Monday, April 21, 2025
Home Blog Page 715

Đi du học như đi đánh nhau

Đây là chia sẻ của du học sinh Ngụy Thiên An (nick: An Nguy) trong Vlog của mình mang tên “Những điều nên cân nhắc trước khi đi du học của học sinh” làm các bạn trẻ vô cùng thích thú

Xuất hiện trên YouTube không lâu, Vlog “Du học sinh” của Ngụy Thiên An đã nhận được nhiều sự thích thú từ cộng đồng mạng. Nếu như Vlog 1 là những trải lòng về cuộc sống và quan niệm về việc đi du học của du học sinh thì Vlog thứ 3 “không mang tính giải trí mà chủ yếu chia sẻ những điều các bạn nên cân nhắc trước khi đi du học. Đi du học là một quyết định quan trọng, thế nên các bạn càng chuẩn bị kĩ bao nhiêu thì những khó khăn vấp phải sẽ càng ít đi bấy nhiêu” – An Nguy chia sẻ.

So sánh một cách dí dỏm việc đi du học với việc “đi đánh nhau”, An Nguy cho rằng đi du học cũng cần phải có vũ khí, và yếu tố đầu tiên quyết định cho chuyến đi du học của bạn chính là vấn đề tài chính. Bạn phải xác định được bạn có khả năng chi trả cho chuyến đi du học hay không.

Những kinh nghiệm thiết thực được chia sẻ qua cách nói chuyện hài hước của hot Vlog An Nguy
Những kinh nghiệm thiết thực được chia sẻ qua cách nói chuyện hài hước
của hot Vlog An Nguy

Thứ hai chính là yếu tố tâm lý. Bạn phải xác định được ngay từ đầu là đi du học với mục đích gì. Đừng bao giờ quan niệm đi du học là để tự cao, khoe mẽ, du học là lương cao. Hay nhiều bạn lấy lí do học ở nhà chán quá nên muốn đi du học.

Bản thân từng có những phút chán nản, từng muốn quay về, bằng sự trải nghiệm của mình, cô bạn du học sinh đã đưa ra lời khuyên rất thiết thực, đó là: Học ở đâu không quan trọng, điều quan trọng là bạn có có mục đích và quyết tâm thực hiện mục đích đó đến cùng hay không.

Điều tiếp theo là bạn phải chọn được điểm đến, xác định ngành và tài chính phù hợp với nước nào. Là một du học sinh Mỹ, An Nguy chia sẻ những thông tin về chính đất nước mình đang du học: những nơi bạn có thể lựa chọn sống ở nước Mỹ xa xôi: Cali – bờ Tây nước Mĩ nơi mà cô bạn đang sinh sống với thời tiết đẹp nhất ở nước Mỹ hay lựa chọn các bang ở Đông Mỹ như NewYork, Miami, Lasvegas…

Không thần thánh hóa hay lí tưởng hóa, An Nguy hé lộ những khó khăn của việc đi du học như khoảng cách xa xôi việc phải trải qua thời tiết khắc nghiệt ở một số bang thuộc Trung Mĩ: mùa hè nắng nóng, mùa đông thì tuyết phủ kín hay sẽ phải gặp những trận động đất khiến bạn kinh sợ…

700-897779 © Tim Mantoani Model Release People Graduating

Chọn được điểm đến, việc tiếp theo là bạn nên chọn trường tùy thuộc vào khả năng tài chính và kết quả học tập. Theo gợi ý của An Nguy, bạn có thể theo học trường tư, trường công hoặc cao đẳng cộng đồng.

Nhưng cách tiết kiệm nhất là theo học khoảng 2 năm cao đẳng cộng đồng để chuyển tiếp lên cử nhân. Điều đặc biệt nên chú ý khi du học ở Mỹ là Chính phủ Mỹ cấm các sinh viên vừa đi học vừa đi làm, vì thế nếu bạn có ý định đi làm chui thì phải hết sức cẩn thận nếu không muốn bị trục xuất.

Cuối cùng là làm thế nào để qua được phỏng vấn xin visa. Thứ nhất, các bạn phải chứng minh được các bạn có tài chính vững manh, đủ để trang trải cho những năm học tại Mỹ. An Nguy hài hước: “Nhà cửa đất đai xe cộ tất cả đều phải khoe triệt để”.

