Tuesday, April 22, 2025
Home Blog Page 711

Làm giàu tại Úc bằng nem cuốn và bánh mì

0

Trong 3 năm qua, việc kinh doanh của Rolld phát triển nhanh chóng, tăng trưởng lên đến 800% và đang có ý định mở rộng chi nhánh ra nước ngoài.

Công thức nấu ăn truyền thống trong gia đình được truyền từ mẹ và dì đã giúp cho nhà vật lý trị liệu gốc Việt – ông Bao Hoang- ở thành phố Melbourne, Australia xây dựng được một đế chế đồ ăn nhanh trị giá đến hàng triệu USD.

Ông chủ gốc Việt 33 tuổi đã hợp tác cùng với bạn học Ray Esquieres, và người em họ Tin Ly mở công ty kinh doanh đồ ăn Việt tên là Rolld, bán bánh mì, nem cuốn, bún phở, cơm tấm, bánh xèo, gỏi.

Trong 3 năm qua, việc kinh doanh của Rolld phát triển nhanh chóng, tăng trưởng lên đến 800% và đang có ý định mở rộng chi nhánh ra nước ngoài. “Chúng tôi muốn cung cấp cho thị trường loại thức ăn thay thế cho sushi”, ông Bao nói.

36 nhà hàng trải khắp Australia

Thời gian đầu, cửa hàng của Rolld mở ở trong ngõ Goldsbrough, thành phốMelbourne với mục tiêu là những khách hàng tiềm năng đến từ các cơ quan ở gần đấy như tòa án quận Deloitte, Ngân hàng Quốc gia Australia, Vua gỗ Mallesons và Công ty bảo hiểm CGU.

Đồ ăn của Rolld dành cho những nhân viên văn phòng cần một bữa ăn trưa nhanh và lành mạnh, ông Bao Hoang cho biết.

Việc kinh doanh ngày càng khởi sắc, cho đến nay đã có 36 cửa hàng của Rolld trải khắp Australia, tại các bang như Victoria, New South Wales, Queensland, Tây Australia và Thủ đô Canberra. Doanh thu từ các cửa hàng lên đến 40 triệu AUD (gần 30 triệu USD) trong một năm.

Ông Bao Hoang tiết lộ, nem cuốn Việt Nam rất được ưa chuộng tại Australia. Mỗi năm Rolld bán được từ 5-6 triệu chiếc nem cuốn, chiếm đến 50% doanh số của công ty.
“Khi việc kinh doanh và thương hiệu tiếp tục phát triển, chúng tôi sẽ xem xét để kêu gọi đầu tư nhiều hơn”, ông Bao Hoang chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Bao Hoang khiêm tốn khi được phóng viên yêu cầu so sánh chuỗi nhà hàng của mình với Schnitz- một thương hiệu về đồ ăn nhanh rất thành công có tên trong bảng xếp hạng BRW Fast 100 năm 2015 với doanh thu là 72 triệu AUD.

Kinh doanh đồ ăn nhanh không hề dễ

Ông Bao Hoang cho biết, việc kinh doanh đồ ăn ở Australia không hề “dễ dàng”. “Muốn kinh doanh, bạn cần phải có niềm đam mê và động lực thực sự. Một thương hiệu thực phẩm có thể đến với thị trường và ra đi nhanh chóng”.

Ông Bao Hoang- đồng sáng lập thương hiệu thức ăn Việt mang tên Rolld- giới thiệu món bánh mì và nem cuốn. (ảnh: afr.com).
Ông Bao Hoang- đồng sáng lập thương hiệu thức ăn Việt mang tên Rolld- giới thiệu món bánh mì và nem cuốn. (ảnh: afr.com).

“Rất khó để quản lý được cơ sở kinh doanh mới khởi nghiệp với số vốn ít ỏi. Bạn phải xây dựng một thương hiệu thật mạnh mẽ, chỉ cần doanh số bán hàng của bạn giảm đi 10% thì cũng có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối lớn”, ông Bao nói.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh trở thành ngôi sao của lĩnh vực bán lẻ. Sắp tới, Rolld sẽ mở nhà hàng đầu tiên ở bang Nam Australia trong năm 2016 và mục tiêu của Rolld là phải có 100 nhà hàng vào cuối năm 2018.

Mang thương hiệu đồ ăn Việt ra thế giới

Ông Bao Hoang cho hay: “Chắc chắn Rolld sẽ phát triển ra thị trường quốc tế. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Manila (Philippines) và cũng đã bàn cách phát triển chi nhánh ở các nước châu Á khác”.

