Vietucnews – Câu chuyện về kỹ sư Huawei qua đời ở tuổi 36 do làm việc liên tục suốt 22 tháng không một ngày xin nghỉ, dù biết cơ thể bắt đầu không tiêu hóa được nhưng vẫn gắng gượng công việc ở Châu Phi sẽ là lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Đây là một câu chuyện đã xảy ra khá lâu, nhưng chúng ta cần nhìn lại để cảnh tỉnh chính mình!
Contents
Tăng ca cho đến trước khi tai nạn xảy ra…
Trong lúc chàng kỹ sư đang lái xe trên đường tới công xưởng thì sự cố đã xảy đến, anh mở mắt ra mà thấy trời đất tối mờ, đầu như chia đôi. Mọi người nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện, nhưng thật tiếc tử thần đã gọi tên anh, chàng kỹ sư tài năng qua đời ở tuổi 36.
Phía sau người kỹ sư trẻ tuổi còn có 1 người vợ trẻ, 2 đứa con nhỏ, và cả mẹ già đau ốm…
Một tuần trước khi xảy ra tai nạn, người kỹ sư có gửi tin nhắn cho vợ nói rằng: “Anh không dừng công việc được nữa”. Anh vẫn phải tăng ca cho đến ngày hôm trước khi tai nạn xảy ra.
“Thế là đứa trẻ 8 tuổi và 3 tuổi rưỡi đã mãi mãi mất đi người cha bảo hộ chúng, tôi mãi không chờ được cái ngày cùng anh ấy làm cha mẹ chồng đón con dâu về nhà nữa rồi, là người đầu bạc tiễn người đầu xanh. Cuộc sống đau đớn như thế! Phải cảm nhận thế nào mới phải đây???”, vợ anh đau đớn mà viết lại dòng thư.
Cơ thể của chính bạn, hết lần này đến lần khác ngược đãi nó, thường xuyên thức đêm, ăn uống không giờ giấc, cao huyết áp nhưng vẫn tăng ca, bệnh cũng không muốn xin nghỉ, thử hỏi cứ mãi như vậy cơ thể có thể không sụp đổ được hay sao?
Rút ra những suy nghĩ sâu sắc
Dùng thời gian làm việc để xâm lấn thời gian nghỉ ngơi là một việc làm thật không đáng!
Ai cũng biết rõ thức khuya, tăng ca quá nhiều, ăn uống không đúng giờ sẽ rất hại cho sức khỏe. Nhất là sau 30 tuổi, cơ thể mỗi người đều bắt đầu yếu dần đi, khả năng đề kháng giảm sút, chúng ta càng phải để ý hơn tới sức khỏe.
Một khi đổ bệnh thì dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền thì bản thân cũng tự thấy chán nản, họa ra mất đi rồi như anh kỹ sư 36 tuổi kia thì lại đi trách cái số bạc mệnh.
Một công ty nào đó mà ép bạn làm việc tăng ca thường xuyên, thường xuyên phải thức đêm làm việc, thì dù lương có cao đến mấy công ty đó cũng không đáng để bạn phải bán mạng của mình đâu.
“Làm quen” với những rắc rối ở tuổi 35
Khi bạn không thể đấu lại với sức trẻ của những thanh niên mới tốt nghiệp 25, 26 tuổi, sức sáng tạo trong công việc cũng không bằng người trẻ, bộ não như bị đóng băng thử hỏi bạn có lo lắng hay không?
Sau 35 tuổi, dù da mặt có dày hơn nữa, lúc này bố mẹ gia đình đã trở thành trách nhiệm bạn cần phải phụ trách. Mỗi quyết định của bạn lúc này đều gánh theo bát cơm manh áo của cả gia đình.
Bởi vậy, ở tuổi 35 của bạn, muốn bước lên cao nữa nhưng chẳng có đủ năng lực, cũng không có đủ hậu thuẫn; phía sau lại có cả một lớp trẻ muốn bỏ lại bạn phía sau, cũng muốn rút lui lắm nhưng rút lui rồi thì vợ trẻ con khôn ở nhà lấy gì mà ăn? Nhà cửa, học phí của con, sinh hoạt hằng ngày vẫn phải cần đến tiền.
Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị cho tuổi 35?
Dù cho không một ai muốn thừa nhận sự thật ở tuổi 35, nhưng mỗi một người đều không tránh khỏi sự già đi.
Cách đối ứng tốt nhất cho chúng ta chính là: “Khi bạn ở lúc 25 tuổi thì nên có sự chuẩn bị cho tuổi 35 của mình”.
Con người chẳng qua là động vật có ý thức nhất, tôi gọi đó là “quan niệm”. Cuộc đời là kết quả của “quan niệm”, quan niệm chỉ dẫn chúng ta hành động. Quan niệm đúng thì kết quả hay, quan niệm sai lệch thì kết quả tồi tệ.
Ở tuổi 25, có một số quan niệm bạn nhất định phải nhận thức được nó, nuôi dưỡng nó. Một vài quan niệm đúng đắn sẽ dẫn đường chỉ lối cho ta về sau.
Hơn nữa, ở tuổi 25 hãy học cách quan sát để nắm bắt lấy những xu hướng nhỏ của thời đại, đừng đợi đến khi 35 tuổi mới đi nắm bắt những thứ đó. Nếu bạn làm việc này từ những năm tháng 25 thì đến năm 35 tuổi trong khi người khác phải đối mặt với những sóng gió thì bạn lại đang ở đấy – ngay trên đà phát triển mạnh mẽ nhất trong sự nghiệp của bản thân.
Nói đơn giản là: Mỗi ngày làm việc phải thu được một kết quả nhất định.
Bạn là lập trình viên, viết mã code là đầu ra; bạn là nhà văn, viết được trang báo hay là đầu ra; bạn là nhân viên bán hàng, bắt được 1 vị khách đó là đầu ra.
Sau 25 tuổi, bạn cần phải dần dần hiểu ra EQ có quan trọng hay không đó căn bản không phải là một vấn đề. Quan trọng là bạn có làm ra đầu ra hay không? Có thể hoàn thành một việc hoàn chỉnh không? Kỹ năng cảm xúc chỉ là một trong các thủ đoạn để thành việc chứ không phải là con đường bắt buộc phải đi qua.
Logic thực tế trên đời này là: “Bạn chỉ cần phụ trách làm việc, làm cho tốt rồi, người ta sẽ vì sự thành công đó mà tự tìm cho bạn một lý do hoàn hảo.”
Bởi thế, những năm 25, 26 tuổi khoan hãy lo lắng quản quá nhiều việc, hãy cứ đem công việc mình đang phụ trách hoàn thành cho tốt, lấy đầu ra làm cơ sở phấn đấu. Hôm nay mình có công việc hay không, nhận được phản hồi tốt hay xấu, những thứ này mới là hiện thực.
Một khi ta có được những sự chuẩn bị tốt nhất về mọi thứ thì những năm tháng sau này ta không cần phải bạt mạng đánh đổi sức khỏe quý giá của bản thân để đổi lấy tiền nữa.
Theo Trí Thức Trẻ