Thứ hai là bạn phải chứng minh khao khát muốn được học tập tại Mỹ và học xong phải quay về nước. Tự tin thể hiện quan điểm của mình nhưng không phải xin xỏ – đó là bí quyết để bạn khẳng định cá tính trong đơn xin du học của mình.

Bằng cách nói hài hước, có phẩn tưng tửng nhưng lại đầy sức thuyết phục, cô gái xinh xắn đã cung cấp cho những bạn trẻ có ước mơ du học nước Mỹ những chia sẻ hết sức chân thực và hữu ích.

Du học là khát khao của nhiều người, nhưng điều quan trọng mà mỗi du học sinh luôn phải ghi nhớ đó là dù đi đâu chăng nữa thì cũng ko được quen nơi chôn rau cắt rốn của mình. Học tập nơi xa nhưng phải luôn nhớ về quê hương và trân trọng những giá trị truyền thống của đất nước – Đó cũng là điều mà An Nguy muốn nhắn nhủ tới những du học sinh tương lai thông qua vlog của mình.

Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Lừa vé máy bay Tết và niềm tin đổ vỡ

0

Năm hết, Tết sắp đến. Chuyện vé về thăm mẹ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết khi trên diễn đàn VDS nhiều người đang phản ánh vụ việc “Vi Tran”. Dưới đây là bài viết của Song Nguyên.

Tôi vẫn thường hay nói đùa với bạn bè tôi là sống ở Úc, người ta phải sống bằng niềm tin vì mua hàng online cứ trả tiền trước rồi hàng chuyển về sau, nhưng qua sự việc của Facebooker Vi Trần, chúng ta mới có thể thấy rằng, đôi khi không thể sống mãi được bằng niềm tin.

Đánh vào tâm lý tham rẻ

Tôi có một vợ chồng anh bạn cũng đã từng mua vé của Facebooker Vi Trần. Anh bạn của tôi khi mua vé về Việt Nam vào đầu tháng 12, anh ấy khoe với tôi mua giá rẻ hơn hẳn ở các đại lý khác và ở cả trên website của hãng hàng không.

Ở các đại lý khác giá giao động từ 1000- 1100AUD thì Facebooker Vi Trần chỉ báo giá có hơn 800AUD, thế là bạn tôi không ngần ngại chuyển toàn bộ số tiền vé vào tài khoản của Vi Trần.

Trên diễn đàn VDS, rất nhiều bạn du học sinh đang tố cáo hành vi của Vi Tran (Ảnh chụp màn hình)
Trên diễn đàn VDS, rất nhiều bạn du học sinh đang tố cáo hành vi của Vi Tran (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, khi đến hẹn ngày xuất vé thì không thấy bạn Vi Trần đả động gì cả, tôi giục anh bạn phải hỏi ngay chứ không là bị lừa như chơi. Sau 5 lần 7 lượt thúc giục thì bạn Vi Trần cũng gửi vé cho 2 vợ chồng anh bạn.

Tuy nhiên, tôi vẫn phải nhắc với anh bạn tôi là phải làm một thao tác nữa là kiểm tra lại thông tin với Vietnam Airlines xem có phải là vé thật không? Rất may cho anh bạn tôi, là Vi Trần đã gửi vé cho 2 vợ chồng bạn tôi, mặc dù trên mặt vé có ghi rõ là vé 1100 AUD nhưng anh bạn tôi chỉ phải trả hơn 800AUD.

Tôi cũng đã nhắn tin cho Vi Trần để thử hỏi giá vé về Việt Nam thì được báo giá rẻ hơn 50AUD so với đại lý khác. Khi tôi hỏi là tôi muốn biết đại lý của bạn ở đâu và bạn có hoá đơn để thanh toán không thì người này đã không trả lời nữa.

Thả con săn sắt, bắt con cá rô

Với chiêu thức truyền miệng trên Facebook, đại lý của Vi Trần rất nổi tiếng trên trang mạng xã hội này vì giá rẻ hơn hẳn các chỗ khác. Với chiêu thức chiêu dụ này, Vi Trần đã thả mồi bán giá thấp hơn các đại lý khác để câu khách. Khi con mồi đã dính câu, Facebooker Vi Trần đã làm một mẻ lưới lớn rồi lặn mất. Hiện tại Facebook của người này đã bị khoá.

