Chào mọi người,
Nhân dịp còn 1 ngày nữa là đến mùa khai thuế ở Úc, mình xin phép viết 1 bài chia sẻ về “Home office”. Đây là 1 vấn đề nổi cộm năm nay vì đa số mọi người do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đều phải làm việc ở nhà, nếu bạn không được công ty thanh toán lại những khoản chi phí phát sinh do làm việc tại nhà thì bạn có quyền khấu trừ thuế cho những khoản chi phí này.
Disclaimer:
- Mình là tax consultant, không phải là tax professional, hay tax agent. Mình là tay ngang, đã hoàn thành xong khóa học Income Tax. Do vậy mình không nhận khai thuế, chỉ nhận giải đáp những thắc mắc trong khả năng hiểu biết của mình nếu có thời gian. Nếu bạn muốn khai thuế thì mình có thể giới thiệu để lấy referrals. Và dùng toàn bộ tiền referrals này để tặng chuyến đi từ thiện ở Việt Nam. Và bạn cũng sẽ nhận được mức giảm giá 25$ trên mức giá dịch vụ sử dụng.
- Nhiều bạn sẽ hỏi nên sử dụng dịch vụ tax return qua agent không? Nếu bạn kiếm được 1 tax agent tin tưởng thì nên làm nếu nghề nghiệp của bạn có thể khấu trừ được nhiều khoản giảm trừ, tax consultant, tax agent sẽ giúp bạn “dig, dig and dig” nhiều khoản mà bạn không ngờ tới. Nhưng đừng bao giờ tin vào những tax agent mà kiếm cho bạn nhiều tiền refund nhất. Mặc dù xác suất bị ATO gửi thư kiểm toán là rất thấp nhưng không phải là không có. Và nhận thư cũng rất phiền. Sau khi học xong khóa Income Tax, mình phải đi làm amendment cho Tax return của OX mà năm ngoái nhờ Tax agent làm.
- Do không có thời gian, để viết bài nhanh nên sẽ giữ nguyên 1 số cụm từ bằng Tiếng Anh. Và thực tế là mình chưa đủ trình để dịch chuẩn sang tiếng Việt.
Nếu bạn làm việc ở nhà, bạn có thể claim các khoản chi phí sau nhưng lưu ý là “Work-related proportion” nghĩa là bạn chỉ được claim theo tỷ lệ mà bạn sử dụng có liên quan “work from home”:
– Chi phí điện và gas để sưởi ấm, điều hòa và thắp sáng
– Chi phí dọn dẹp, vệ sinh khu vực làm việc
– Chi phí khấu hao furniture and fittings.
– Chi phí khấu hao thiết bị và máy tính
– Bàn ghế, tủ, thiết bị và máy tính có chi phí dưới 300$ có thể khấu trừ hết trong năm mà không cần khấu hao.
– Mực in, văn phòng phẩm ….
– Chi phí điện thoại, internet
ATO khuyên bạn nên dùng 1 phòng riêng để làm “home office”. Nếu bạn dùng phòng đó cùng lúc đó với mục đích khác (như lúc bạn làm việc thì cả nhà bạn đang ăn cơm) hoặc chia sẻ phòng đó với người khác, thì bạn chỉ được khấu trừ những chi phí trên trong khoảng thời gian bạn sử dụng 1 mình.
Trước đây thì ATO cho phép chúng ta sử dụng 2 phương pháp để tính là phương pháp “fixed rate 52 cents/h” và tính theo chi phí thực tế “actual”. Năm nay ATO đưa ra phương pháp mới gọi là “Shortcut method” được áp dụng từ 01/03/2020 tới ít nhất 30/06/2020. Phương pháp mới nha mọi người chứ không phải tăng từ 52 cents lên 80 cents đâu nha. Không có dễ ăn của ngoại ATO đâu (Dẫn lời Thuy-Khanh Nguyen). Lưu ý cả 3 phương pháp này không cho phép bạn khấu trừ các khoản chi phí sau :
– Cà phê, trà, sữa …
– Các chi phí liên quan tới con cái và việc học hành của bọn trẻ
– Những khoản được công ty thanh toán lại
– Occupancy costs (Ví dụ : tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm nhà, tiền trả councill rates …)
Contents
1) Phương pháp Shortcut:
– Tạm thời áp dụng từ 01/03/2020 tới ít nhất 30/06/2020.
