Contents
1. Mua business 300K Úc, được PR (thường trú dân)
Cái này là bước 2 sau khi những người từ Việt Nam đã có 188A. Nếu tự dưng mua business mà chưa có visa để làm, hay visa 188A thì làm sao đủ điều kiện để lên PR. Để có được VISA 188A, sở di trú đã ghi rất rõ những yêu cầu của đương đơn: tài sản bao nhiêu, bao nhiêu năm kinh nghiệm quản lý, doanh nghiệp đạt doanh thu bao nhiêu, tuổi, tiếng Anh…
Thế nên việc mua doanh nghiệp bên Úc để sau này nộp VISA 188A là rất hiếm vì nó chỉ phù hợp với người có visa được phép lao động trên nước Úc chứ không phù hợp với người mua xong về Việt Nam, không làm, không quản lý doanh nghiệp đấy.
2. Mua nhà được thêm điểm khi nộp PR
Chưa thấy điều này trong bộ luật nào. Nó chỉ phù hợp với yêu cầu của visa 132 là mua nhà ở tiểu bang nào đấy để seattle sau khi được cấp visa. Cái này không có trong thang cộng điểm của 189.
3. Mua business được vào PR nhanh hơn
Nghe đã thấy…khó hiểu (quả là các câu quảng cáo bá đạo của các agent, môi giới). Nhanh hơn hay chậm hơn là tùy dạng visa, tùy điểm nhiều hay ít, tùy vùng miền (ví dụ có vùng miền xa được ưu tiên), chứ chưa bao giờ thấy điều kiện này để “nhanh” trừ khi nó là yêu cầu tối thiểu của một loại visa cụ thể nào đấy.
4. VISA 188A sang đây bắt buộc phải mua một doanh nghiệp của Úc
Điều này không đúng, họ có thể rót vốn đầu tư vào chính doanh nghiệp họ mới mở chứ không nhất thiết phải mua lại doanh nghiệp có sẵn nào cả. Có rất nhiều người nghe lời khuyên nên đã mua phải các nhà hàng, tiệm nail ế ẩm trong khi họ hoàn toàn có thể làm tốt loại hình kinh doanh họ đã và đang làm tại Việt Nam (nếu không nằm trong list cấm cho dạng visa này).
Nguồn: FB Tien Nguyen
(Thông tin đã tham khảo qua các MARA)
- Cảnh báo mánh khóe lừa đảo của Việt Kiều
- Úc: Cảnh báo hình thức lừa đảo mới qua Australia Post
- Adelaide: Nhà thuốc bị móc túi do thủ đoạn lừa đảo tinh vi của khách hàng