Chưa rõ đúng sai, nhưng có bạn đã thay cảnh sát điều tra và đưa thông tin khuyến cáo lên diễn đàn. (Ảnh chụp màn hình)
Chưa rõ đúng sai, nhưng có bạn đã thay cảnh sát điều tra và đưa thông tin khuyến cáo lên diễn đàn. (Ảnh chụp màn hình)

Facebooker Vi Trần thường chỉ nhận tiền qua tài khoản rồi chuyển vé qua email, chưa bao giờ gặp mặt khách hàng. Theo dòng sự kiện trên trang Fanpage của Hội Sinh viên Việt Nam Năng động (VDS), gần cả trăm người đã đặt vé từ Facebook Vi Trần với giá vé dao động từ 850AUD đến 1800AUD. Tính sơ qua, trong phi vụ này, nếu trót lọt Facebook Vi Trần đã có thể bỏ túi gần 100 nghìn AUD.

Tạm kết

Mạng xã hội là một nơi để mọi người chia sẻ thông tin, trao đổi, buôn bán hàng hoá. Tuy nhiên, mọi người cũng nên cảnh giác và cẩn thận, không nên vì một chút lợi trước mắt mà bị lừa.

Khi đặt vé hoặc mua bất cứ hàng hoá gì trên mạng xã hội cũng nên kiểm tra thông tin rõ ràng. Có thể hỏi địa chỉ phòng vé, hoá đơn xuất vé và kiểm tra lại thông tin đăng tải trên Facebook là thật hay giả.

Nguồn: Vietuctimes

Hơn 300 du học sinh bị lừa vé máy bay Tết

1

Đến sáng nay 7.1, đã có 317 du học sinh Việt tại Úc trình báo là nạn nhân của vụ lừa mua vé máy bay Tết với số tiền lên trên 400.000 đô la Úc (hơn 6 tỉ đồng).

Trao đổi với Thanh Niên sáng nay 7.1, anh Hoàng Anh, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam ở Úc (VDS) cho biết, đến sáng 7.1, VDS đã nhận được 317 trường hợp trình báo đã mua vé máy bay về Việt Nam đón Tết thông qua Vi Tran, với số tiền lên trên 400.000 đô la Úc (AUD).

“Trong ngày qua và hôm nay, có nhiều du học sinh đã đến trình báo sự việc với cảnh sát ở Sydney. Hiện VDS đang kêu gọi các du học sinh có mua vé máy bay qua Vi Tran tập hợp nhau lại để cùng làm một đơn và đề nghị Cảnh sát Liên bang Úc vào cuộc điều tra, vì vụ việc không chỉ xảy ra ở Sydney (bang New South Wales), mà còn có cả ở Melbourne (bang Victoria)”, Hoàng Anh cho biết.

Cảnh sát bang New South Wales làm việc với đại diện Hội du học sinh Việt Nam tại Úc - Ảnh: Hội du học sinh Việt Nam tại Úc cung cấp
Cảnh sát bang New South Wales làm việc với đại diện Hội du học sinh Việt Nam tại Úc – Ảnh: Hội du học sinh Việt Nam tại Úc cung cấp

“Đến sáng nay VDS đã làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Sydney và đại diện của Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Phía Vietnam Airlines sẽ cung cấp cho sinh viên một địa chỉ điện tử để kiểm tra tình trạng vé đã mua, nếu phát hiện hiện mã vé không còn giá trị, hãng sẽ cung cấp thông tin về đại lý mà các sinh viên đã chuyển tiền để đến làm việc ngay lập tức”, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam ở Úc nói thêm.

hon-300-du-hoc-sinh-bi-lua-ve-may-bay-tet-2
Vi Tran yêu cầu du học sinh cung cấp ‘receipt’ để biết chắc tiền vào tài khoản – Ảnh chụp màn hình

Về Vi Tran, đến nay vẫn chưa biết tung tích người này, các thông tin mà Vi Tran đưa ra đều giả mạo. Và hiện chỉ có thể dựa trên các dấu vết từ 3 tài khoản ngân hàng mà người này yêu cầu các sinh viên chuyển tiền đến khi mua vé, anh Hoàng Anh cho biết thêm.

Sáng cùng ngày, ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Úc, nói với Thanh Niên: “Sáng nay chúng tôi đã gặp đại diện Hội du học sinh Việt Nam và hướng dẫn các em tiến hành các thủ tục pháp lý theo pháp luật nước sở tại. Đồng thời yêu cầu Vietnam Airlines kiểm tra lại vé mà các sinh viên đã mua là thật hay ảo.