“Chúng tôi cũng muốn mở rộng thị trường ở Anh và Mỹ. Nước Mỹ là một thị trường lớn và đang bão hòa với hàng loạt chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh như hamburger và pizza, nhưng chúng tôi muốn cung cấp cho người tiêu dùng một thứ gì đó độc đáo hơn”, ông Bao Hoang cho biết thêm.

Với hơn 700 nhân viên, ông Bao Hoang nhận định, thách thức lớn nhất đối với một doanh nghiệp như Rolld là đẩy nhanh nhịp độ.

“Bạn phải tập trung vào việc phát triển đội ngũ làm việc cùng bạn và tạo nên một văn hóa làm việc. Đó là công thức của sự thành công”, ông Bao Hoang chia sẻ.

Nguồn: Cafebiz

 

Du học sinh ÚC bị cấm gần động vật

0

Đây là trường hợp của một du học sinh Trung Quốc tại Úc khi bị các cơ quan chức năng cấm sở hữu động vật khi chàng trai này đánh một chú cún dã man.

Theo đó vào tháng Bảy năm ngoái, Zhang Xudong sinh viên đại học 25 tuổi người Trung Quốc đã hành hạ dã man chú chó Samoyed trắng của mình bằng một cái móc áo khiến con vật vô cùng đau đớn. Sau khi chú chó đã tỏ ra thuần phục, hối lỗi anh chàng này vẫn không chịu buông tha, Zhang Xudong đã dùng cả hai chân bật lên để nện vào đầu chú chó.

Đoạn clip được lan truyền đã làm dậy lên làn sóng phẫn nộ từ phía cộng đồng mạng. Những hình ảnh hành hạ chó dã man này sau đó đã được gửi đến RSPCA (Hội Hoàng gia bảo vệ súc vật), cơ quan chức năng ngay sau đó, các cuộc thẩm vấn cũng bắt đầu diễn ra. Chàng sinh viên có gương mặt điển trai này cho biết, nguyên nhân khiến anh trừng phạt chú chó bởi nó đã làm hư hỏng một số đồ nội thất.

Zhang Xudong sở hữu vẻ ngoài thư sinh và vừa nhận bằng kỹ sư khai thác mỏ.
Zhang Xudong sở hữu vẻ ngoài thư sinh và vừa nhận bằng kỹ sư khai thác mỏ.

Matt Ward, luật sư của Zhang, cho biết chú chó không hề bị tổn hại gì và cho biết thân chủ của ông đã hối tiếc sâu sắc vì hành động nóng nảy của mình. Zhang – người vừa tốt nghiệp với bằng kỹ sư khai thác mỏ, cũng đã viết thư xin lỗi đến RSPCA.

Cuối cùng tòa án đã đưa ra phán quyết thỏa đáng khi khẳng định các loài động vật cần được bảo vệ, chăm sóc và yêu thương. Zhang bị cấm sở hữu chó hoặc bất kỳ loại động vật nào trong vòng 5 năm.

Nguồn: Tin tức

Mãn nhãn ảnh san hô bờ biển Úc

0

Bờ biển ở Australia sở hữu rặng san hô gần bờ đẹp nhất thế giới và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

man-nhan-anh-san-ho-bo-bien-uc-1
Ningaloo nổi tiếng với những rạn đá ngầm lớn trải dài 260 km bên ngoài bờ biển phía bắc của Tây Úc. Ảnh: Stantonlocal.
Bờ biển này có rặng san hô Ningaloo cùng tên, là rặng san hô lớn với khoảng 200 loài san hô cứng, 50 loài san hô mềm. Ảnh: Australia.
Bờ biển này có rặng san hô Ningaloo cùng tên, là rặng san hô lớn với khoảng 200 loài san hô cứng, 50 loài san hô mềm. Ảnh: Australia.
Nơi này còn là nơi tập trung săn mồi theo mùa của cá nhám voi. Ảnh:Suitcasesandstrollers.
Nơi này còn là nơi tập trung săn mồi theo mùa của cá nhám voi. Ảnh:Suitcasesandstrollers.
Bờ biển Ningaloo cũng là nơi tranh luận bảo tồn xung quanh tiềm năng việc phát triển du lịch tiềm năng. Ảnh: Australia.
Bờ biển Ningaloo cũng là nơi tranh luận bảo tồn xung quanh tiềm năng việc phát triển du lịch tiềm năng. Ảnh: Australia.
Ningaloo gồm nhiều hang động ngầm và hệ sinh thái độc đáo. Ảnh: Etraveltrips.
Ningaloo gồm nhiều hang động ngầm và hệ sinh thái độc đáo. Ảnh: Etraveltrips.
Đây cũng là khu vực có nhiều cá mập và rùa biển sinh sống. Ảnh: Tes.
Đây cũng là khu vực có nhiều cá mập và rùa biển sinh sống. Ảnh: Tes.
Năm 1987, bờ biển Ningaloo được chuyển thành Vườn Quốc gia Hải dương Ningaloo. Ảnh: Yahoo.
Năm 1987, bờ biển Ningaloo được chuyển thành Vườn Quốc gia Hải dương Ningaloo. Ảnh: Yahoo.
Năm 2011, UNESCO công nhận Ningaloo và các khu vực xung quanh là Di sản thế giới. Ảnh: Lovebirds.
Năm 2011, UNESCO công nhận Ningaloo và các khu vực xung quanh là Di sản thế giới. Ảnh: Lovebirds.

