Theo tờ Daily Mail. một người phụ nữ ở Wyndham, Australia đã bị con cá sấu tấn công và đứt một tay.
Người phụ nữ trên đang dắt chó đi dạo quanh bờ sông và bị con cá sấu bất ngờ lao tới tấn công. Không chỉ bị con cá sấu đã cắn đứt tay, người phụ nữ còn bị thương ở chân.
Người phụ nữ đen đủi đã được đưa tới bệnh viện Wyndham ngay sau vụ việc trên. Đây là vụ cá sấu tấn công người thứ hai ở phía Tây Australia chỉ trong 24 giờ qua.
Trước đó, cô Jackie Davies (25 tuổi) cũng bị cá sấu cắn khi đang bơi trong một hồ nước ở phía Đông Kimberley. May mắn cho Davies khi cô chị bị thương nhẹ ở bụng.
Úc sẽ đưa vào giới thiệu một loại thị thực doanh nghiệp mới nhằm thu hút các nhân tài từ các nước khác cũng như các sinh viên quốc tế chuyên về khoa học, toán học và công nghệ thông tin.
Đây là một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình Đổi mới và Khoa học Quốc gia mà Thủ tướng Malcom Turnbull vừa công bố với hy vọng tạo ra một nền kinh tế Úc thế kỷ 21 hiện đại và năng động.
Chính phủ tuyên bố sẽ chi gần 1,1 tỷ đô-la Úc trong 4 năm tới để thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển và nghiên cứu dựa trên doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Peter Dutton được trích dẫn bởi australiaforum nói các sáng kiến, kỹ năng và tài năng là rất cần thiết cho một nền kinh tế phát triển.
“Chương trình Đổi mới và Khoa học Quốc gia sẽ thay đổi cách người Úc làm việc cùng nhau để xây dựng một đất nước,” ông Dutton nói.
Ảnh: nomadsworld
Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ các sáng kiến phát triển doanh nghiệp mới và một số thay đổi về thị thực sẽ được giới thiệu vào nửa sau của năm 2016.
“Hệ thống thị thực rất quan trọng giúp Úc thu hút và sử dụng các nhân tài của quốc tế. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới việc giữ chân các sinh viên xuất sắc ở lại để góp phần thúc đẩy nền kinh tế trí thức,” ông Dutton nói.
Cụ thể, sẽ có các thay đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục trở thành thường trú nhân của các sinh viên quốc tế vừa tốt nghiệp các trường Đại học ở Úc với bằng Tiến sỹ hoặc Thạc sỹ nghiên cứu.
Bộ trưởng di trú nói ông tin rằng các thay đổi này sẽ hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Kỹ sư và Toán học gọi tắt là STEM (Sience, Technology, Engineering and Mathematics) hoặc chuyên ngành công nghệ thông tin (ICT) và các ngành liên quan.
Trong khoản tiền 1,1 tỷ đô đầu tư, một quỹ đổi mới trị giá 200 triệu đô sẽ được đầu tư cho các doanh nghiệp áp dụng và phát triển công nghệ từ Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học khối Cộng đồng chung (CISRO) và các trường đại học của Úc.
Quỹ thúc đẩy giáo dục – đặc biệt cho các môn khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán cũng được lập ra nhằm khởi động một “văn hóa đổi mới” trong thế hệ trẻ. Các nhà đầu tư ở giai đoạn khởi nghiệp khi thành lập doanh nghiệp sẽ được bù 20% khoản thuế không hoàn lại và miễn thuế đánh vào các khoản lợi nhuận. Chính phủ cũng dành riêng gần 50 triệu đô để khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái tham gia doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuyên bố đổi mới được Thủ tướng Turnbull đưa ra nhằm định ra hướng đi mới cho nền kinh tế Úc vốn trước đây dựa chủ yếu vào sự bùng nổ của ngành khai thác mỏ, song đã giảm sút mạnh trong thời gian qua do nhu cầu giảm trên thị trường thế giới. Ông nhấn mạnh: “Khi nền kinh tế Úc không còn dựa vào ngành khai mỏ, chỉ có những sáng kiến đổi mới có thể giúp tạo ra một nền kinh tế hiện đại và năng động của thế kỷ 21 mà Úc cần.”