Đối tượng thì không để lại dấu vết, dùng tên giả để giao dịch,… nên cần thời gian để điều tra. Chúng tôi sẽ theo sát và thúc giục các cơ quan chức năng của Úc điều tra, truy tìm manh mối của người bán vé cho các em”.

Trong sáng nay, Thanh Niên tiếp tục nhận được nhiều lời “kêu cứu” của các du học sinh khi phát hiện mã vé máy bay về Việt Nam đã mua qua Vi Tran đã bị hủy, thậm chí có du học sinh đã về Việt Nam nhưng vé khứ hồi qua Sydney vẫn chưa thấy dù đã trả tiền đầy đủ.

Chụp ảnh màn hình facebook của Vi Tran
Chụp ảnh màn hình facebook của Vi Tran

“Em mua 2 vé từ Sydney về Hà Nội ngày 19.12.2015, từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 10.1 và chuyến Sài Gòn – Sydney ngày 25.1 nhưng hiện vẫn chưa có cho 2 chuyến sau và khi kiểm tra lại với hãng Vietnam Airlines thì vẫn chưa có tên em trên 2 chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn và Sài Gòn – Sydney”, T.N.T, một nạn nhân khác của Vi Tran nói với Thanh Niên.

“Trước đó em biết Vi Tran qua bạn bè giới thiệu với các ‘report’ (nội dung phản hồi – PV) rất tích cực như bán vé rất rẻ, rẻ hơn các hãng rất nhiều. Như vé em mua về Việt Nam dịp Giáng sinh các hãng bán tầm 1.800 AUD nhưng Vi Tran chỉ bán với giá 1.250 AUD, vì vậy em mới mua, thậm chí còn hứa sẽ nâng hạng thương gia cho em khi mua vé phổ thông trong chiều khứ hồi”, T.N.T kể thêm.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, con số nạn nhân của Vi Tran trên thực tế không dừng lại ở 317, vì còn rất nhiều Việt kiều ở Úc cũng mua vé của Vi Tran về Việt Nam đón Tết.

Vietucnews sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc này…

Du học sinh Úc bị lừa khi mua vé máy bay Tết

2

Du học sinh Việt Nam ở Sydney (Úc) đang đứng ngồi không yên khi vé máy bay đặt mua về quê đón Tết Bính Thân bỗng trở thành trở thành “giấy lộn”.

Trao đổi với Thanh Niên, P.M.H, du học sinh đang theo học ở Sydney kể: “Qua giới thiệu của bạn bè về một cô gái tên Vi Tran, chuyên bán vé máy bay cho du học sinh ở Úc với giá tốt và rất nhiệt tình, nên em tin tưởng liên hệ qua Faebook và đặt mua vé về Việt Nam ngày 14.12, bay lúc 11 giờ 50 sáng, với số tiền 1.140 đô Úc”.

“Sáng 14.12, lúc đang chờ làm thủ tục lên máy bay, khoảng 9 giờ thì Vi Tran gọi, nói là hãng máy bay bán quá vé so với số ghế nên em nằm trong danh sách không đi được và được trả tiền lại. Trong hoành cảnh cần về gấp trong ngày, nên em nói Vi Tran mua vé hãng khác, cuối cùng Vi Tran mua vé của China Southern Air cho em”, H. kể tiếp.

du-hoc-sinh-uc-bi-lua-khi-mua-ve-may-bay-tet-2
Thông tin chuyển khoản thanh toán tiền vé máy bay của nạn nhân cho Vi Tran

Khi về đến Sài Gòn, H. đến tổng đại lý vé của hãng máy bay trên đường Trường Sơn, Q. Tân Bình, để kiểm tra vé chiều quay lại Sydney, thì ‘té ngửa’ khi hay mã vé mà Vi Tran đưa cho H. chưa được xuất. Cụ thể, mã vé đó đã được đặt qua mạng, nhưng bị huỷ do trong vòng 12 tiếng sau khi đặt không thanh toán.

Ngay sau đó, H. đã đưa thông tin cảnh báo hành vi của Vi Tran lên trang Fanpage của cộng đồng du học sinh ở Việt Nam ở Úc. Khi hay tin và sợ bị lộ, Vi Tran đã liên lạc lại với H. và hứa mua vé khác để H. qua lại Úc và không đăng thông tin cảnh báo lên trang cộng đồng.