Nguồn: Báo Úc

Vụ hành hung khủng khiếp ở McDonald

0

Ba phụ nữ đã bị buộc tội hành hung người khác trong một trận ẩu đả giữa một nhóm phụ nữ với thái độ được đánh giá là khá bệnh hoạn, sự việc xảy ra tại của hàng McDonald ở Victoria.

Vào lúc 2h chiều hôm qua khi các nhân viên của cửa hàng McDonald đang tiến hành phục vụ khách hàng như mọi ngày. Một khách hàng nữ đang đứng trước quầy order bỗng bị 1 phụ nữ lạ mặt từ phía sau đẩy tới khiến cô suýt ngã.

Chưa dừng lại ở đó, người phụ nữ đó túm lấy tóc cô gái tội nghiệp, kéo cô về phía sau khiến cô ngã nhào xuống đất. Thấy vậy, bạn của nạn nhân bước tới để giúp đỡ, nhưng không may cô ấy cũng bị tấn công, thậm chí còn bị đấm mạnh nhiều phát liền vào đầu và vào mặt.

Một nhóm 3 cô gái đấm đá liên tiếp vào mặt và vào người của cả 2 nạn nhân. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn nhân mặc áo đen đã quỳ gối xin tha, nhưng 3 cô gái hung tợn xem đó như là một lời thách thức, họ đấm mạnh 6 phát liền vào đầu cô gái khiến cô ấy dường như bất tỉnh.

vu-hanh-hung-khung-khiep-o-mc-donald

Một trong những người chứng kiến video bạo lực trên đã hét lên: “Dừng lại! Chỉ một cú đấm nữa thôi là 2 cô gái kia sẽ chết mất. Những con người đó, họ thậm chí còn tệ hơn cả cầm thú, .. ôi trời ơi. Họ cũng là phụ nữ với nhau, vậy tại sao họ lại đối với nhau như vậy. Video này thật quá khủng khiếp để xem”.

Một xe cứu thương đã nhanh chóng được đưa đến hiện trường để sơ cấp cứu ngay cho 2 nạn nhân xấu số, một người 20 và một người 23 tuổi. Cả 2 người phụ nữ đều bất tỉnh ngay sau khi trận ẩu đã kết thúc.

Đó là một trong khá ít các vụ ẩu đã gần đây xảy ra tại chuỗi cửa hàng McDonald, theo thông tin cho biết, tần suất các vụ ẩu đã tăng nhanh trong thời gian gần đây vì khách hàng đến McDonald ở vùng ngoại ô phía Bắc thường là những băng nhóm chuyên tổ chức các trận đua xe bất hợp pháp với tính khí rất hách dịch.

Gần đây, băng nhóm này đã tổ chức 1 sự kiện được gọi là Đường đua trượt phanh phía Bắc, sự kiện thu hút hàng trăm người đến từ các khu công nghiệp gần đó theo dõi. Sự kiện này xảy ra 2 đêm trước khi cuộc ẩu đã ở cửa hàng McDonald diễn ra.

“Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 milimét mà thôi, thay vì dùng sức mạnh để bảo vệ chính bản thân mình, họ lại đi đánh đập người khác để mua vui, sống như thế có gì là đáng tự hào nhỉ?”, một người chứng kiến vụ việc cho biết.

Cảnh sát đã nhanh chóng vào cuộc và bắt giữ các đối tượng. Sáng nay, 3 người phụ nữ, tuổi từ 19, 20 và 21 đã bị bắt tại Melon với tội danh cố ý gây thương tích cho người khác và tấn công người khác một cách bất hợp pháp, vô căn cứ.

Nguồn: Yahoo News

Nhốt con trong ô tô để đi mua sắm

0

Một người mẹ trẻ đã để lại cậu con trai 2 tuổi của cô trong 1 chiếc xe hơi bị khóa trong rồi vô tư đi mua sắm một mình tại trung tâm thương mại Sydney, cô ta đã bị buộc tội vì hành vi được cho là ngược đãi trẻ em của mình.