Thủ tướng cũng thừa nhận “xứ chuột túi” bị tụt hậu so với các nước tiên tiến khác về đổi mới, do vậy đã đến lúc cần tạo ra các ý tưởng.
Giới chức Australia đã sơ tán khu vực nhà hát Opera và hủy nhiều chuyến phà có lộ trình gần đó sau khi cảnh sát nhận được lời đe dọa đánh bom.
Báo chí địa phương cho biết, lực lượng cảnh sát nhận được thông tin có bom tại khu vực nhà hát Opera thông qua các mạng xã hội.
Sau đó, việc sơ tán được tiến hành để cảnh sát tìm kiếm, rà soát nhà hát Opera và khu vực bờ sông xung quanh đó. Cảnh sát cho biết việc sơ tán và hủy các chuyến phà là biện pháp đề phòng.
Australia đã tăng cường các biện pháp an ninh sau làn sóng người Australia chiến đấu hoặc ủng hộ các nhóm phiến quân Hồi giáo ở Iraq và Syria tác động vào an ninh nội địa nước này.
Cảnh sát Sydney phong tỏa khu vực Nhà hát Opera do lo ngại có bom. (Ảnh: ABC News)
Hồi cuối tháng 11/2015, cảnh sát liên bang Australia cho biết, ít nhất 12 người sống tại Australia được cho là có khả năng thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở nước này.
Đến ngày 10/12/2015, Australia bắt giữ 2 người bao gồm một thiếu niên 15 tuổi với âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào một tòa nhà Chính phủ. Chính phủ Australia cũng báo động về độ tuổi ngày càng trẻ hóa trong số những kẻ có âm mưu tấn công khủng bố.
Mặc dù Cảnh sát bang New South Wales, Úc, không nêu danh tính người phụ nữ 24 tuổi bị bắt với cáo buộc lừa đảo hàng trăm du học sinh nhưng tên My Truc Le (Lê Mỹ Trúc) đã xuất hiện trong lịch xét xử ngày 3.2.
Hồ sơ xét xử của Lê Mỹ Trúc mang số 2016/00012361 và phiên tòa sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 30 ngày 3.2 (khoảng 5 giờ 30 cùng ngày, giờ Việt Nam), tại Downing Centre, một tòa án cấp địa phương ở Sydney, bang New South Wales (NSW).
Như Thanh Niên đã đưa tin, sáng nay, 14.1, Cảnh sát bang NSW phát ra thông cáo, cho hay nghi phạm trong vụ lừa đảo hàng trăm du học sinh ở Úc bằng hình thức bán vé máy bay giá rẻ qua trang Facebook Vi Tran đã bị bắt nhưng được cho tại ngoại chờ ngày ra tòa.
Lịch xét xử Lê Mỹ Trúc ở tòa Downing Centre
Dù cảnh sát không nêu tên nghi phạm bị bắt, chỉ cho biết là một phụ nữ 24 tuổi với cáo buộc nêu trên, nhưng các thông tin Thanh Niên thu thập được thể hiện nghi phạm tên Lê Mỹ Trúc, sinh năm 1991, quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Lê Mỹ Trúc sang Úc từ năm 1997 và tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế – Kế toán, cô vừa sinh con khoảng 3 tháng.
Tại phiên tòa vào ngày 3.2 tới đây, Lê Mỹ Trúc sẽ đối diện với hàng loạt cáo buộc về gian lận tài chính. Khi tội danh được thành lập, tòa sẽ công bố số tiền mà Mỹ Trúc cần phải trả lại cho các bị hại và bản án dựa trên các chứng cứ được công nhận.