Không may như P.M.H , một du học sinh khác tên Đ.L.S cũng đang theo học ở Sydney kể: ” Em mua vé thông qua đại lý của Vi Tran cho chuyến bay ngày 20.12. Đến khuya ngày 19.12, Vi Tran gọi em nói là hãng máy bay nhét thêm người vào nên có thể em không có vé lên chuyến bay ngày 20.12 mà phải chuyển qua ngày khác. Sau đó Vi Tran hứa trả lại tiền cho em nhưng đến giờ vẫn chưa thấy tăm hơi. Khi hỏi ra thì mới biết, với ai Vi Tran cũng dùng chiêu tương tự”

du-hoc-sinh-uc-bi-lua-khi-mua-ve-may-bay-tet-3

Lâm vào tình trạng éo le hơn khi sáng mai 7.1, người thân của du học sinh N.D.H. (đang học tại Kent Institute) sẽ về Việt Nam đón Tết Nguyên đán Bính Thân, trên chuyến bay lúc 11:50 (giờ Sydney, khoảng 7:50 giờ Việt Nam) nhưng sau khi kiểm tra lại trên hệ thống của hãng máy bay thì mã vé mà N.D.H. mua cho người thân qua Vi Tran chưa được xuất.

“Em mua 3 vé khứ hồi Sydney – Sài Gòn cho vợ chồng cô chú và em, tổng cộng gần 5.000 đô Úc, nhưng giờ kiểm tra lại thì mã vé này chưa xuất, mà liên lạc với Vi Tran không được, điện thoại ò í e, giờ không biết phải làm sao”, H. rẩu rĩ.

Chụp ảnh màn hình facebook của Vi Tran
Chụp ảnh màn hình facebook của Vi Tran

Hiện nhiều du học sinh Việt Nam ở Úc mua vé máy bay thông qua Vi Tran đang đứng ngồi không yên vì mã vé không có giá trị, dù tiền đã thanh toán hết; trong khi Vi Tran biệt vô âm tín.

Trong chiều cùng ngày, nhiều sinh viên đã liên hệ với cảnh sát sở tại trình báo về vụ lừa đảo và đang liên hệ với Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney để nhờ can thiệp. Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình vụ việc này.

Nguồn: Thanh Niên Online

Úc sẽ có mưa đá nguy hiểm

0

Đây là thông tin dự báo thời tiết mới được đưa ra cho khu vực Nam Úc sau khi nơi này vừa trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp.

Cục Khí tượng cho biết về bão “có khả năng sẽ nghiêm trọng, lượng mưa nhiều và nặng”, có thể gây ra lũ quét và có một “nguy cơ về mưa đá lớn lên tới 2-3 cm và gió lớn gây thiệt hại”. Dông bão được cảnh báo sẽ xảy ra ở khắp vùng rộng lớn của bang – bao gồm Adelaide – vào chiều tối thứ hai.

Các cảnh báo bão nghiêm trọng gần đây nhất là đối với các khu vực bao gồm Renmark, Leigh Creek, Marree, Waikerie, Arkaroola và Olary.

uc-se-co-mua-da-nguy-hiem

Vào đêm thứ hai tuần trước, cảnh báo đối với các khu vực Adelaide Metropolitan, Mount Lofty Ranges, Mid North và Upper South East đã bị hủy bỏ sau khi cơn bão di chuyển về phía đông.

Các hiện tượng thời tiết thất thường từ khô cho đến lũ lụt lớn được đưa ra sau khi Bordertown và Keith cũng bị mưa, mưa đá làm cho các công trình bị lũ lụt, ngập úng và những con đường bị ngập nước.

Nguồn: Newsvietuc

Du học sinh Việt tại Úc kém ngoại ngữ

2

Đây là chia sẻ của bạn Trần Thu Mây (sinh viên trường Đại học Deakin, Úc) khi nói về những khó khăn của du học sinh tại xứ sở chuột túi này.

Bạn Trần Thị Thu Mây cho biết thêm: “Đối với những người lần đầu tiên bước chân đến môi trường ngoại quốc thì dù đã được học tiếng Anh bài bản ở Việt Nam cũng sẽ có một vài phần bỡ ngỡ, vì kỹ năng tiếng Anh được học trong sách vở với việc giao tiếp thực tế có rất nhiều khác biệt”.