Một người đi đường ngạc nhiên khi phát hiện một bé trai bé bỏng bị nhốt một mình trong một chiếc xe tại bãi đậu xe ở Bankstown vào chiều hôm thứ hai, thấy vậy, người này lập tức gọi điện và báo cho cảnh sát biết.

Cảnh sát đã nhanh chóng đập cửa kính xe và giải cứu bé trai trong tình trạng kiệt sức, bé đã được nhập viện trong tình trạng mất nước khá trầm trọng.

nhot-con-trong-o-to-de-di-mua-sam

Người mẹ trẻ đã hốt hoảng khi không nhìn thấy con trai mình trong chiếc xe, nhưng ngay sau đó, cô đã được gặp cảnh sát và cảnh sát bắt buộc cô phải tường trình về hành động vô trách nhiệm đối với con trai cô trước khi cô được nhận lại xe và đến gặp con mình.

Bà mẹ trẻ đã bị gọi đến tòa án vì tội cố tình “nhốt” con trai của mình trong xe khiến cho bé bị kiệt sức và mất nước trầm trọng. Cô ta sẽ sớm xuất hiện trước tòa án địa phương Bankstown để chịu trách nhiệm cho hành vi của mình vào tháng tới.

Nguồn: Báo Úc

Sốc với tàu lửa dựng đứng ở Úc

Tàu lửa, tàu điện ngầm, tàu cao tốc… thông thường chạy trên mặt bằng, hành khách không có gì phải lo âu. Thế nhưng, trên đất Úc lại có loại tàu lửa chạy thẳng đứng xuống vực và… lên trời, cảm giác rất ớn lạnh.

Người Úc gọi loại hình di chuyển này là Steepest Railway (tàu lửa dốc đứng) vì nó sẽ khởi hành từ mặt bằng rồi lao xuống một góc 90o. Lúc quay trở về nhà ga cũng vậy, chiếc tàu lấy đà rồi lượn một góc cũng 90o chạy thẳng lên trời. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là dịch vụ tàu lửa có độ dốc nhất thế giới. Sở dĩ gọi là dịch vụ vì tàu lửa này chủ yếu phục vụ cho du khách đến tham quan Blue Mountains.

Blue Mountains là công viên quốc gia của nước Úc, cách Sydney khoảng 80 km, được công nhận di sản thế giới nhờ vào những giá trị đặc sắc về địa lý, thác nước, thảm thực vật và nét văn hóa của thổ dân bản địa – cư dân lâu đời của đảo Úc từ hàng chục ngàn năm trước.

soc-voi-tau-lua-dung-dung-o-uc
Tàu lửa dốc đứng ở Blue Mountain (Úc) – Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Công viên này có những rặng núi đá trùng điệp cùng vô số thung lũng và ngành du lịch Úc đã nghĩ ra cách tạo thêm cảm giác mạnh để phục vụ du khách bằng cách thiết lập loại hình tàu lửa chạy trên đường ray dốc đứng. Một trong số những địa điểm như vậy nằm ở thị trấn

Không đồ sộ như những toa tàu lửa ta thường thấy, các băng ghế của tàu lửa dốc đứng ở Katoomba có bề ngang đủ cho 3 người ngồi, mui tàu được bịt lưới. Trước khi khởi hành, một thanh sắt sẽ tự động hạ xuống chắn ngang bụng du khách, giống như thắt dây an toàn trên máy bay, để chắc chắn rằng không có ai bị hất văng ra khỏi ghế ngồi khi chiếc tàu lao xuống vực hoặc vút lên đỉnh núi. Nếu chẳng may bị hất văng ra khỏi ghế thì đã có tấm lưới trên đầu chặn lại.

Nói là nói vậy, chứ thật ra mọi sự an toàn tính mạng cho du khách đã được người Úc tính toán kỹ. Đoạn đường từ điểm khởi hành tới điểm đến của loại tàu lửa này chỉ vài trăm mét nhưng nó lại lách qua hẻm núi với ánh sáng lờ mờ, lạnh lẽo không khác gì mê cung hay địa ngục. Đó là lý do giải thích vì sao người Úc dùng từ Devil (ma quỷ, khủng khiếp) để nói về dịch vụ này.

Nếu bạn là người thích cảm giác mạnh, hãy đến Blue Mountains của nước Úc trải nghiệm tàu lửa dốc đứng nhất thế giới một lần cho biết.

Nguồn: Thanh Niên Online

Nhiều du học sinh không về Tết sau vụ Vi Tran

0

Bỏ ra 20-40 triệu đồng mua vé máy bay để về ăn Tết Nguyên đán với gia đình nhưng lại bị lừa, nhiều du học sinh Việt tại Australia ngậm ngùi ở lại vì không còn tiền mua vé mới, số khác chuyển hướng mua vé giá rẻ.

