý do không cung cấp mã số thuế (trong khi đa số những công việc trả bằng tiền mặt thì không cần phải cung cấp cái này). T, nhỏ bạn tôi tối hôm trước mới đi training về, tối đó nó kể lại cho tôi nghe về việc mà nó phải làm, nghe xong tôi cũng muốn choáng theo luôn.

Chuyện là T bị buộc phải thuộc lòng những hơn 100 món ăn và hơn 20 loại nước, phải học cách rót các loại rượu vang, cách viết order rồi cách hướng dẫn khách dùng một số món… mà bà chủ thì vô cùng khó tính, rất hay bắt lỗi. Thế là sau buổi training đầu, cô nàng quyết định từ biệt luôn công việc đó.

Mấy ông anh học bên QUT mà tôi quen thì làm công việc khuân vác ở chợ trời. Làm 24h từ chiều hôm thứ 7 tới chiều Chủ Nhật, công việc nghe nói cũng khá vất vả, nhưng nghe mấy anh kể là được ăn ngon, có cafe uống, lương ổn và bà chủ khá là tốt – bà chủ thậm chí còn cho mang rau về ăn.

Tóm lại thì làm thêm bán thời gian là công việc mà hầu như du học sinh ai cũng phải trải qua. Nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhở mình rằng mục tiêu chính khi sang đây vẫn là học, nên tốt nhất là chỉ nên làm điều độ để vẫn đảm bảo sức khỏe và học tốt”.

Nguồn: Tin tức du học

10 app Smarphone cần cho du học sinh Úc

Không chỉ là game, Viber, Camera 360 hay các ứng dụng bản đồ, người dùng di động giờ đây đã quen với việc thao tác ngay trên màn hình những hoạt động mà trước kia chỉ có thể thực hiện khi mở trình duyệt web.

Dưới đây là danh sách những ứng dụng di động cần thiết cho du học sinh tại Úc:

Free Wi-fi Finder

Cho dù bạn đang tìm kiếm một không gian yên tĩnh để học tập hay muốn trò chuyện với người thân và bạn bè ở nhà, Free Wi-fi Finder sẽ giúp bạn tìm một địa điểm cho phép truy cập wifi miễn phí gần nhất. Ứng dụng này cho phép bạn lọc kết quả dựa trên các loại vị trí chẳng hạn như quán cà phê, thư viện và lưu lại các vị trí yêu thích của bạn để tham khảo trong tương lai. Ứng dụng này sẵn có trên iPhone/iPad/Android và miễn phí.

Google Translate

Cái tên này đã quá quen thuộc với chúng ta rồi. Ứng dụng này rất hữu ích khi bạn bỗng quên đi một từ nào đó và muốn có một bản dịch nhanh chóng. Tuy nhiên đôi lúc thì Google translate dịch không thật sự chính xác.

Một chức năng cực hay của dòng máy Android là Google đã tích hợp công cụ Google Translates vào máy ảnh. Thử tượng tượng, trong cuộc sống du học Úc bạn gặp một đoạn chữ trên hộp thức ăn, trên báo, trên hóa đơn… mà bạn không thể đọc được, không lẽ giờ phải gõ từng chữ vào máy để dịch sao?

10-app-smarphone-can-cho-du-hoc-sinh-uc-1

Chưa kể có những ngôn ngữ không thể gõ bằng bàn phím Latinh được, lúc ấy hãy dùng tính năng này, bạn chỉ việc chụp ảnh đoạn văn bản đó, Google sẽ tự động dịch ra. Ứng dụng miễn phí, có trên iPhone và Android.

Lost on Campus

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm đường xung quanh khuôn viên trường đại học thì Lost on Campus có thể giúp bạn. Nó có tính năng hiển thị bản đồ chi tiết của tất cả các trường đại học trên khắp nước Úc, cho bạn biết vị trí của giảng đường, lớp học thậm chí là các quán cà phê, máy bán hàng tự động và nhà vệ sinh.

Bạn cũng có thể đọc nhận xét của những người đã từng tới trước đó để quyết định những địa điểm đó có phù hợp với mình hay không. Ứng dụng này sẵn có trên iPhone/iPad/Android và miễn phí.

Moneywise – Kiểm soát chi tiêu hằng ngày của bạn

Mức chi phí sinh hoạt, đi lại khá cao ở nước ngoài, đặc biệt khu vực như châu Úc khiến các du học sinh cảm thấy lo ngại trước khoản tiền ra vào của mình. Với ứng dụng Moneywise, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát dòng tiền hàng ngày. Bạn có thể kiểm tra lại theo các tiêu chí cụ thể như theo ngày, hoặc mục đích chi tiêu (ăn uống, mua sắm, du lịch, học tập…).

Ngoài ra ứng dụng còn thể hiện mức độ chi tiêu thông qua biểu đồ giúp bạn kiểm soát độ hiệu quả cũng như hạn chế tiêu xài phung phí. Nếu dùng điện thoại Iphone thì nên thử các app tương tự khác như Ontrees hay Mint (tất cả đều có phiên bản miễn phí).

