Sau khi phát hiện một loại ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm, Úc đã cho “phong tỏa” đàn ong hàng triệu con, đồng thời cũng sẽ tiêu hủy hàng nghìn con ong khác.
Một loài ký sinh trùng được gọi là bọ ve varroa lần đầu tiên được tìm thấy tại một cảng gần Sydney vào tuần trước, nhưng sau đó, chúng đã được phát hiện trong các tổ ong cách đó 100km.
Sự bùng phát của loài ký sinh trùng này có nguy cơ đe dọa ngành sản xuất mật ong trị giá hàng triệu đô la của Úc.
Với nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại, Úc đã thiết lập vùng “cách ly” cho đàn ong. Người nuôi ong trong khu vực an toàn sinh học vừa được thiết lập không được di chuyển đàn ong, tổ ong, tảng sáp ong cho đến khi có thông báo mới.
Úc là lục địa duy nhất không có bọ ve varroa – mối đe dọa lớn nhất đối với ong trên toàn thế giới. Varroa có kích thước bằng hạt vừng, có thể làm suy yếu, giết chết đàn ong và lây truyền vi-rút.
Giới chức NSW đã áp dụng một số biện pháp an toàn sinh học để hạn chế sự bùng phát bọ ve Varroa, sau khi loài ký sinh trùng nguy hiểm này được phát hiện tại 7 địa điểm trên khắp tiểu bang.
Bất kỳ tổ ong nào nằm trong bán kính 10 km từ các địa điểm bị lây nhiễm đều sẽ bị tiêu hủy; những đàn ong trong vòng 25 km sẽ được kiểm tra và giám sát.
Theo Ian McColl, nông dân ở NSW, các biện pháp an toàn sinh học của các nhà chức trách là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của bọ ve Varroa, gây nguy hại cho ngành sản xuất mật ong ở NSW.
Người này cho hay, nếu bọ ve tiếp tục lây lan, nó có thể khiến ngành sản xuất mật ong tiêu tốn 70 triệu đô một năm.
Ngoài ra, khoảng một phần ba sản lượng lương thực của Úc dựa vào sự thụ phấn của ong, bao gồm hạnh nhân, táo và bơ.
“Ong là một phần không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của chúng tôi. Đây không chỉ là mối quan tâm của ngành nông nghiệp mà còn là mối quan tâm lớn của cộng đồng”, ông McColl nói thêm.
Dịch tổng hợp
[…] Úc “phong tỏa” đàn ong hàng triệu con vì sự xuất hiện ký sinh trùng nguy hiểm […]