Sang Mỹ du lịch, cô gái Sydney bị “chặt chém” 2,500 đô la chỉ vì làm gãy móng tay

0
2088

Vietucnews – Một công ty bảo hiểm Úc đang cảnh báo khách du lịch về các hóa đơn y tế cao “ngất ngưởng” tại Mỹ sau khi một phụ nữ ở Sydney bị buộc phải trả 2,500 đô la và bị một bệnh viện ở Hawaii làm phiền trong nhiều tháng vì cô chỉ đơn giản làm gãy một chiếc móng tay.

Rachael Minaway, 32 tuổi và một người bạn vừa đến Honolulu. Thậm chí còn chưa làm thủ tục tại khách sạn thì cô vô tình bị kẹt ngón tay trong lúc đóng ngăn đựng đồ trên xe, khiến một móng tay của cô bị gãy.

“Tôi đã quá hấp tấp và kẹp một bên móng tay giữa bảng điều khiển và hộp đựng đồ, khiến nó bị nứt’.

“Tôi không hề nghĩ rằng đó là một vấn đề lớn, đơn giản vì nó đã từng xảy ra với hầu hết chúng ta không ít thì nhiều”.

Nhưng sau một lúc, ngón tay của cô Minaway bắt đầu không thể cử động; cô và bạn mình nghĩ rằng họ nên đi kiểm tra tại 1 trung tâm y tế gần nhất.

Một bác sĩ đang xử lý chiếc móng tay của cô Minaway.

“Chúng tôi đã tìm kiếm 1 trung tâm y tế gần nhất ở Hawaii bằng GPS”, cô nói.

“Lúc đó, bàn tay của tôi thực sự rất đau. Chúng tôi chỉ muốn quay trở lại với kỳ nghỉ của mình. Không may, tôi lại lãng phí thời gian đáng ra nên dành cho bạn bè thì lại cho chuyện móng tay, điều đó thật ngớ ngẩn”.

Tại bệnh viện, một bác sĩ cho biết cách tốt nhất là nên bỏ móng tay của cô Minaway. Cô đã đồng ý nếu được tiêm thuốc gây tê cục bộ.

“Thật là đau đớn, tôi không muốn thấy cảnh bác sỹ xé toạc chiếc móng ra”, cô ấy nói.

“Chúng tôi thậm chí còn chụp ảnh và cười với hy vọng sớm vượt qua, nhưng thật lòng tôi không ngờ nó sẽ biến thành 1 vấn đề lớn”.

Toàn bộ quá trình mất khoảng 30 phút. Nhưng khi cô Minaway thanh toán tại quầy, cô được “tặng” một hóa đơn khổng lồ khoảng 1,200 đô la.

“Tôi phải trả số tiền đó ngay tại chỗ. Tôi đã nói với họ rằng chúng tôi chỉ vừa mới đến Hawaii, và tôi thậm chí còn chưa kiểm tra hành lý của mình tại khách sạn. Nhưng họ không cho chúng tôi rời đi nếu không trả tiền”.

Sau đó, cô Minaway đã thanh toán hóa đơn và khi về đến khách sạn, cô đã gửi ảnh chụp giấy tờ cho công ty bảo hiểm 1Cover và yêu cầu bồi thường bảo hiểm thành công.

Nhiều tháng sau khi trở về Sydney, cô Minaway đã liên tiếp nhận được các hóa đơn mới từ bệnh viện ở Hawaii – với số tiền lên tới 2,500 đô la, tất cả chỉ vì một chiếc móng tay bị gãy.

Nhưng nhiều tháng sau khi trở về Sydney, cô Minaway đã liên tiếp nhận được các hóa đơn mới từ bệnh viện ở Hawaii – với số tiền lên tới 2,500 đô la, tất cả chỉ vì một chiếc móng tay bị gãy.

“Tôi đã nhận được nhiều hóa đơn trong nhiều tháng sau đó”, cô ấy nói.