Macquarie Aussie Slang Dictionary

Người Úc có xu hướng sử dụng nhiều từ tiếng lóng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn nói thông thạo tiếng Anh thì bạn vẫn có thể gặp phải một số vấn đề rắc rối khi nói chuyện với người bản xứ. Macquarie Aussie Slang Dictionary gồm 2,600 từ và cụm từ tiếng lóng mà bạn có thể sử dụng. Đây là ứng dụng cực kỳ cần thiết cho du học sinh Úc. Ứng dụng này sẵn có trên iPhone/iPad/Android và có giá 1.29 AUD.

Realestate.com.au

Nếu bạn có kế hoạch sống trong một căn nhà thuê trong suốt thời gian sống tại Úc, ứng dụng Realestate.com.au có thể giúp bạn tìm một nơi thích hợp để sinh sống. Nó cho phép bạn tham khảo các địa điểm phù hợp với nhu cầu của bạn. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn liên hệ với những đại lý bất động sản tại Úc. Ứng dụng này sẵn có trên iPhone/iPad/Android và miễn phí.

TransitTimes+

Sinh viên du học Úc ở Adelaide, Brisbane, Canberra, Melbourne, Perth và Sydney có thể truy cập vào bản đồ và lịch trình di chuyển của các phương tiện công cộng, từ đó lập kế hoạch hành trình của mình với ứng dụng này.

Ngoài ra, ứng dụng này cũng cho phép bạn kiểm tra số dư của thẻ điện tử thông minh như Myki Victoria hay Metrocard Adelaide, hoặc tìm kiếm để tìm đường đến địa điểm mình muốn. Sẵn có: iPhone / iPad – 3.79 AUD, Android – 2.99 AUD. Sinh viên ở bang Victoria và Perth cũng có thể truy cập thông tin giao thông công cộng thông qua các ứng dụng Public Transport (PTV) và Transperth.

University apps

Nhiều trường đại học có ứng dụng riêng của họ. Các ứng dụng này cho phép bạn xem bản đồ khuôn viên trường, kiểm tra thời gian biểu hoặc email sinh viên, liên lạc với các nhân viên giáo vụ, tìm hiểu những gì đang xảy ra trong khuôn viên trường hay thậm chí là truy cập vào hệ thống tài liệu trong thư viện và tài liệu khóa học. Ứng dụng cực kỳ hữu ích cho sinh viên du học Úc này là miễn phí.

10-app-smarphone-can-cho-du-hoc-sinh-uc-2

Skype/Viber/Whatsapp

Đây là những ứng dụng thông tin liên lạc hàng đầu cho du học sinh, phù hợp cho những mục đích khác nhau. Nếu như Skype nổi bật với tính năng gọi video thì Viber và Whatsapp chủ yếu phục vụ việc gửi những hình ảnh và tin nhắn văn bản ngắn gọn một cách nhanh chóng. Cả 03 ứng dụng này đều hoàn toàn miễn phí trên di động. Bạn có thể tải nó về ở các kho ứng dụng và sử dụng qua wifi hoặc 3G/4G.

Yahoo Weather

Một vấn đề thường được đề cập trong các buổi chia sẻ kinh nghiệm du học Úc đó chính là thời tiết, khí hậu của nước sở tại. Cài đặt một ứng dụng cập nhật những thay đổi thất thường của thời tiết giúp bạn có thể tránh được những phiền toái không đáng có.

Yahoo Weather là một ứng dụng miễn phí cho hệ điều hành Android luôn cung cấp các thông tin mới nhất về thời tiết với một giao diện đồ hoạ hấp dẫn. Điều mới mẻ của ứng dụng này đó chính là phông nền được cập nhật liên tục từ Flickr giúp cho người dùng cảm thấy thích thú.

Ứng dụng cho phép cài đặt widget trên màn hình chính của điện thoại, đồng thời luôn tự động gửi thông báo trên thanh trạng thái. Một số ứng dụng tương tự như: GO Weather Forecast & Widgets, BBC Weather

Nguồn: Kênh tuyển sinh

Người Việt xa quê thương nhớ Tết Việt

0

Chợ hoa, cảnh đường phố nhộn nhịp hay mùi hương trầm hòa trong cái giá lạnh của đêm 30 và phút giây sum vầy gia đình là điều những người sống xa quê hương nhớ nhất mỗi khi Tết đến.

“Tết ở đây, gần như chúng mình không thiếu một món gì”, Phạm Chí Thành, một du học sinh Việt Nam tại Kyoto, Nhật Bản, nói. Quây quần cùng bạn bè trong căn phòng nhỏ rộng hơn 10 m2, Thành hào hứng kể về chuyện đón Tết xa quê của người Việt tại xứ sở hoa anh đào.