Tuy nhiên, khi nói về phương pháp học tập tiếng Anh tại các trường của nước Úc, Thu Mây cho rằng: “Các giáo viên ở đây rất nhiệt tình, cởi mở, luôn sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên ngoại quốc trong việc học ngoại ngữ”.

du-hoc-sinh-viet-tai-uc-kem-ngoai-ngu
Trần Thu Mây – du học sinh tại Úc

Ở trường, các du học sinh được học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và học cách làm bài tập nhóm, thuyết trình nhóm. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tự học thêm ở thư viện của trường với rất nhiều tài liệu phong phú hỗ trợ cho việc học tiếng Anh như sách, báo, CD…

Bên cạnh những khó khăn về ngoại ngữ, phương tiện đi lại cũng là một vấn đề lớn đối với du học sinh Việt tại Úc.

Theo Thu Mây thì phương tiện giao thông công cộng ở Úc khá đa dạng như xe bus, xe lửa, xe điện… “Các phương tiện giao thông công cộng ở Úc chạy rất đúng giờ. Ngày mới qua Úc, do chưa kịp nhìn giờ tàu xe đến và đi, chưa biết cách tìm đúng trạm để đón và xuống nên mình bị trễ giờ mấy lần”, Thu Mây tâm sự.

Nói về vấn đề học tập tại các trường đại học của Úc, Thu Mây cho hay, trước khi nhập học tất cả các du học sinh đều phải làm bài kiểm tra tiếng Anh ở trường. Nhà trường lấy kết quả đó làm căn cứ xếp lớp tiếng Anh cho từng sinh viên.

“Tùy vào khả năng tiếng Anh của từng bạn, nhà trường sẽ quyết định thời gian học tiếng Anh cho từng người và dao động từ 5 – 40 tuần”, sinh viên Việt tại Úc cho biết.

Bên cạnh đó, ở trường, sinh viên còn có 1 – 2 giờ tự học với các hình thức như đọc báo, xem phim, nghe truyện, làm bài tập… để nâng cao trình độ Anh văn. Ngoài thời gian đó, trường cũng thường xuyên tổ chức những buổi dã ngoại giữa các lớp nên sinh viên có cơ hội trò chuyện với nhau và coi đó như một cách học tiếng Anh hiệu quả.

Một vấn đề khác đối với du học sinh Việt tại Úc là vấn đề ăn uống. Theo chia sẻ của Thu Mây thì nước Úc có những vùng như Sunshine, Footscray có các khu chợ cho người Việt và người Trung Quốc nên nhiều sinh viên Việt tại đây chọn cách tự nấu ăn cho mình.

“Đi chợ nấu ăn vừa rẻ lại vừa được ăn những món mình thích. Thực phẩm ở Úc như hoa quả và thịt khá ngon và rẻ. Với sức ăn của con gái thì 1 tháng khoảng 150 USD là đủ”, Thu Mây nói.

Ngoài vấn đề ăn uống sinh hoạt thì chỗ ở đối với sinh viên Việt tại Úc cũng được nhiều bạn quan tâm. Theo Thu Mây và nhiều du học sinh Việt tại Úc, khi học tập tại đất nước này, sinh viên Việt Nam có thể ở cùng người bản xứ, ở kí túc xá hay thuê phòng trọ ở chung.

So với thuê phòng trọ thì ở với người bản xứ và ở kí túc xá chi phí đắt hơn, do đó du học sinh Việt thường lựa chọn hình thức thuê phòng ở cùng với chủ nhà và dùng chung phòng tắm, phòng bếp với chủ. Nếu thuê theo hình thức này, thường chủ nhà sẽ bao luôn tiền điện nước nên mức giá vào khoảng 80-120 USD/tuần.

Một hình thức khác khi thuê phòng trọ là thuê phòng nhưng không ở cùng chủ và tiền gas, điện, nước chia đều cho các thành viên. Với loại hình này, chi phí hàng tuần lên tới từ 120-140 USD.

Để giảm bớt kinh phí gia đình, du học sinh Việt tại Úc cũng rất chịu khó làm thêm và theo Thu Mây, hầu hết các du học sinh Việt đều đi làm thêm với nhiều loại công việc khác nhau, nhưng chủ yếu là chạy bàn và phụ bếp cho các nhà hàng châu Á.

“Lương làm thêm tại các quán ăn vào khoảng 10 – 15 USD/giờ và theo quy định của nước Úc, du học sinh chỉ được làm 20 giờ/tuần”, Thu Mây cho biết.