Ở Úc, mức án tối đa dành cho tội lừa đảo là 10 năm tù; bên cạnh đó, ở bang New South Wales, luật còn quy định trong trường hợp một người phạm tội lừa đảo đối với nhiều người, thì mức án sẽ tính tổng trên các vụ. Trong khi đó, Downing Centre là tòa địa phương, có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt chỉ từ 2 năm tù trở xuống và các tranh chấp có giá trị dưới 40.000AUD.
Các nạn nhân đến trình báo cảnh sát – Ảnh: CTV
Có nghĩa, nếu tội danh được thành lập, và mỗi tội danh lừa đảo đối với một người tương ứng với hình phạt 1 năm tù, với trên 300 người là nạn nhân, được tính trên 300 tội danh lừa đảo, tổng hình phạt có thể đến trên 300 năm tù.
Điều đó cho thấy, nếu các tội danh của Lê Mỹ Trúc được thành lập, với ít nhất 240 trường hợp đã trình báo với cảnh sát và các cáo buộc đang tăng dần, người đứng sau Facbook Vi Tran đang đối mặt với hàng trăm bản án và hình phạt có thể lên đến cả trăm năm tù.
Tuy nhiên, Lê Mỹ Trúc đang có con nhỏ, điều này có thể là tình tiết tác động đến bản án dành cho cô. Ngoài ra, với các tội danh không gây nguy hiểm hay đe dọa an ninh cộng đồng, người bị phạt có thể đóng tiền thế thân để giảm nhẹ bản án.
Bên cạnh đó, trong trường hợp Lê Mỹ Trúc đang xin chế độ thường trú nhân và vẫn chưa được Úc công nhận quốc tịch, cô có thể sẽ bị trục xuất khỏi nước này sau khi thi hành án.
Các bị hại vụ Vi Tran trình báo cảnh sát – Ảnh: CTV
Với các bị hại là những du học sinh đã mua vé ảo qua trang Facebook Vi Tran mà Lê Mỹ Trúc là người đứng sau, sau khi bản án có hiệu lực, họ có thể sẽ được trả tiền lại và thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn tất việc hoàn tiền.
Với những người đã rời khỏi nước Úc, họ có thể nhận được tiền thông qua số tài khoản đã cung cấp cho tòa hoặc ngân phiếu được chuyển đến nhà. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào năng lực tài chính của bị cáo có còn đủ khả năng chi trả hay không.
Trong một lần trả lời Thanh Niên, mẹ của Mỹ Trúc, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Mỹ đang làm việc cho một bệnh viện ở Tiền Giang cho biết, gia đình bà sẵn sàng trả lại tiền cho các nạn nhân đã mua vé ảo qua Lê Mỹ Trúc.
Chiều 13/1, cảnh sát thành phố Sydney, bang New South Wales, Australia đã bắt giữ một phụ nữ 24 tuổi với cáo buộc lừa bán vé máy bay giả qua mạng xã hội Facebook cho các du học sinh Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nghi can này là người Việt Nam, lấy tên trên địa chỉ Facebook là Vi Tran, bị bắt giữ tại một địa chỉ ở Petersham, cách quận trung tâm thành phố Sydney khoảng 6km về phía Tây Nam.
Đối tượng hiện đã bị tạm giam và sẽ bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 3/2 tới với cáo buộc thu lợi tài chính bất hợp pháp bằng cách lừa gạt.
Hàng trăm du học sinh Việt Nam tại Australia bị lừa mua vé máy bay giả. Nguồn: vemaybaysieutoc
Ngày 7/1 vừa qua, cảnh sát bang New South Wales đã tiến hành điều tra ngay sau khi nhận được nhiều thông báo từ cộng đồng du học sinh Việt Nam ở Sydney và Melbourne về việc họ bị lừa mua vé máy bay giả của Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) qua một người mang biệt danh Vi Tran trên mạng Facebook.