“Về cơ bản, chúng mình cũng chuẩn bị mọi thứ như khi ở nhà. Từ dọn nhà, đi chợ đến nấu các món ăn, bày mâm ngũ quả và thắp hương đêm giao thừa. Loại hoa quả duy nhất thiếu ở đây là chuối xanh”, chàng trai 28 tuổi nói. “Tại Kyoto, khoảng giữa tháng 2 hoa anh đào vừa nhú nụ, giữa tháng 3 thì khoe sắc. Nếu may mắn, chúng mình sẽ có một cành hoa đẹp để chơi Tết”.

Hội du học sinh Việt Nam tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoà
Hội du học sinh Việt Nam tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoà

Ngồi cạnh Thành, Nguyễn Ngọc Hòa, chia sẻ ngoài việc chuẩn bị đón Tết cùng bạn bè, hội du học sinh tại cố đô của Nhật cũng tổ chức đón Tết cho các thành viên.

“Tùy điều kiện mà mỗi người có thể tham gia đóng góp. Vì Nhật không đón Tết Nguyên đán nên mọi người vẫn phải đi học và đi làm như bình thường. Bọn mình chọn ngày cuối tuần gần nhất trước Tết để tổ chức”.

Nhớ quê hương

Trong một góc nhỏ của căn phòng, người đàn ông ngoài 30 hướng ánh mắt nhìn về phía xa xăm. “Mùi của Tết” khiến anh cảm thấy bâng khuâng.

“Đã hơn 4 năm, mình không đón Tết cùng gia đình. Mình nhớ những phút giây cả gia đình quây quần bên mâm cơm ngày tết”, Đỗ Trung Kiên, nghiên cứu sinh tại Đại học Kobe, nói.

“Thu qua, đông đến, xuân lại tới
Mưa ngớt, mây buồn bay lãng du
Hoa mai, hoa đào hay trông ngóng
Người đi xa mãi chửa về nhà

Quê hương hai tiếng sao thổn thức
Bước chân lãng khách vẫn bồn chồn
Nơi xa kia đó gia đình đợi

Ánh mắt mẹ cha phía chân trời”, anh Kiên ngâm nga lại bài thơ mà anh từng dành tặng độc giả.

Nguyễn Tuyết Trang và gia đình tại thành phố Sydney. Ảnh: Tuyết Trang
Nguyễn Tuyết Trang và gia đình tại thành phố Sydney. Ảnh: Tuyết Trang

Tại thành phố Sydney, Nguyễn Tuyết Trang cho biết, gia đình cô mới chuyển tới Australia vài tháng. “Đối với mình, mọi thứ đều vô cùng mới mẻ. Sự mới mẻ đó vô tình khiến mình cảm thấy lạc lõng và nhớ về Việt Nam nhiều hơn”, cô nói.

Trang chia sẻ, cô nhớ cảnh mọi người chen chúc lên tàu xe để về quê, cảm giác khi mọi người đi thăm hỏi và chúc Tết…

“Người mình nhớ nhất là bà nội. Từ nhỏ, mình đã luôn bên bà. Mình thích nhất mỗi lần sắp Tết, mình giúp bà dọn lại ban thờ. Vì ông nội mình là trưởng họ nên ban thờ nhà mình lớn lắm. Khi nào dọn xong, 2 bà cháu cũng mệt nhoài”, cô nói.

Trang cho hay, nghĩ về Tết và bà nội khiến lòng cô cảm thấy nao nao. Cô mong sớm ổn định cuộc sống và trở về thăm bà.

‘Xa nhà, chúng con trưởng thành hơn’

Cách đó hàng nghìn km, Trần Tâm Anh, một sinh viên Việt đang theo học tại Đại học Arkansas, Mỹ, chia sẻ rất nhớ gia đình.

“Mỗi lần đến Tết, mình lại nhớ gia đình. Nhà mình khá đông người và năm nào cũng quây quần ấm áp. Mình rất thích phụ bố mẹ dọn nhà, nấu nướng và đi chợ hoa. Ngoài phố, ai cũng náo nức chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, mình không tìm thấy cái cảm giác ấy ở nước Mỹ phồn hoa này”.

Tâm Anh cho biết, Tết Nguyên đán thường rơi vào đúng dịp cô và bạn bè phải thi giữa kỳ nên ai cũng bận rộn với việc học. Niềm vui duy nhất của các du học sinh Việt trên đất Mỹ chính là đón Tết cùng bạn bè.

Du học sinh Việt ở thành phố Fayetteville, bang Arkansas, trang trí cành đào đón Tết . Ảnh: NVCC
Du học sinh Việt ở thành phố Fayetteville, bang Arkansas, trang trí cành đào đón Tết . Ảnh: NVCC

“Chúng mình thường tập hợp lại và chia thành từng nhóm để chuẩn bị, từ đi chợ đến trang trí và nấu nướng. Cuộc sống xa gia đình khiến những du học sinh trở nên tự lập hơn”, Tâm Anh nói.

