Cây cầu với chi phí lên đến 15 tỷ đô la, dài 55 ki-lô-mét đã đạt danh hiệu cây cầu vượt biển dài nhất thế giới. 9 giờ sáng thứ Tư, câu cầu sẽ chính thức đi vào hoạt động, đưa khoảng 29,000 xe ô tô và xe tải từ Hồng Kông, Macau đến tỉnh Châu Hải của Trung Quốc, và ngược lại.
Cây cầu với những con số kỷ lục này đi qua 3 vùng lãnh hải. Bao gồm ba đoạn, một đường hầm dưới biển và đi qua bốn đảo nhân tạo.
Siêu dự án này là một phần trong kế hoạch tổng thể của Chủ tich Tập Cận Bình với tham vọng biến vùng vịnh Greater Bay Area ở phía nam tỉnh Quảng Đông thành một siêu đô thị công nghệ cao, có thể canh tranh với đối thủ Silicon Valley ở California. Cây cầu vượt biến Hong Kong – Châu Hải – Macau cũng mở ra một mối giao hảo tốt đẹp hơn giữa Trung Quốc và hai đặc khu hành chính Hong Kong và Macau – nơi có hộ chiếu, đơn vị tiền tệ, chính sách thương mại, hệ thống pháp luật và quyền công dân hoàn toàn độc lập với Trung Quốc.
Dự kiến, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là người chủ trì lễ khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này.
Cây cầu sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế Hong Kong, các sòng bạc ở Macau, tăng trưởng kinh tế ở Thẩm Quyến. Đáng nói hơn, thông thương giữa Hong Kong và Trung Quốc dự kiến sẽ có nhiều tiến triển hơn với sự có mặt của siêu dự án gây nhiều tranh cãi về môi trường, an toàn thi công và chi phí này.
40,000 tấn thép được sử dụng trong công trình cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc – gấp 55 lần lượng thép để xây nên tháp Eiffel ở Pháp; cây cầu cũng giúp giảm thời gian đi lại bằng đường bộ giữa Hong Kong và Châu Hải Trung Quốc chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 3 tiếng như trước đây.
Cầu vượt biển Hong Kong – Châu Hải – Macau được xây dựng trên một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới, nới có hơn 4,000 tàu thuyền và 1,800 chuyến bay qua lại hàng ngày; chuyên chở hơn 20 triệu hành khách và 1.2 tỷ tấn hàng hoá mỗi năm. Khu vực này cũng nổi tiếng bởi các cơn bão mạnh và các loài sinh vật biển quý hiếm, trong đó có cả các heo trắng Trung Quốc.
- Nature’s Care của Trung Quốc với cuộc chiến để được dán nhãn made in Australia;
- Ra mắt cửa hàng bán sữa bột đặc biệt dành riêng cho Daigou Trung Quốc tại Australia Post
- Sẽ không còn cảnh Daigou Trung Quốc điên cuồng tranh cướp sữa bột ở Coles và Woolworth nữa!
Nguồn smh.com.au