Nguyễn Ngọc Như Ý học ngành Bệnh lý tại thành phố Sydney (Australia) sau khi bị lừa mất 1.000 USD (hơn 22 triệu đồng) mua vé máy bay về Việt Nam qua người bán Vi Tran, hiện không còn tiền mua thêm vé mới. Mẹ em ở Việt Nam háo hức được đón con gái về quê ăn Tết, khi biết em bị lừa có thể không về được, mấy hôm nay bà khóc suốt.

“Em nhớ nhà, nhớ mẹ và bà ngoại quá mà giờ không biết làm sao. Giá vé cho ngày em muốn đi – về hiện khá cao. Nếu mua vé về quê, em phải tự lo nên đang cố gắng làm thêm để xem còn kiếm được vé giá rẻ của hãng khác không”, Như Ý tâm sự và cho biết bố đang ở Australia đã rất giận em về việc để bị lừa.

3 năm không về ăn Tết với mẹ nên khi có lương làm thêm, cộng với tiền xin gia đình, Như Ý đã háo hức đặt vé ngay. Qua một người bạn, Như Ý biết đến Vi Tran là người bán vé máy bay Vietnam Airlines qua mạng rẻ hơn các đại lý khác 300-400 USD (6-8 triệu đồng) và được nhiều phản hồi tốt.

Tết tại quê nhà là mơ ước của nhiều du học sinh Việt
Tết tại quê nhà là mơ ước của nhiều du học sinh Việt

Sau 1-2 tuần trao đổi, thấy những đòi hỏi của mình đều được nhiệt tình đáp ứng, Như Ý quyết định đặt vé khứ hồi Việt Nam – Australia cho ngày 1/2-17/2 giá 1.000 USD. “Vi hứa sẽ chuyển vé ngay nhưng phải 2-3 lần hối thúc, cô ta mới gửi vé cho em. Vì bận rộn công việc, em đã không check vé như thường làm mà tin tưởng mọi thứ đã ổn hết”, nữ sinh kể.

Có chị họ cần về Việt Nam gấp vào 1/1, Như Ý tìm tiếp tục tìm đến Vi Tran đặt vé khứ hồi và mua được với giá 1.900 USD, trong khi các đại lý khác là 2.300-2.400 USD. Đúng ngày bay, Vi Tran báo vé bị trục trặc, phải lùi lịch một ngày và sẽ bù lại tiền.

“Chị em về Việt Nam được mấy hôm thì trên mạng xôn xao thông tin Vi lừa tiền. Em hối hả gọi lên hãng kiểm tra thì nhận được thông tin vé em mua không hợp lệ. Vé của chị họ thì không có chiều về”, Như Ý chia sẻ.

Nhiều du học sinh không còn đủ tiền về quê nhà ăn Tết
Nhiều du học sinh không còn đủ tiền về quê nhà ăn Tết

Trần Bảo (đang làm việc tại Australia) cho biết, cô bạn gái mới sang Australia du học được 8 tháng cũng bị lừa 1.200 USD (hơn 25 triệu) khi mua vé máy bay về Việt Nam và phải hủy chuyến về nước vì không muốn xin thêm tiền của bố mẹ. “Tuy nhiên, gia đình ở Việt Nam đã đặt vé của hãng hàng không khác với mức 800 USD cho bạn gái em dù khá lo về an toàn đường bay, chất lượng dịch vụ, vốn bị điều tiếng là kém, hay trễ giờ”, Bảo nói.

Theo chàng trai này, những người bị lừa khác muốn về dịp Tết hầu hết đã đặt vé giá rẻ mới. Khi mua, ai cũng cẩn trọng vì còn hoang mang sau vụ lừa đảo. Cả Bảo, Như Ý và nhiều du học sinh Việt tại Australia đều được thông báo Vietnam Airlines hỗ trợ giảm giá vé cho sinh viên bị lừa. Tuy nhiên, do chỉ được áp dụng cho các chuyến bay khởi hành vào 3 ngày 13-15/1 nên du học sinh không thể sắp xếp lịch học, công việc để về kịp.

“Các khóa học bên đây đang tiếp diễn. Nếu muốn về nước, em phải báo sớm cho trường để dời ngày học. Những người bị lừa mua vé hầu hết đã sắp xếp lịch xong với nhà trường nên giờ dù vé máy bay có giảm nhưng thời gian quá gấp gáp nên khó ai đi được. Với người đi làm như em càng khó hơn vì nghỉ sẽ phải báo trước một tháng để chủ sắp xếp người thay thế, nếu về ngang sẽ mất việc”, Bảo chia sẻ.