Cô gái 26 tuổi cho biết, “mâm cơm ngày Tết” của những du học sinh trên đất Mỹ cũng có đủ bánh chưng, xôi, gà và các món ăn thân thuộc khác. Mọi người cùng nhau ăn uống, trò chuyện, gửi tới bạn bè và người thân những lời chúc tốt đẹp và chơi trò chơi.

“Trong năm mới Bính Thân, mình không mong ước gì hơn là bố mẹ và người thân luôn khỏe mạnh và bình an”, Tâm Anh chia sẻ.

Nguồn: Zing

Đắng cay du học sinh làm thêm bị gạ tình

0

“Biết mình cần tiền nên ông ta săn đón bằng được, rồi hứa hẹn sẽ có thù lao và tiền bo nếu biết nghe lời”, Phương Linh kể lại câu chuyện khi xin việc làm thêm.

Bên cạnh những du học sinh có điều kiện kinh tế hoặc giành được học bổng toàn phần, không ít bạn trẻ ra nước ngoài học tập với nguồn tài chính eo hẹp. Vì lý do nhỏ như thiếu tiền học lại hay cần tiền đi chơi, họ sẵn sàng kiếm việc làm thêm với những rủi ro không báo trước.

Bị quấy rối khi đi xin việc

Vì không theo kịp chương trình học, Nguyễn Phương Linh, sinh viên năm ba Shanghai Dianji University (Thượng Hải, Trung Quốc) phải nộp khoản tiền lớn để học lại. Nữ sinh giấu gia đình đi tìm việc làm thêm để trang trải học phí.

Xin làm bồi bàn hay lễ tân đều bị từ chối vì không đủ chiều cao, cuối cùng, Phương Linh được bạn bè giới thiệu đến ông chủ nhà hàng đang cần thuê người phiên dịch tiếng Việt.

Những tưởng sắp kiếm được việc đúng chuyên môn, nhưng khi đến nơi, nữ sinh mới biết ông chủ trung niên đã bỏ vợ. Mới gặp Phương Linh, nhưng ông ta nói thẳng: “Em khỏi phải làm gì, cho anh ôm một cái…”.

Nữ sinh viên làm việc tại quán rượu ở Trung Quốc, nhiều khi phải nghe những lời khiếm nhã của khách hàng nam. Ảnh minh họa: Chinanews.
Nữ sinh viên làm việc tại quán rượu ở Trung Quốc, nhiều khi phải nghe những lời khiếm nhã của khách hàng nam. Ảnh minh họa: Chinanews.

Tá hỏa bỏ chạy về phòng, những ngày sau đó, nữ sinh vẫn nhận thêm những tin nhắn gạ gẫm từ gã đàn ông lạ. “Biết mình cần tiền nên ông ta săn đón bằng được, rồi hứa hẹn sẽ có thù lao và tiền bo nếu nghe lời”, Phương Linh kể lại sự việc.

Qua tìm hiểu, đây không phải du học sinh duy nhất lọt vào mắt những kẻ “chăn gà” tại Trung Quốc. Trong những ngày bỡ ngỡ tìm việc làm thêm ở xứ người, Hà Anh (Đại học Y Quảng Tây) cũng gặp phải ông chủ thích… thân mật cùng nhân viên.

Cô kể lại: “Ông ấy dẫn mình ra biển chơi đến tối muộn rồi lấy cớ không kịp về nhà để dựng lều ngủ ngoài biển”. Đang ngủ, có bàn tay luồn vào hông, Hà Anh hoảng sợ vùng chạy rồi gọi điện nhờ bạn bè đến cứu.

Điểm chung của những trường hợp trên là nữ sinh thường gặp phải kẻ xấu từ chính những lời giới thiệu của người thân quen. Thậm chí, trong trường hợp của Hà Anh, ông chủ còn là người quen được gia đình cô giới thiệu.

Bỏ học vì mải làm thêm

Nguyễn Long, sinh viên Đại học Paris VIII, Pháp, kể, một số người bạn cùng phòng làm thêm đủ nghề để trang trải sinh hoạt phí, từ bưng bê ở quán đồ ăn nhanh, đến làm thuê trong nhà hàng. Gần kỳ thi, họ không biết sắp xếp thời gian học và làm hợp lý, dẫn tới kết quả kém, có nguy cơ không được học tiếp.

Còn Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide (Australia), chia sẻ, từng có du học sinh Việt làm thêm đủ nghề ở xứ chuột túi. Có chút tiền, họ đua đòi đi bar, bỏ bê học hành và không qua được các kỳ thi, phải về nước.

Theo Phạm Nguyễn Đăng Trình, sinh viên Đại học Fullerton (bang California, Mỹ), du học sinh làm thêm chểnh mảng việc học là câu chuyện xảy ra nhiều ở Mỹ.

