Vietucnews – Trăng Mùa Thu Hoạch (Harvest Moon) năm nay rơi đúng thứ Sáu ngày 13. Tuy nhiên, hiện tượng hiếm hoi này được cho là mang lại may mắn cho nông dân.
Khi mặt trời lặn vào thứ Sáu ngày 13, người Úc có cơ hội chiêm ngưỡng harvest moon, sự kiện thiên văn sẽ không lặp lại cho đến tận năm 2049.
Trăng tròn tháng 9 đạt độ sáng cực đại gần với điểm xuân phân, đúng mùa thu hoạch nông sản. Nhờ vậy, nông dân làm đồng được lâu hơn, việc thu hoạch sẽ thuận lợi hơn mà không phải nghỉ sớm vì mặt trời lặn. Vì lẽ đó mà cái tên Trăng Mùa Thu Hoạch (Harvest Moon) ra đời. Theo Old Farmers’ Almanac (ấn phẩm uy tín về lập lịch và dự báo thời tiết nông vụ), Trăng Mùa Thu Hoạch còn được gọi là ‘trăng hạt’ (corn moon). Trăng tròn dịp này được cho là sẽ mở ra những ngày may mắn.
Trăng Mùa Thu Hoạch thường xảy ra vào tháng 9, nhưng đôi khi sẽ rơi vào tháng 10, tùy thuộc vào thời gian của điểm phân.
Vào tối thứ Sáu ngày 13, mặt trăng trên bầu trời nước Úc đạt mức chiếu sáng 98%. Harvest Moon năm nay đạt độ sáng 100% khi Úc đang là ban ngày lúc 2:32pm hôm thứ Bảy.
Việc Trăng Mùa Thu Hoạch rơi vào thứ Sáu ngày 13 là một sự kiện tương đối hiếm. Sự kiện tương tự gần nhất trước đó là thứ Sáu ngày 13 năm 2006, và sẽ lặp lại vào năm 2049, theo thông tin từ The Farmer’s Almanac.
Trăng Mùa Thu Hoạch cũng được gọi là “tiểu nguyệt” (micro moon) – khi trăng tròn xảy ra nơi xa nhất của quỹ đạo của mặt trăng (cho nên trông nó nhỏ hơn và mờ hơn bình thường), đối lập với “đại nguyệt” hay siêu trăng (supermoon) xảy ra khi mặt trăng ở gần Trái Đất nhất.
Trăng Mùa Thu Hoạch nhỏ hơn khoảng 14% và mờ hơn 30% so với siêu trăng, theo tờ The Washington Post đưa tin.
Không có định nghĩa chính thức về các yếu tố dẫn đến hình thành “tiểu nguyệt” hay “đại nguyệt” ngoài con số khoảng cách. “Tiểu nguyệt” phải cách Trái Đất hơn 404.999,5km trong khi Trăng Mùa Thu Hoạch năm nay lại vượt quá 1,313km. Còn “đại nguyệt” phải cách bề mặt Trái Đất 3281,5km.
Trăng tròn đạt mức chiếu sáng cực đại hôm 14/9 lúc 2:32 pm giờ Úc.
Nguồn: news.com.au