Hiện cuộc điều tra vẫn được tiếp tục và theo thông báo của cảnh sát đến nay đã nhận được 240 trường hợp thông báo là nạn nhân của vụ lừa đảo này với tổng số tiền bị mất là hơn 360.000 AUD.
Chợ thì có gì lạ. Câu này luôn đúng đối với các chợ trên mọi nẻo đường đất nước VN. Lạ ở chỗ, chợ của bà con Việt kiều tại Bankstown, ngoại ô Sydney, vẫn chưa bị “Úc hóa”, mọi sinh hoạt cứ thân quen như bên nhà.
Rau đắt hơn thịt
Trong tiệm phở An ở ngoại ô Sydney trên đất Úc có treo bảng giá cho thực khách gọi ăn thêm: chén bò tái 0,5 đô la Úc (AUD), củ hành ngâm dấm 1 AUD, ngò gai 1,5 AUD. Bảng giá này nói lên một điều nghe có vẻ phi lý là rau đắt hơn thịt.
Không riêng gì nước Úc, rau sống ở các chợ Việt trên đất Mỹ, châu Âu cũng đắt đỏ như nhau. Tại sao? Câu trả lời là vì rất nhiều thứ rau theo khẩu vị của người Việt không trồng được ở xứ người. Xứ càng lạnh càng không trồng được, đành phải nhập khẩu.
Cửa hàng rau ở Bankstown – Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Hãy làm một chuyến tham quan khu chợ Việt ở Bankstown, ngoại ô Sydney, bạn sẽ thấy nơi đây chẳng thiếu thứ gì. Nói cách khác, ở VN có thứ gì, ở đây có thứ đó. Chỉ có điều khác biệt cơ bản là giá cả nhiều loại rau – củ – quả “nhìn thấy chóng mặt”.
Ví dụ như trái đậu bắp chẳng hạn, ở VN chỉ cần bỏ ra vài ngàn đồng là đủ cho cả nhà ăn, nhưng ở Úc có giá 10,99 AUD/kg (quy ra tiền Việt khoảng 170.000 đồng/kg, tính theo tỷ giá 16.000 đồng/AUD).
Trái thanh long trong nước có thời rớt giá thê thảm, bán vài trăm đồng/trái chẳng ai mua, vậy mà ở Úc giá của nó 120.000 đồng/kg. Trái ổi cũng vậy. Ở VN ổi được xếp vào loại “trái cây bình dân”, ở Úc giá khoảng 100.000 đồng/kg.
Có một nghịch lý là sầu riêng (trái cây “quý tộc”) và đu đủ chín (trái cây “thường dân”) có giá bằng nhau: khoảng 65.000 đồng/kg. Ở VN, nếu chi cùng một số tiền để ăn 1 trong 2 loại: sầu riêng hoặc đu đủ, bạn chọn trái nào?
Trong đám tiệc ở VN, người ta thường tráng miệng bằng nho ngoại cho nó sang, chứ chẳng ai liều mạng đãi khách bằng đu đủ cả. Vậy mà trái nho ở Úc chỉ có giá trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, nhập vào VN mới tăng lên gấp 3, 4 lần. Nói vui, đám tiệc ở Úc mà đãi món tráng miệng bằng nho là… tầm thường, đãi đu đủ hoặc mãng cầu (trái na) mới đúng dân chơi. Trái na giá khoảng 150.000 đồng/kg.
Món “tầm thường” thành “phi thường”
Đại đa số Việt kiều sống ở Sydney đều có quê ở miền Nam VN, do đó bà con rất thích ăn cơm có món canh chua cá lóc. Món này ở VN, nói thật, cũng là món tầm thường. Cá lóc nói riêng và cá da trơn (catfish) nói chung ở VN nhiều vô số kể, giá khá “mềm”, xuất khẩu ào ào.