“Có những bạn tìm cơ hội đi làm bên ngoài (không hợp pháp theo Luật di trú) và xem nhẹ học hành. Lý do có thể là hoàn cảnh kinh tế gia đình, hoặc do đua đòi theo những nhóm bạn bè xấu”, Đăng Trình chia sẻ.

Ở Mỹ, có hai loại việc làm bất hợp pháp nhưng nhiều du học sinh làm là bồi bàn trong nhà hàng, và làm nail (vẽ móng tay). Những công việc này thường được trả bằng tiền mặt nhưng không hợp pháp theo Luật di trú của Mỹ.

Sinh viên được làm việc bán thời gian trong trường dưới 20 tiếng một tuần. Tuy nhiên, với một số bạn trẻ, công việc này không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của họ, dẫn đến việc làm “chui” ở ngoài trường.

“Theo mình, làm thêm trong lúc đi học là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu chúng ta chọn những công việc phù hợp với lĩnh vực đang học, vì nó sẽ là bước đệm xây dựng kinh nghiệm cho tương lai”.

Đăng Trình cho biết, những việc lương cao cũng có thể là cái bẫy với du học sinh. Nam sinh đã chứng kiến nhiều bạn bè đồng hương vì mải làm thêm ở nhà hàng, tiệm nail mà không cân bằng được việc học. Tệ hơn, họ còn tự đánh mất những hoài bão, dự định to lớn của bản thân vì cái lợi nhỏ trước mắt.

9X từng phát biểu trước hàng trăm nghị sĩ Mỹ này khuyên, để tránh rủi ro, du học sinh nên đến các trung tâm tư vấn nghề nghiệp để nhờ những người có kinh nghiệm hướng dẫn, cũng như học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.

* Tên nhân vật nữ đã thay đổi.

Nguồn: Tin Tức

Du học sinh Úc cần nhất Smartphone

0

Không nằm ngoại lệ, chiếc smartphone cũng là một công cụ thiết yếu đối với du học sinh Úc. Thế nhưng, không giống như các nước châu Á khi điện thoại di động được coi là món đồ thời trang thể hiện tính sành điệu của người sở hữu.

Người dân Úc xài điện thoại một cách thực dụng và chỉ coi đó là phương tiện hữu ích mà thôi. Nhiều người sẽ cảm thấy lạ khi thấy dân Úc vẫn xài những chiếc điện thoại “cổ lỗ sĩ” đã ra đời cách đây từ 5-6 năm. Vậy du học sinh cần biết những thông tin gì về điện thoại khi đặt chân tới Úc?

Hãy mua điện thoại khi đến Úc

Nếu bạn sang Úc học từ hai năm trở lên, tốt hơn hết bạn để chiếc smartphone thân thuộc ở nhà hoặc bán trước khi sang Úc. Khi sang đây bạn ký hợp đồng 2 năm sẽ được mua máy giá rẻ, trả góp. Ví dụ bạn có thể mua một chiếc Iphone 6 loại 64 GB giá chỉ 528 AUD (tính ra chỉ khoảng 10 triệu đồng), trả trong 2 năm, mỗi tháng 22 AUD (AUD giờ chỉ hơn 17.500 đ). Nếu mang điện thoại sang, bạn vẫn phải ký gói cước dịch vụ mạng (loại 30 AUD, 40 AUD, 50 AUD…/tháng).

Ngoài ra, việc dùng điện thoại mua ở Úc thường sẽ giúp bạn bớt được chi phí hơn khi thực hiện các cuộc gọi quốc tế, nhưng điều này tất nhiên còn phụ thuộc vào dòng điện thoại và các chính sách của nhà mạng.

Chính vì vậy, giải pháp đúng đắn và tiết kiệm chi phí du học Úc nhất là hãy mua điện thoại khi đặt chân tới Úc.

Du học sinh Úc nên sử dụng mạng điện thoại nào?

Với sự phát triển và phổ biến của những chiếc điện thoại Smartphone có nhiều ứng dụng đa năng, người dùng lại càng quan tâm tới tốc độ truy cập và dịch vụ phí phải trả cho nhà cung cấp.

Người dùng sẽ lựa chọn việc sử dụng mạng phù hợp nhất trên điện thoại của mình cũng như khu vực bạn đang ở. Phần lớn các sinh viên du học Úc sẽ sử dụng mạng điện thoại di động của nhà cung cấp dịch vụ Optus hoặc Vodaphone.

du-hoc-sinh-uc-can-nhat-smartphone

Mạng Vodafone

Với học sinh có điều kiện du học Úc, việc đăng ký dịch vụ mạng Vodafone ngay tại Việt Nam vô cùng hữu ích. Các bạn được chọn số theo đúng ý mình, được miễn phí mua sim, card Vodafone.

Du học sinh sẽ được hướng dẫn sử dụng mạng di động ngay tại Việt Nam trước khi sang Úc, chủ động kết nối điện thoại ngay khi xuống sân bay, có nhân viên hỗ trợ dịch vụ ngay tại sân bay, với trị giá thẻ ban đầu là $20.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ của Vodafone tại Việt Nam với 2 gói sản phẩm đầu tiên:
Gói thứ nhất bao gồm miễn phí sim và gói cước $20 linh động dành cho người dùng trong thời gian đầu tới Úc, thích hợp với các du học sinh và những đối tượng có visa lưu trú dài hạn tại Úc.

