Vietucnews – Một khách sạn thuộc chuỗi Shangri-La chi nhánh Sydney thừa nhận đã trả lương thấp cho các nhân viên một khoản ước tính $250.000 sau khi một cuộc điều tra phát hiện các nhân viên đã không nhận được toàn bộ quyền lợi khi làm thêm giờ hay thậm chí vào cuối tuần, ngày nghỉ.
Trong một tuyên bố, khách sạn Shangri-La nói rằng họ muốn gửi lời “xin lỗi chân thành và rất lấy làm tiếc” khi họ đã không trả lương cho nhân viên một cách đúng đắn.
Tổng giám đốc của khách sạn Philippe Kronberg chi nhánh ở Sydney cho biết việc trả lương dưới mức quy định là không thể chấp nhận được và khách sạn đang thực hiện các bước để đảm bảo điều đó không xảy ra lần nữa.
Thanh tra viên của Fair Work Ombudsman là người đầu tiên liên lạc với khách sạn về các báo cáo liên quan đến việc trả lương thấp. Khách sạn đã xem xét hồ sơ bảng lương và phát hiện 22 nhân viên đã bị ảnh hưởng.
“Nhân viên của chúng tôi làm việc cực kỳ chăm chỉ và rất tận tâm với nghề nghiệp; do vậy, chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo rằng họ được trả lương như họ đáng được hưởng”, ông Mr Kronberg nói.
“Chúng tôi đã nói chuyện với các nhân viên bị ảnh hưởng, dù đã nghỉ hay vẫn đang làm việc tại khách sạn, và cam kết trả tiền cho họ ngay khi quá trình đối chiếu hoàn tất.”
“Chúng tôi đã giải thích cho nhân viên hiện đang làm cho khách sạn về những thay đổi đối với hệ thống bảng lương, bao gồm kiểm toán hàng tháng, đối chiếu 2 tuần 1 lần và đảm bảo tuân thủ các quy định thông qua việc giáo dục nâng cao ý thức.”
Đây là công ty mới nhất thú nhận có sai sót về trả lương. Đầu năm nay, Beaurepaires Australia đã phát hiện ra rằng họ đã trả lương không đúng cho nhân viên của mình kể từ năm 2010, dẫn đến khoản tiền thanh toán dưới mức quy định gần 2 triệu đô.
Trong những năm gần đây, đã có một loạt các vụ bê bối về thanh toán lương sai quy định, đặc biệt là trong ngành nhượng quyền trị giá 170 tỷ đô. Các công ty bao gồm chuỗi cửa hàng tiện lợi khổng lồ 7-Eleven, Caltex, Domino’s Pizza, Pizza Hut, Retail Food Group (bao gồm các thương hiệu như Brumby, Michel, Patisserie và Donut King) và thương hiệu trà sữa Chatime đều đã bị phát hiện trả lương thấp cho người lao động. Super Retail Group, Qantas và ABC cũng đã bị phát hiện đang trả lương thấp cho nhân viên của họ.
Tổ chức Fair Work Ombudsman đã kêu gọi siết chặt hơn việc thực thi luật pháp tại nơi làm việc, bao gồm cả việc sử dụng nhiều hơn các thông báo tuân thủ quy định để giải quyết các khoản thanh toán dưới tiêu chuẩn.
Cựu thanh tra của Fair Work Natalie James gần đây đã nói trong một hội nghị của Tập đoàn Công nghiệp Úc rằng không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và mạng lưới nhượng quyền đang bị phanh phui vì trả lương thấp cho công nhân.
Bà James cho biết nhiều công ty đang “trắng trợn” lấy đi số tiền hàng triệu đô la đáng ra phải trả cho nhân viên. Họ thường có hợp đồng lao động và tổ chức công đoàn của riêng họ, cùng với hệ thống trả lương “được cho là rất tinh vi”. Và các “sai lầm” này vẫn tồn tại cố hữu trong các hệ thống như vậy trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Tổ chức Fair Work Ombudsman cho biết họ đang mở một cuộc điều tra liên quan đến sai phạm ở Khách sạn Shangri-La chi nhánh Sydney.
Nguồn: smh
- Đến Úc làm việc, người lao động nhập cư “sập bẫy” ăn chặn tiền lương
- Úc: Gần 5 năm bớt xén lương nhân viên, Domino’s Pizza đối mặt với vụ kiện tập thể
- Melbourne: Chủ quán cà phê gốc Việt bị phạt vì ăn chặn tiền lương nhân viên