VN chiếm khoảng 1/3 thị phần xuất khẩu cá da trơn vào Úc dưới dạng filet, không xương, được bày bán với giá khoảng 200.000 đồng/kg. Vì dưới dạng filet cho nên những ai ghiền ăn cái đầu và bộ đồ lòng cá lóc đành phải ngậm ngùi vì những thứ này đã được các nhà máy chế biến ở VN tách ra, coi như đồ phế thải.
Khoai mì và bắp luộc xuất xứ từ VN – Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Những thứ rau quả nấu chung với canh chua cá lóc như: thơm, bạc hà, giá, ngò ôm, ngò gai, đậu bắp, cà chua… ở xứ ta nhiều như… cỏ dại, không có gì phải bận tâm. Thế nhưng ở hải ngoại, như nước Úc chẳng hạn, muốn xơi món này quả là không đơn giản chút nào vì, như những thứ rau vừa liệt kê, chỉ có trái thơm và cà chua là dễ mua mà giá lại mềm, còn lại rất hiếm và đắt đỏ.
Nói đến những thứ rau nấu canh chua cá lóc, chợt nhớ đến món nghêu hấp sả. Cây sả ở VN được trồng khắp mọi miền đất nước, cắm xuống đất là lên, phát triển nhanh như… lau sậy, vậy mà không hiểu sao ở chợ Bankstown người ta bán đến 170.000 đồng/kg, ngang giá với đậu bắp.
Ai thèm món nghêu hấp sả hoặc đậu bắp luộc chấm chao chắc phải suy tính dữ lắm. Nhưng cây sả và đậu bắp vẫn chưa phải đắt nhất, củ gừng mới thuộc hàng top: giá khoảng 250.000 đồng/kg. Tết đến xuân về, gia đình nào muốn làm món mứt gừng đãi khách chắc phải tốn bộn bạc.
Nước Úc rất coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó lương thực – thực phẩm bày bán ở chợ đều rất hợp vệ sinh, đặt trên kệ. Những cửa hàng bán hải sản và thịt sống ở Bankstown (và những nơi khác cũng vậy) đều có tủ mát để trưng bày hoặc ướp nước đá, trừ một vài loại cá, cua biển còn sống. Chính vì vậy, khi bước vào những gian hàng này, bạn sẽ không ngửi thấy mùi tanh.
Ở các thành phố lớn của VN, thỉnh thoảng bạn nghe thấy người bán hàng rao: “Bắp luộc đây, mười ngàn ba trái!”. Chợ Việt ở Bankstown cũng có bắp luộc nhưng không phải nguyên trái còn vỏ như VN mà dưới dạng đóng gói, hút chân không, 3 trái/gói, ghi hẳn hoi PRODUCT OF VIETNAM, giá 50.000 đồng.
Khoai mì luộc cũng có, cũng đóng gói hút chân không, giá nhỉnh hơn một chút: 56.000 đồng/kg. Nghĩ vui, với 56.000 đồng, ở VN có thể mua một số lượng khoai mì đủ cho… cả tổ dân phố xơi.
Tất nhiên, thu nhập kiểu nào thì giá sinh hoạt kiểu ấy. Thu nhập kiểu Úc thì giá cả phải… Australia thôi! Chứ thu nhập ba cọc ba đồng kiểu VN mà chi tiêu theo thời giá kiểu Úc chắc sống được vài ngày.
Nói đâu xa, ăn tô phở chẳng hạn. Phở ở VN giá trung bình 30.000 đồng/tô, ở Úc khoảng 200.000 đồng/tô. Tiệm phở An ở Bankstown mà tôi có dịp đến ăn sáng được kiều bào xếp hạng phở ngon nhất thế giới.
Tôi đã có dịp thưởng thức món phở ở Pháp, Mỹ rồi nên cũng đồng tình. Ăn phở ở hải ngoại mà kêu tô lớn chắc chắn sẽ… hối hận, vì không tài nào xơi hết tô. Úc có nền chăn nuôi gia súc tiên tiến, cho nên thịt bò rất ngon, giá cũng dễ chịu. Kêu thêm chén tái trong tiệm phở An chỉ có 50 xu như đã nói ở đầu bài, trong khi mấy cọng ngò gai giá lại cao gấp 3 lần.