Ngày 13/1, nghi phạm vụ lừa bán vé máy bay cho du học sinh Việt ở Australia bị cảnh sát bắt giữ. Thông tin này khiến các nạn nhân cảm thấy an lòng. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, rất khó có thể lấy lại được số tiền đã mất và xác định vụ lừa này là bài học đắt giá.

Nguồn: Vnexpress

Du học sinh Việt dễ bị lừa

1

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin hàng trăm du học sinh Việt Nam tại Úc bị lừa khi mua vé máy bay từ một tài khoản trên mạng xã hội. Đáng buồn, đây không phải là vụ việc hi hữu…

Đủ kiểu lừa

Tại Melbourne (Úc), hàng chục nạn nhân của đối tượng lừa đảo có tài khoản facebook tên Vi Tran đã đến đồn cảnh sát tố giác sự việc. Theo các du học sinh, tài khoản trên đã tồn tại khá lâu trên mạng xã hội với nhiều giao dịch mua bán vé máy bay giá rẻ thành công nên đã chiếm được lòng tin của du học sinh Việt Nam ở 2 thành phố Sydney, Melbourne.

Tuy vậy, những ngày qua, sau khi chuyển tiền mua vé, một số người mua dù có nhận được vé và mã xác nhận song khi kiểm tra lại thì phát hiện là mã vé giả, liên lạc với bên bán thì không nhận được hồi âm. Không chỉ bị mất hàng chục triệu đồng, kế hoạch về Việt Nam vui Tết với gia đình của những du học sinh này cũng khó có thể thực hiện được.

Ngoài dạng lừa đảo trên, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài còn phải đối mặt với nạn lừa đảo khi đi thuê nhà. Anh Nguyễn Quang Tùng – một cựu du học sinh tại Anh chia sẻ, khi sang Anh được vài tuần, anh Tùng tìm hiểu thông tin trên mạng thì thấy một mẩu quảng cáo có nhà cho du học sinh thuê, vị trí gần trường, tiện đi lại, giá rẻ, không ở cùng với chủ nhà.

Du học vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi học sinh Việt Nam
Du học vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi học sinh Việt Nam

Liên lạc với chủ nhà qua số điện thoại được đăng trên mạng, anh Tùng được hồi âm nếu không đặt cọc trước sẽ cho người khác thuê. Do vậy, nam sinh viên đã đồng ý đóng tiền cọc. Tuy nhiên, lúc chuyển đồ đến, anh Tùng mới ngã ngửa khi thấy trong căn hộ trên đã có người ở.

Lúc này, anh Tùng mới biết những thông tin đăng trên mẩu quảng cáo và giấy tờ tùy thân của người đứng tên cho thuê ngôi nhà là giả mạo. Kết quả, số tiền đặt cọc của anh Tùng đã một đi không trở lại.

Bên cạnh đó, nhiều du học sinh còn bị lừa khi được mời chào mua máy điện thoại với giá rất rẻ. Thực tế, người mua chỉ sử dụng được một thời gian ngắn là bị khóa máy và cuối cùng bị cảnh sát triệu tập do sử dụng, mua bán hàng trộm cắp.

Ngoài ra, một số du học sinh còn bị lừa khi tìm việc làm và các dịch vụ khác. Bạn Ngô Thu Hà – một du học sinh tại Mỹ chia sẻ, khi đọc một tin tuyển người giúp việc nhà, Hà đã đăng ký và nhận được email thông báo trúng tuyển với mức lương khá cao.

Trước khi đi làm, Hà phải thanh toán một khoản tiền gọi là phí môi giới. Sau 2 tuần làm việc, Hà đành ngậm ngùi bỏ việc dù chưa nhận được tiền công do khối lượng công việc lớn, phải di chuyển nhiều và chủ nhà liên tục gây sức ép.

Phải tìm hiểu kỹ thông tin

Nhằm tạo lòng tin đối với các du học sinh, các đối tượng thường sử dụng mác “dân bản địa”, đưa ra các lời mời chào, mức lương, giá cả hấp dẫn hoặc sử dụng giấy tờ, hóa đơn giả để thực hiện hành vi lừa đảo. Hầu hết các du học sinh lần đầu ra nước ngoài, chưa nắm được phong tục, tập quán và các quy định của nước sở tại nên rất dễ mắc bẫy.

Về tình trạng trên, Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, hình thức lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ trên mạng không phải là mới, song do tâm lý cả tin, ham rẻ nên nhiều du học sinh vẫn dễ dàng sập bẫy.

Do vậy, khi đặt mua vé tại các đại lý, sau khi mua, hành khách nên kiểm tra lại tại mục “Thông tin chuyến bay” trên website của hãng. Tại đó, có code vé, thông tin đầy đủ về hình thức thanh toán, chặng bay, giờ bay. Hành khách cũng cần cung cấp đầy đủ và chính xác (email, số điện thoại di động…) để được cập nhật thông tin về chuyến bay.