“Dù tôi đã gửi email cho họ và nói, “Không, xin lỗi, tôi đã trả tiền cho dịch vụ đó”, nhưng họ tiếp tục tìm những lý do mới để tính hóa đơn cho tôi. Tôi hối hận vì đã cho họ địa chỉ thật của mình.”

“Đó là một điều làm tôi rất khó chịu. Lúc đó tôi đang mang thai 6 tháng và nếu không có bảo hiểm, tôi sẽ thực sự phải tự trả tất cả các khoản đó.

Điều may mắn là công ty bảo hiểm 1Cover đã trang trải mọi khoản phí cho cô.

Nhưng là một người đam mê du lịch và hay chia sẻ những chuyến du lịch của mình trên Instagram, cô Minaway cho biết cô ấy không thể tin được rằng việc đơn giản chỉ vô tình kẹp ngón tay vào hộp đựng đồ lại khiến cô phải trả 1 cái giá đắt như vậy.

Là một người đam mê du lịch và hay chia sẻ những chuyến du lịch của mình trên Instagram, cô Minaway cho biết cô ấy không thể tin được rằng việc đơn giản chỉ vô tình kẹp ngón tay vào hộp đựng đồ lại khiến cô phải trả 1 cái giá đắt như vậy.

Hoa Kỳ đứng thứ 3 trong các điểm đến nước ngoài được khách du lịch Úc ưa chuộng và đây cũng là nơi tốn kém nhất cho chi phí y tế của các công ty bảo hiểm du lịch.

 Công ty 1Cover cho biết họ đã nhận được các yêu cầu bồi thường chi phí y tế ở Mỹ lên tới 1 triệu đô la.

Nhưng các hóa đơn y tế cho những chấn thương nhẹ, như trường hợp gãy móng tay của cô Minaway, cũng cao bất thường ở Mỹ. Các bệnh viện và trung tâm y tế Mỹ cũng “có tiếng” về việc “chặt chém” các khoản phí, chuyên gia về an toàn du lịch Richard Warburton nói.

“Gần đây, một khách hàng của chúng tôi phải đối mặt với tờ hóa đơn 2,600 đô la chỉ để loại bỏ một cái dằm khi đến Mỹ. Cô ấy đã bị quấy rối liên tục vì vết thương nhỏ này khi cô ấy quay trở lại Úc”, Richard Warburton nói.

“Một khách hàng khác của chúng tôi đã gặp bác sĩ cho một trường hợp viêm amidan nhẹ. Cô ấy đã phải trả 10,000 đô la, nhưng điều đáng nói là họ thậm chí còn không lấy được amidan ra”.

“Một bệnh nhân khác bị buồn nôn và nôn mửa trong 24 giờ. Cô ấy hoàn toàn ổn nhưng bị tính phí 28,000 đô la”.

Khách du lịch nên liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của họ tại thời điểm họ gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Mục đích là để được tư vấn phù hợp và công ty bảo hiểm có thể nói chuyện trực tiếp với nơi cung cấp dịch vụ y tế nếu cần.

“Đôi khi bệnh viện sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của họ và yêu cầu thanh toán cho khách hàng. Nhưng đôi khi, họ lại liên lạc trực tiếp với khách hàng và điều này có thể dẫn tới các khoản phí đáng sợ”.

Ông Warburton cho biết nếu có thể, khách du lịch nên liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của họ tại thời điểm họ gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Mục đích là để được tư vấn phù hợp và công ty bảo hiểm có thể nói chuyện trực tiếp với nơi cung cấp dịch vụ y tế nếu cần.

Ông nói rằng một bệnh viện hoặc bộ phận thanh toán có thể yêu cầu một khoản phí trả trước, nhưng có khả năng họ sẽ ép bạn phải trả các chi phí sau đó.

Việc cung cấp các chi tiết bảo hiểm du lịch với bệnh viện hoặc bộ phận thanh toán đồng nghĩa với việc họ có thể liên lạc với công ty bảo hiểm và tránh việc bệnh nhân bị quấy rầy.

Nguồn: news.com.au