Nói đến rau, ăn phở ở VN là thoải mái nhất trên đời, xin thêm một đĩa ngò gai chẳng thấy ai tính tiền, hoàn toàn miễn phí. Nhưng kêu chén tái ăn thêm, giá bèo lắm cũng bằng 1/2 tô phở.
Cả Hoa hậu Pháp và Úc đều tự nhận là Á hậu 3 sau khi Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đã kết thúc.
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đã kết thúc với nhiều tranh cãi khi người dẫn chương trình Steve Harvey công bố nhầm kết quả rằng Hoa hậu Colombia là người chiến thắng. Sau đó, Steve mới đính chính lại rằng Hoa hậu Colombia là Á hậu 1, Hoa hậu Philippines mới là Tân Hoa hậu Hoàn vũ.
Tuy đã làm rõ kết quả ai là Tân Hoa hậu Hoàn vũ, ai là Á hậu 1, Á hậu 2, nhưng chuyện ai đạt giải Á hậu 3 và Á hậu 4 vẫn chưa được xác định rõ ràng. Điều này khiến cho hai thí sinh lọt vào Top 5 – Hoa hậu Pháp và Hoa hậu Úc – cùng nhận là Á hậu 3 trên dòng giới thiệu tài khoản Instagram của họ.
Hoa hậu Pháp và Hoa hậu Úc cùng nhận là Á hậu 3 trên dòng giới thiệu tài khoản Instagram của họHoa hậu Úc – Monika RadulovicHoa hậu Pháp – Flora CoquerelHoa hậu Pháp từng khoe bức ảnh cho thấy giải thưởng có chữ “Á hậu 3”
Tuy vậy, Flora từng khoe một bức ảnh cho thấy giải thưởng có đề chữ “Á hậu 3”. Chưa rõ liệu đây có phải giải thưởng chính thức từ ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ 2015 hay không, nhưng trang Missosology đặt ra câu hỏi rằng, nếu Flora đã nhận giải đề chữ “Á hậu 3” thì lẽ ra Monika cũng đã được trao giải có đề chữ “Á hậu 4”. Vì thế, chuyện cả hai cô gái cùng tự nhận là Á hậu 3 khiến nhiều người khó hiểu.
Bốn ngư dân Indonesia trôi dạt 8 ngày trên vùng biển hẻo lánh Đông Timor đã đuợc một tàu đánh cá cứu sống hôm thứ tư.
Các giới chức Úc loan báo tin này, thêm rằng các ngư dân trong tình trạng sức khỏe tốt mặc dù lâm nạn đã hơn 1 tuần.
Những ngư dân này bám víu sự sống trên một chiếc bè tự tạo nhỏ chừng 1,5 mét vuông. Ngư dân đã dùng những mảnh vụn của chiếc tàu cá của họ và kết thành một chiếc bè với các thùng nhiên liệu và can nhựa 20 lít để làm bè có thể nổi trên biển.
Ảnh minh họa
Tất cả 4 ngư dân Indonesia được tàu đánh cá AFV Exodus cứu sống và sau đó chuyển giao cho Tàu HMAS Maitland của Hải quân Australia. Ngư dân lâm nạn được chăm sóc y tế và chuẩn bị giao trả về Cảng Kupang Indonesia nơi họ xuất phát.
Một loại chất độc hại kết hợp giữa hóa chất và thuốc diệt cỏ đã được tìm thấy trên sông Yarra của Melbourne, giết chết cây cỏ và tạo ra một “mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng” trong năm 2015.