Gói này có thời hạn nghe trong 30 ngày với tài khoản trị giá $20 cho các cuộc gọi thường và gọi video trong nước, có thể sử dụng để trả phí cuộc gọi quốc tế và tin nhắn, được thêm 50 phút miễn phí đối với các cuộc gọi nội mạng, tin nhắn SMS & MMS tiêu chuẩn và quốc tế. Gói dữ liệu chỉ sử dụng tại Úc, và cước lưu lượng vượt gói 0.02$/MB.

Gói thứ hai bao gồm miễn phí sim và gói cước $10 linh động thích hợp cho đối tượng khách du lịch hoặc có visa lưu trú ngắn ngày. Gói này có thời hạn nghe trong 30 ngày với tài khoản trị giá $10 cho các cuộc gọi thường và gọi video trong nước, có thể sử dụng để trả phí cuộc gọi quốc tế và tin nhắn, tin nhắn SMS & MMS tiêu chuẩn và quốc tế. Gói dữ liệu chỉ sử dụng tại Úc, và cước lưu lượng vượt gói 0.02$/MB.

Tất cả các dịch vụ trên áp dụng trong lãnh thổ Úc. Sau khi sử dụng gói linh động trên, sử dụng cho sim trả trước, người dùng có thể tới các cửa hàng của Vodafone tại Úc để lựa chọn các gói dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách chi tiêu của mình.

Mạng điện thoại của Optus

Với mạng điện thoại của Optus (www.optus.com.au), sinh viên du học Úc nên dùng loại dịch vụ trả trước bằng cách mua thẻ nạp tiền với nhiều mệnh giá khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có ba lựa chọn. Với “free calls”, khi nạp thẻ có mệnh giá thấp nhất AUD 30, bạn sẽ nhận thêm được 300 phút gọi miễn phí trong thời hạn 2 tháng, và sẽ hết hạn trong 6 tháng.

Với “turbo charge”, khi nạp thẻ AUD 30 hoặc AUD 50, số tiền trong tài khoản sẽ tăng lên tương ứng AUD 120 hoặc AUD 300 với thời hạn một tháng. Còn với “new text 18 ¢ talk”, cứ mỗi tin nhắn hoặc 30 giây gọi, bạn chỉ phải trả 18 cent thay vì 37 cent như những cuộc gọi thông thường.

Nhìn chung, giới sinh viên thường dùng loại “free calls”. Lần đầu hòa mạng, sim điện thoại sẽ được tặng không khi bạn mua thẻ 30 AUD. Hãy đọc hướng dẫn kích hoạt tài khoản sử dụng trong bộ “sim pack” và nhớ số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở của mình để còn khai báo với tổng đài.
Với điện thoại công cộng hay điện thoại cố định, thay vì tính cước theo thời gian, nước Úc lại tính cước theo cuộc gọi.

Bạn chỉ cần bỏ 50 cent vào trong điện thoại công cộng là có thể ‘buôn’ cả ngày với một máy thuê bao cố định khác với điều kiện phải cùng mã vùng. Còn nếu gọi tới một thuê bao di động, cước cuộc gọi sẽ tính như bình thường là khoảng 50 cent/30 giây.

Nếu có nhu cầu gọi về Việt Nam thường xuyên, bạn nên mua một chiếc thẻ mệnh giá 10 AUD có thời lượng sử dụng từ 150-200 phút với thời hạn là ba tháng. Hãy đọc mặt sau của thẻ để biết cách sử dụng.

Vậy còn chần chừ gì nữa mà không gọi điện báo tin cho gia đình là bạn đã sang tới Úc an toàn. Chỉ cần bấm: +84 – mã vùng bỏ chữ số 0 ở đầu (đối với thuê bao cố định, còn với di động thì không cần bấm mã vùng) – số điện thoại cần gọi là bạn có thể liên lạc được với gia đình rồi.

Nguồn: Kênh tuyển sinh

Người nghỉ hưu Úc sống dưới mức nghèo khổ

1

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hơn 1/3 người nghỉ hưu ở Úc đang sống dưới mức nghèo khổ.

Báo cáo có tên gọi “Pensions at a Glance 2015” đã so sánh thu nhập của người nghỉ hưu ở Úc với 33 quốc gia khác. Úc bị xếp thấp thứ hai về vấn đề công bằng xã hội, với 36% người nghỉ hưu ở Úc đang sống dưới mức nghèo khổ. Báo cáo này định nghĩa những sống dưới mức nghèo khổ là những người có thu nhập bằng một nửa thu nhập trung bình của các hộ gia đình.