– Số h làm việc phải được ghi lại thông qua nhật ký hay lịch trình làm việc cụ thể
– Phương pháp này chỉ sử dụng khi bạn thật sự làm việc ở nhà, chứ không phải làm 1 số công việc nhỏ như kiểm tra email hay nhận cuộc gọi.
– 80 cents/h bao gồm : tiền điện thoại, internet, chi phí khấu hao thiết bị và furniture, chi phí điện và gas để sưởi ấm, điều hòa và thắp sáng.
– Nếu bạn dùng phương pháp này, bạn KHÔNG thể khấu trừ bất cứ chi phí nào khác.
2) Phương pháp “Fixed rate”
– Mức “fixed rate” 52 cents/h bao gồm chi phí điện và gas để sưởi ấm, điều hòa và thắp sáng; chi phí khấu hao của furniture.
– Khi sử dụng phương pháp này bạn chỉ cần giữ nhật ký ghi lại số giờ bạn làm việc ở nhà, khi nào bắt đầu làm, khi nào bắt đầu kết thúc, nghỉ lúc nào.
– Bạn có thể khấu trừ thêm theo tỷ lệ sử dụng như chi phí internet, điện thoại và các chi phí liên quan khác như văn phòng phẩm, mực in và thậm chí cả giấy toilet vì bạn sẽ không mua sử dụng thêm nếu làm việc tại văn phòng (Không biết đây có là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng giấy toilet ở Úc không nữa).
3) Phương pháp khấu trừ chi phí thực tế mà bạn bỏ ra
Đối với phương pháp tính chi phí thực tế, bạn cần giữ nhật ký ghi lại số giờ bạn làm việc ở nhà, khi nào bắt đầu làm, khi nào bắt đầu kết thúc, nghỉ lúc nào và tính diện tích sàn “floor area” mà bạn sử dụng trên tổng diện tích sàn để bạn có thể tính ra tỷ lệ sử dụng trong các chi phí như điện, nước, gas, điện thoại, internet … Và bạn cần giữ tất cả hóa đơn này. Nếu dùng phương pháp này thì khá rắc rối nên mọi người thường sử dụng phương pháp “fixed rate là 52 cents/h”.
Bạn sẽ hỏi mình là nên sử dụng phương pháp nào có lợi nhất. Mình sẽ trả lời là tùy hoàn cảnh của mỗi người. Trường hợp của OX mình làm việc ở nhà toàn thời gian từ tháng 3 đến nay thì mình đã ngồi tính thử cả 3 phương pháp thì thấy phương pháp “shortcut” là có lợi nhất. Ví dụ có những chi phí không thể “overuse” quá được như internet. Bạn nói là tỷ lệ bạn sử dụng internet cho công việc là 80%. Nếu bạn độc thân, ở nhà 1 mình thì có thể nói thế với ATO được. Nhưng ví dụ như OX mình thì không thể khai tỷ lệ như vậy.
ATO sẽ quay ra hỏi lại: ở nhà bạn có mấy người? Các con bạn trong thời gian trường đóng cửa có phải home schooling không? Vợ bạn có dùng internet không? Chúng ta đều không muốn rắc rối với ATO bởi những khoản tiền nhỏ như vậy. Bạn nên cân nhắc kỹ tỷ lệ khấu trừ. Bởi vì tax consultant sẽ là người đưa ra lời khuyên, phân tích giúp bạn nhưng người quyết định là bạn và người giải trình với ATO cũng chính là bạn.
Chúc mọi người kiếm được nhiều tiền refund mùa thuế này. Tùy theo yêu cầu của mọi người mà mình sẽ tranh thủ chia sẻ thêm 1 vài bài nữa.
Nguồn: Ha Pham – Group Định cư và cuộc sống Úc
- Tâm sự: Định cư Úc sắp tới liệu có khó khăn?
- Hội thảo trực tuyến: Định cư Úc diện Doanh Nhân Đối thoại với đại diện chính phủ tiểu bang New South Wales
- 4 lý do quyết định thời điểm vàng để nộp hồ sơ định cư Úc diện doanh nhân và nhà đầu tư?