Visa hôn nhân Úc: Những điều bạn cần biết trước khi nộp hồ sơ

0
495

Tình yêu cần có thời gian và sự cam kết lâu dài, đó là lý do vì sao bạn cần đăng ký visa hôn nhân tại Úc. Dưới đây là những gì bạn nên biết về loại visa này.

  1. Chi phí tốn kém

Visa theo diện hôn thê (Prospective Marriage Visa) hay Visa hôn nhân (Partner Visa) của Úc đang được coi là một trong những thị thực tốn kém chi phí nhất trên thế giới. Trên thực tế, chi phí xin cấp các loại thị thực này đã tăng hơn bốn lần trong 5 năm qua.

Vào năm 2018, cả hai loại thị thực này đều có mức phí cơ bản là 7160 đô la, bao gồm 3585 đô la được tính cho mỗi người đăng ký bổ sung trên 18 tuổi và 1.795 đô la cho người đăng ký dưới 18 tuổi.

Ngoài lệ phí trên, người nộp đơn cũng phải thanh toán chi phí cho việc xác minh lý lịch tư pháp (khoảng 50 đô la) và chi phí khám sức khỏe (từ 220 đô la đến 280 đô la, tùy thuộc vào nơi mình sinh sống và các bài kiểm tra y tế cần phải tiến hành).

Bộ Nội vụ cũng sẽ yêu cầu việc cung cấp từng loại giấy tờ cụ thể đã xác nhận trong bộ hồ sơ xin cấp thị thực. Đồng thời, đương đơn cũng phải trả phí cho dịch vụ xác thực hồ sơ tương ứng với mỗi loại giấy tờ.

Các khoản phí bổ sung khác cũng sẽ được phát sinh trong quá trình nộp hồ sơ xin visa và người nộp đơn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn từ các cơ quan hoặc luật sư về di trú trong quá trình trên.

  1. Mất thời gian

Bộ Nội vụ cho biết họ đang nỗ lực hết sức có thể để giải quyết các đơn xin Partner visa một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thời gian để xử lý đối với hồ sơ xin Partner visa hiện nay như sau:

Đối với hồ sơ nộp ngoài nước Úc:

  1. Partner visa (tạm trú) (subclass 309)
  • 75% đơn đăng ký được xử lý trong 13 tháng
  • 90% đơn đăng ký được xử lý trong 17 tháng

2. Partner visa (thường trú) (subclass 100)

  • 75% đơn đăng ký được xử lý trong 17 tháng
  • 90% đơn đăng ký được xử lý trong 25 tháng

Đối với hồ sơ nộp trong nước Úc:

  1. Partner visa (tạm trú) (subclass 820)
  • 75% đơn đăng ký được xử lý trong 21 tháng
  • 90% đơn đăng ký được xử lý trong 26 tháng

2. Partner visa (Thường trú) (subclass 801)

  • 75% đơn đăng ký được xử lý trong 18 tháng
  • 90% đơn đăng ký được xử lý sau 24 tháng

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến, hãy đảm bảo việc bạn cập nhật thường xuyên trạng hiện tại hay những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của mình (chẳng hạn như mang thai hoặc mua nhà) để chứng minh rằng đây là một mối quan hệ thực tế và bền vững.

  1. Độ dài của mối quan hệ cũng là một yếu tố quan trọng

Trường hợp người nộp hồ sơ đang trong một mối quan hệ lâu dài, bền vững, có con chung sẽ là căn cứ để thúc đẩy thời gian xử lý visa nhanh hơn.

Nếu một cặp vợ chồng đã có một mối quan hệ lâu dài trước khi nộp hồ sơ xin Partner visa, đơn đăng ký của họ có thể được thông qua trước thời hạn. Cụ thể, mối quan hệ lâu dài ở đây được hiểu là mối quan hệ đã tồn tại ít nhất ba năm, hoặc hai năm nếu cả hai có con chung với nhau.

  1. Các mối quan hệ thực tế phải chính xác và liên tục trong ít nhất một năm

Nếu bạn chưa kết hôn nhưng bạn chung sống với người khác như một cặp vợ chồng thì bạn phải cung cấp các bằng chứng chứng minh rằng mình đang trong một mối quan hệ nghiêm túc và liên tục trong thời gian ít nhất là một năm.

Bằng chứng có thể bao gồm sự đóng góp chung về mặt tài chính, thời gian của mối quan hệ, thư từ, sự chấp nhận và sự công nhận mối quan hệ này bởi những người khác, v.v.

  1. Bạn có thể đăng ký partner visa nếu bạn kết hôn hợp pháp với người khác trên cơ sở một mối quan hệ thực tế.

Theo luật pháp Úc, bạn không thể kết hôn với người bạn đời của mình nếu một trong hai bạn vẫn đang trong tình trạng hôn nhân với người khác.

Tuy nhiên, vì mục đích di cư, mối quan hệ thực tế của bạn được công nhận miễn là một bên đã tách hẳn khỏi vợ/ chồng mình một cách hợp pháp.

Bạn có thể được cấp Partner visa nếu bạn hoặc vị hôn thê của mình có thể chứng minh rằng cuộc hôn nhân trước đó đã hoàn toàn kết thúc, bằng việc cung cấp các bằng chứng về việc các bên đã sống ly thân lâu dài, và mối quan hệ đó không còn có các đặc điểm của một cuộc hôn nhân chính thức.

Để biết thêm thông tin về loại thị thực này, hãy truy cập trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

Theo SBS.