Để tránh bị lừa khi đi thuê nhà ở nước ngoài, mỗi cá nhân cần đọc kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký, nhất là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Không nên đặt cọc ngay số tiền lớn khi chủ nhà hối thúc mà phải xác minh thông tin bằng cách yêu cầu xem các giấy tờ liên quan.

Để có căn cứ giải quyết những tranh chấp phát sinh (nếu có) sau này, bên thuê cần kiểm tra kỹ đồ đạc trong nhà, những hư hỏng xuất hiện trước khi chuyển đến và yêu cầu ghi rõ vào biên bản, lưu lại bản sao biên lai thanh toán phí thuê nhà hàng tháng.

“Các du học sinh cần lưu ý không để lộ thông tin cá nhân, đưa thẻ sinh viên, hộ chiếu, thẻ tín dụng… cho người lạ. Mỗi cá nhân cần cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn về dịch vụ miễn phí, những việc làm đơn giản nhưng mức lương cao.

Khi phát hiện hành vi lừa đảo, cần nhanh chóng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc cơ quan chức năng của nước đó để được giúp đỡ” – luật sư Nguyễn Thị Thu khuyến cáo.

Nguồn: An ninh Thủ đô

Đến Sydney ăn phở Việt đúng vị

Ở Bankstown, New South Wales, hầu như người Australia gốc Á nào cũng biết tiệm phở An, nơi mỗi tô phở có giá khá cao nhưng người ta vẫn xếp hàng dài vào ăn.

Hơn 24 năm theo nghề, khi được hỏi quê quán, ông chủ tiệm Phan Chí Hiệp cười xòa: “Chuyên bán phở thì chỉ có thể là người Việt Nam”.

Sáng thứ sáu của tuần lễ đầu tháng 4, đường phố Sydney vắng lặng vì bước vào kỳ nghỉ lễ dài. Tuy nhiên các khu phố người Việt ở ngoại ô lại chộn rộn cảnh bán mua. Tiệm phở An của ông Hiệp ở gần khu Bankstown City Plaza, nay là Saigon Place cũng nhộn nhịp từ sáng sớm. Không chỉ có khách quen là người Việt, người Australia gốc Á, nhà hàng phở này còn hút cả khách Tây.

Khách đang ăn phở tại nhà hàng An ở tiểu bang Bankstown ngày 6/4. Ảnh: Vũ Lê
Khách đang ăn phở tại nhà hàng An ở tiểu bang Bankstown ngày 6/4. Ảnh: Vũ Lê

Bận rộn ở quầy thu ngân, ông Hiệp chỉ dành được ít phút chuyện trò với phóng viên từ Việt Nam sang. Từng sống ở Sài Gòn thời thơ ấu, ông chủ nhà hàng trang trí quán bằng hình ảnh nón lá, áo dài, cảnh đồng quê.

Kể về kỷ niệm bén duyên với nghề nấu phở, ông hồi tưởng lại 3 thập niên trước: “Lúc đầu tôi làm thuê ở New Zealand. Sau đó tôi di dân, chuyển sang bán phở. Việc đổi nghề ban đầu chỉ vì mưu sinh nhưng càng làm tôi càng say và gắn bó đến tận bây giờ đã được 24 năm”.

Ông chủ cho biết, ở Australia có nhiều điều kiện nấu món phở chất lượng cao vì xương bò rẻ, thịt bò có tiêu chuẩn cụ thể. Bò một năm, hai năm, ba năm tuổi được dùng vào mục đích chế biến khác nhau nên những bát phở có được hương vị rất đậm đà.

Một bát phở nhỏ ở nhà hàng An được bán 13 đô la Australia, tương đương 300 nghìn đồng. Mỗi tô được bán kèm đĩa giá cùng rau quế, tương đỏ (ớt), tương đen và sa tế mùi vị chẳng khác gì đang ăn phở ở TP HCM. Khác biệt lớn nhất so với Việt Nam chính là bát phở ở đây tuyệt nhiên không có ngò gai, một trong những loại rau đặc trưng ăn kèm với phở.

Nếu tinh ý, khách sẽ thấy một bảng nhỏ treo trên tường với thông báo: phụ thêm món tái giá 50 cent; phụ thêm hành dấm tính phí một đô la Australia. Riêng ngò gai phụ thêm có giá đắt gấp rưỡi món tái, lên đến 1,5 đô.