Hàn Quốc là quốc gia có số người nghỉ hưu phải sống dưới mức nghèo khổ nhiều nhất với tỷ lệ 50%. Tỷ lệ người nghỉ hưu phải sống dưới mức nghèo khổ trung bình ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế là 12.6%. Báo cáo cũng cho thấy chính phủ Úc trợ cấp cho người cao niên ít hơn các quốc gia khác thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Cụ thể, chính phủ Úc chỉ chi 3.5% GDP cho người nghỉ hưu, thấp hơn tỷ lệ trung bình là 7.9% của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

nguoi-nghi-huu-uc-song-duoi-muc-ngheo-kho
Photo: adelaidenow.com.au

Trước đó, báo cáo Global Age Watch Index 2015 cũng cho thấy, Úc là quốc gia yếu kém nhất trong khu vực về vấn đề đảm bảo thu nhập cho người cao niên. Chuyên gia nghiên cứu cấp cao của tổ chức Combined Pensioner and Superannuants Association ông Paul Versteege nói rằng, lương hưu cơ bản của người Úc vẫn thấp hơn thu nhập trung bình của các hộ gia đình.

“Tại Úc vẫn còn có một số lượng lớn người nghỉ hưu chỉ sống dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất là lương hưu. Mặc dù đã được cải cách và gia tăng trong thời gian gần đây, song lương hưu cơ bản dành cho những người sống độc thân vẫn ở mức thấp”, ông Versteege cho hay.

Lương hưu hàng năm dành cho người sống độc thân ở Úc là khoảng $22,000 và dành cho các cặp vợ chồng là $34,000. Hiện tại ở Úc có 2.25 triệu người đang được nhận lương hưu.

Nguồn: Viet Times Australia

Sốc với hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi trong xe hơi

0

Hàng trăm trẻ ở Victoria vẫn bị bỏ quên trong xe hơi trong tháng Mười hai vừa qua bất chấp những lời cảnh báo không ngừng về tác hại của việc bỏ quên trẻ trong xe hơi trong mùa hè.

Theo thống kê của Trung tâm Cứu thương bang Victoria, các nhân viên y tế đã nhận được 225 cuộc gọi về việc trẻ bị bỏ quên trong xe hơi trong tháng trước. Trong đó, có 13 cuộc gọi được tiếp nhận trong một ngày có nhiệt độ lên đến 37 độ C. Thống kê này đã vượt xa con số 161 cuộc gọi hồi tháng Mười hai 2014.

Theo đó, chính quyền Lao động bang Victoria sẽ phát động chiến dịch “No Exceptions, No Excuses” để khuyến cáo người dân về tác hại của việc bỏ quên trẻ trong xe hơi, trong bối cảnh nhiệt độ được dự báo sẽ vượt mức 40 độ C trong ngày thứ Tư 13/1. Phụ huynh hoặc những người chăm sóc trẻ có thể bị phạt đến $3700 và sáu tháng tù giam nếu bỏ quên trẻ trong xe hơi.

Photo: theage.com.au
Photo: theage.com.au

Ngoài ra, chiến dịch “No Exceptions, No Excuses” còn nhấn mạnh nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng rất nhanh ngay cả khi phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ chỉ đi mua sắm hoặc làm việc lặt vặt trong thời gian ngắn. Quyền Thủ hiến James Merlino kêu gọi người thân quan tâm nghiêm túc đến vấn đề này.

“Chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt với thời tiết nóng trong mùa hè này. Do đó, việc bỏ quên trẻ trong xe hơi sẽ không được chấp nhận với bất kỳ lý do nào”, ông Merlino nhấn mạnh. Chiến dịch “No Exceptions, No Excuses” sẽ được phát trên radio, quảng cáo trực tuyến và hiển thị trên các bảng quảng cáo và các bài viết trên mạng xã hội.

Giám đốc phụ trách gia đình và trẻ em bang Victoria bà Jenny Mikakos cũng khẳng định phụ huynh và người chăm sóc trẻ không nên bỏ trẻ một mình trong xe cho dù chỉ trong tích tắc.

Nguồn: Viet Times Australia

Khủng bố bằng súng ở Perth

2

Nỗi lo sợ về mối đe doạ súng khiến cảnh sát phải liên lạc với nhóm chiến thuật phản hồi, trong 1 tại nạn ở những vùng ngoại ô ở phía đông nam Perth.

Trung tâm kiểm soát Denise Farrell cho biết, cảnh sát đã tham gia điều tra sự cố ở đường Oliphant ở Kenwick. Những con đường gần đó cũng bị chặn và có cả sự hiện diện của cảnh sát gồm sĩ quan mặc áo vest chống đạn.

Thanh tra cảnh sát Gary Kosovich cho biết, ở đây có liên quan đến loại súng mà nó gây ra vụ bế tắc trong 3 giờ liền với người đàn ông trong nhà. Ông cho biết cảnh sát bị buộc phải xông vào, cùng với các cảnh sát có kỹ năng để giải quyết vấn đề.