Một báo cáo nội bộ đã tóm tắt sự cố và rủi ro về những hoạt động của Parks Victoria trong giữa tháng Giêng đến tháng 10 năm 2015 đã tiết lộ các hóa chất độc hại đã chảy vào sông Yarra từ một cơ sở tẩy rửa tại công viên Warrandyte State Park, nằm bên cạnh một địa điểm bơi lội phổ biến Pound Bend.
Bản báo cáo nói rằng “cơ sở tẩy rửa phương tiện đi lại bằng cách phun áp lực ao, để rửa các thùng đựng hóa chất rửa và để trộn/cho vào cùng các chất diệt cỏ để sử dụng trong các công viên” không đáp ứng bất kỳ “yêu cầu pháp lý” nào và sẽ phải đối mặt với “án phạt nghiêm trọng nếu EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường) được thông báo “.
Bảng báo cáo được gửi cho đảng đối lập của Victoria theo luật tự do truyền thông, cũng nói rằng những người điều hành khi loại bỏ các chất thải đã tiếp xúc trực tiếp với những loại “hóa chất không rõ nguồn gốc” này.
Bộ trưởng Jacinta Allan cho biết Bộ trưởng Môi trường Lisa Neville đã thông báo với CEO của Parks Victoria CEO Bill Jackson về việc sắp xếp thử nghiệm đưa ra.
“Bộ trưởng đã rất rõ ràng về kỳ vọng của mình rằng EPA, trong những trường hợp này hoặc bất kỳ khác, cần phải được thông báo và sắp xếp các cuộc kiểm tra phù hợp,” Bà Allan nói với các phóng viên.
Bà cho biết, hóa chất chảy vào hệ thống sông ngòi của Melbourne đã được ngừng lại tháng Sáu năm ngoái sau khi vấn đề đã được xác định vào tháng Tư năm 2015, trong đó cô đã tạo áp lực trong thời gian “thách thức” dành cho Parks Victoria do cắt giảm ngân sách từ chính phủ nhiệm kỳ trước.
“Chính phủ đảng Tự do trước đó thực sự đã cắt giảm không ít vào ngân sách của Parks Victoria, cắt giảm khoảng 88 triệu AUD từ tổ chức và sa thải lên đến 1/10 lực lượng lao động của họ”, cô nói.
Bà Allan cho biết người dân có thể tiếp tục bơi lội một cách an toàn gần Pound Bend và các kết quả khác từ cuộc kiểm tra sẽ sớm được công bố trước người dân.
Lực lượng chữa cháy phải cầu cứu tới sự hỗ trợ của trực thăng cứu hỏa để dập tắt đám cháy bùng lên dữ dội từ đống lốp xe tại một nhà máy tái chế tại khu công nghiệp ở Melbourne sáng nay.
Đám cháy bắt đầu khoảng 9h sáng nay tại một đống lốp có số lượng khoảng 130.000 cái tại một khu công nghiệp ở Maygar Boulevard, cách trung tâm Melbourne khoảng hơn 70km về phía tây bắc.
Khói đen cũng bốc lên bao trùm khắp không gian xung quanh. Người dân ở khu vực xung quanh được khuyến cáo đóng kín cửa và cửa số để tránh bị ô nhiễm bởi khói độc bốc lên từ cao su.
Đại diện lực lượng cứu hóa cho biết cháy cao su rất khó dập nên đám cháy có thể kéo dài cả ngày hôm nay.
“Khói từ đám cháy này rất độc, tuy nhiên hiện tại do điều kiện gió nên khói chưa lan ra tới mặt đất, có nghĩa tình hình chưa đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng,” đại diện của lực lượng cứu hỏa đô thị Melbourne nói.
Trực thăng được huy động tới dập tắt đám cháy hung dữ. Ảnh: news.com.au
Đơn vị này cũng yêu cầu các vùng xung quanh đó đề cao cảnh giác như Broadmeadows, Campbellfield, Coolaroo, Fawkner, Glenroy, Dallas. Nguyên nhân của đám cháy hiện chưa phát hiện được.