Nhà hàng bày trí tranh nón lá, áo dài treo trên tường và chậu hoa cũng đặc sệt phong cách Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê
Nhà hàng bày trí tranh nón lá, áo dài treo trên tường và chậu hoa cũng đặc sệt phong cách Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê

Giải thích về sự đắt đỏ của rau ngò gai, ông Hiệp cho hay, vì loại rau này chủ yếu do người Việt ở Australia trồng, sản lượng rất ít nên chỉ phục vụ khi khách có nhu cầu. Do có vị đặc trưng hài hòa với món phở nên nhiều người vẫn gọi thêm ngò gai dù giá đắt. Vì thế có khi quán không đủ rau này để bán.

Có quy mô 250 chỗ ngồi phục vụ thực khách, nhân viên làm toàn giờ và bán thời gian tổng cộng 40 người, nhà hàng phở An còn là nơi làm việc của hơn chục du học sinh từ Việt Nam sang. Ông Hiệp tiết lộ: “Mọi người có thể không tin, những sinh viên Việt Nam sang đây du học đa phần là con nhà giàu có nhưng các em vẫn chịu khó làm thêm bằng công việc bưng bê, quét dọn, phục vụ ở quán phở này”.

Cùng bạn bè dùng điểm tâm tại tiệm phở An sáng 6/4, chị Bích, người Australia gốc Việt sống ở Banktown 23 năm kể, khi chị đến khu này sinh sống thì quán phở đã có rồi. Chị cho hay đã gặp rất nhiều người Việt ở đây, có cả những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đến ăn phở. “Năm ngoái, một trung tâm thương mại của tiểu bang này đã được công nhận là khu đặc trưng của người Việt với tên gọi Saigon Place. Tôi tin rằng món phở đã góp phần cho cái tên ấy thêm phần thi vị”, chị Bích nói.

den-sydney-an-pho-viet-dung-vi-2
Người đứng giữa là ông Phan Chí Hiệp chủ nhà hàng An, người phụ nữ trong ảnh là bà Xuân, vợ ông Hiệp, đứng cạnh ông Hiệp là nhân viên phục vụ. Ảnh: Vũ Lê

Nhiều trang web vẫn còn lưu lại không ít lời tán tụng của thực khách Tây về quán phở này. Năm 2000, nhật báo Sydney Morning Herald trích lại lời ông John Newton, người từng dùng qua món phở ở nhà hàng An: “Bankstown có hai thứ nổi tiếng, là cựu thủ tướng Paul Keating (sinh ra ở đây), và món phở Việt độc đáo”.

Rời quán phở nhưng hương vị của món ăn Việt Nam vẫn vương vấn lòng thực khách. Mặc cho thời gian nhuốn màu trên mái đầu điểm bạc, với ông Hiệp, món phở sẽ còn gắn bó cùng ông nhiều năm nữa. Ông cho rằng việc nhà hàng chỉ chuyên bán phở Việt dù không thể phục vụ nhu cầu ẩm thực đa dạng nhưng lại là nét khác biệt với những điểm bán thức ăn còn lại ở Sydney.

Hầu hết các hàng quán tại khu vực có người Australia gốc Á sinh sống đều bán nhiều món: phở, bún bò Huế, mì, cơm, bánh mì… để phục vụ được khẩu vị của nhiều người. Riêng ông Hiệp luôn tâm niệm nhà hàng chỉ chuyên bán phở là đủ. Thậm chí, chủ quán còn cho rằng vì ông dành tất cả không gian cho phở nên món ăn này vẫn giữ được hương vị độc đáo, khó quên đối với thực khách hàng chục năm qua.

Nguồn : VnExpress

Hoảng sợ vì rắn đẻ trứng dưới tủ lạnh

0

Người phụ nữ ở Adelaide, Australia đã trải qua những giây phút vô cùng sợ hãi khi phát hiện ra một con rắn nằm dưới tủ lạnh.

Ngoài con rắn, chủ nhà còn được “khuyến mại” thêm 15 quả trứng rắn. Khi mở tủ lạnh ra để lấy đồ uống, người phụ nữ đã phát hiện ra con rắn nâu dài 1,5m ở phía dưới đang nhìn chằm chằm vào mình.

Con rắn và những quả trứng nằm phía dưới tủ lạnh.
Con rắn và những quả trứng nằm phía dưới tủ lạnh.

Người phụ nữ đã phải nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia bắt rắn Rolly Burrell. Ông Burrell đã dùng tay bắt con rắn và cho nó vào túi. Theo Burrell, con rắn trên là loài rắn nâu miền Đông. Đây được xem là loài rắn độc thứ hai trên thế giới.

Burrell cũng cho hay, nhiệt độ ấm áp cũng như độ ẩm phía dưới tủ lạnh đã khiến con rắn chọn địa điểm trên để làm tổ

Nguồn: Xã luận