Các dịch vụ khẩn cấp tại hiện trường ở đường Oliphant, Kenwick. Thanh tra Kosovich cho biết, sự cố liên quan đến 1 kẻ lạ và những lời biện hộ được đưa ra để giành quyền nuôi con.

khung-bo-bang-sung-o-perth

Ông cho rằng, vấn đề đã được nảy sinh trong những tuần qua và có liên quan đến vụ án. Năm người được cho là đang ở trong nhà gồm 3 người phụ nữ. Ông cho biết, không có dấu hiệu hay điểm khả nghi nào liên quan. Một người đàn ông đã ở trong nhà, chịu đựng sự mất nước và đang được điều trị bởi cấp cứu St John.

Người đàn ông khác được hộ tống bởi cảnh sát đến chiếc xe cứu thương đang chờ. Một người hành xóm không muốn nêu tên, cho biết đây không phải là lần đầu tiên mà cảnh sát nhập cuộc vào vụ bế tắc tại nhà.

Cô cho biết tình hình rất đáng sợ đối với gia đình và những người dân khác. Người dân địa phương được yêu cầu tránh xa khu vực, vào khoảng 5:30, SCC xác nhận rằng sự cố đã được giải quyết và “có liên quan đến quốc gia”.

Con đường đã được mở lại. Một phát ngôn viên của cảnh sát Tây Úc sẽ không bình luận thêm về súng.

Nguồn: News Viet Uc

Du học sinh Việt sang Mỹ tăng mạnh

0

Ngoài Úc, du học sinh Việt cũng lựa chọn Mỹ là điểm dừng chân cho con đường học vấn của mình. Thực tế, số sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ cao thứ 3 trong đợt tuyển sinh vừa qua.

Cụ thể, từ tháng 7 tới tháng 11.2015, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đến 18,9%, đặc biệt ở các trường đào tạo cao đẳng, đại học. Đây là con số chỉ xếp sau Ấn Độ (20,7%) và Trung Quốc (19,4%), những nước đóng góp nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ.

Thống kê này do Hệ thống thông tin về Sinh viên và Khách mời trao đổi (SEVIS) thực hiện và công bố trong tháng 12.2015. Khác với cách tính của Open Doors, thuộc Viện Giáo dục Quốc tế, những con số của SEVIS tính theo thời gian thực và bao hàm tất cả những người theo học tại mọi cấp trong hệ thống giáo dục.

Sự tăng trưởng của số lượng người Việt Nam theo học tại Mỹ được nhận xét “chóng mặt”, qua đó nâng tổng số học viên, sinh viên người Việt ở Mỹ lên 28.883 người. Như vậy, Việt Nam hiệp xếp thứ 6 trong thống kê về số học viên, sinh viên nước ngoài tại Mỹ.

Chi phí theo học tại các trường tại Mỹ không nhỏ, nhưng sinh viên Việt Nam lại đang tăng rất nhiều ở nơi đây - Ảnh: Bloomberg
Chi phí theo học tại các trường tại Mỹ không nhỏ, nhưng sinh viên Việt Nam lại đang tăng rất nhiều ở nơi đây – Ảnh: Bloomberg

Cũng theo thống kê này, Mỹ đã vượt qua Canada xét về số lượng sinh viên Việt Nam theo học. Trong thống kê tới tháng 10.2015, có 28.524 sinh viên Việt Nam học ở Úc, giảm 0,4% so với năm 2014, trang University World News đưa tin hôm 15.1.

Các sinh viên Việt Nam hiện diện ở tất cả 50 bang ở Mỹ, từ 6 người ở Alaska cho đến 6.151 người tại California. Trong đó, 5 bang có nhiều sinh viên Việt Nam nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts và New York.

Trong số các ngành nghề sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ, ngành đào tạo ngôn ngữ chiếm 12,9%, tương đương 3.732 người. Tương tự lần lượt là đào tạo liên kết (27,9%, 8.050 người), đào tạo cử nhân (31,1%, 8.976 người), thạc sĩ (8,1%, 2.330 người) và tiến sĩ (4%, 1.159 người). Ngoài ra là một số ngành còn lại không thuộc các văn bằng liên quan, ví dụ tuyển sinh trung học và các trường dạy nghề, thẩm mỹ…

Theo lý giải của SEVIS, sở dĩ số lượng sinh viên, học sinh và học viên Việt Nam gia tăng là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cải thiện trong cùng khoảng thời gian tương ứng, cộng thêm tâm lý xem Mỹ là nơi đào tạo tốt. Và theo thống kê trên, phụ huynh người Việt Nam đã chi gần 1 tỉ USD cho việc giáo dục cho con em họ tại Mỹ.

Hiện tại ở Mỹ có khoảng 1,2 triệu sinh viên quốc tế theo học, với khoảng 75% số đó ghi danh vào đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Châu Á chiếm tới 77% số lượng người học.

Nguồn: Thanh Niên