Nguồn: Gia Đình Việt Nam

Nổi tiếng vì ăn dưa hấu cả vỏ

0

Đây là trường hợp của cậu bé 10 tuổi Mitchell Schibeci ở Melbourne đã được nhiều người biết đến khi ăn dưa hấu cả vỏ ở trận bóng chày tổ chức ở thành phố này vừa qua.

Theo BBC, các bình luận viên tại sân bóng chày Melbourne hôm 2/1 đã vô cùng sửng sốt khi chứng kiến cảnh cậu bé ngấu nghiến quả dưa hấu từ phần ruột bên trong ra cả vỏ ngoài.

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều này trong đời mình”, một bình luận viên thốt lên. “Thật không thể tin được”, một người khác nói.

“Cậu bé đang ăn cả quả, cậu bé đang ăn cả quả dưa hấu”, bình luận viên đầu tiên bày tỏ sự kinh ngạc, trước khi quay lại với nội dung trận đấu.

noi-tieng-vi-an-dua-hau-ca-vo-1Tuy chỉ kéo dài trong ít giây, hình ảnh về Schibeci đã kịp xuất hiện trên các màn hình tivi khắp Australia khi buổi tường thuật trận đấu đang diễn ra, và cậu bé ngay lập tức trở nên nổi tiếng.

Schibeci được đặt cho biệt danh là “cậu bé dưa hấu”, đồng thời hashtag #watermelonboy cũng tràn ngập trên mạng xã hội Australia.

Tuy nhiên, trong một chương trình truyền hình sáng hôm sau, Schibeci cho biết cậu bé đã cố tình làm như thế để gây sự chú ý của các máy quay và được xuất hiện trên màn hình lớn của trận đấu.

noi-tieng-vi-an-dua-hau-ca-vo-2

Schibeci, 10 tuổi, thừa nhận rằng ăn cả quả dưa hấu khó hơn rất nhiều so với cậu bé tưởng tượng. “Cháu cứ ăn, ăn và ăn nó”, cậu bé nói.

Schibeci bắt đầu ăn vỏ dưa hấu từ năm hai tuổi. “Cháu đã ăn nó từ lâu rồi. Chỉ là cháu rất thích mùi vị của nó”, cậu bé nói thêm.

Clip quay cảnh cậu bé ăn dưa cả vỏ đã được kenh ESPN bình chọn là clip hay nhất trong ngày nhưng cậu bé không hè bận tâm. “Thực sự cháu đâu phải là một anh hùng, cháu chỉ là một đứa trẻ bình thường mà thôi”, Schibeci cho biết.

Nguồn: Xã luận

12 tuổi ra hầu tòa vì gây cháy rừng ở Melbourne

0

Một cậu bé 12 tuổi và một thiếu niên đang đối mặt với cáo buộc liên quan đến hai vụ cháy rừng tại Casey trong vài ngày qua.

Lực lượng điều tra tội phạm Casey đã cáo buộc một cậu bé vì đã làm bùng cháy một ngọn lửa ở Endeavour Hills, dẫn đến việc đóng cửa nhiều tuyến đường và quốc lộ vào ngày hôm qua.

Phát ngôn viên của cảnh sát Belinda Batty cho biết ngọn lửa lớn trên Gunns Rd Reserve xảy ra gần Monash Freeway vào khoảng 3 giờ chiều và giao thông bị ảnh hưởng trong nhiều giờ đồng hồ.

“Một cậu bé 12 tuổi đã bị buộc tội bất cẩn gây ra một trận cháy rừng”, bà Batty cho biết. “chàng trang đã được bảo lãnh để xuất hiện tại tòa án dành cho trẻ em vào tháng Hai này.”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Và một thanh niên khác sẽ bị xét xử tại tòa án dành cho trẻ em vì gây ra một trong ba vụ cháy ở phía đông nam mà đã xảy ra vào khoảng 5 giờ 40 chiều ngày 2/1/2016.

Trung sĩ Rodney Maroney cho biết cậu thanh niên này sẽ phải đối mặt với cáo buộc liên quan tới vụ cháy ở sân sau của một ngôi nhà.

“Chúng tôi tin rằng nó đã cố tình được châm lửa,” Sen-Sgt Maroney nói. “Một thanh niên đã bị bắt giữ tại hiện trường và bị buộc tội.”

ai vụ cháy khác đã được phát hiện ở trong cùng một khu vực vào cùng thời điểm.

Cảnh sát đang kêu gọi bất cứ ai có thể có bất kỳ thông tin nào về các vụ cháy xin liên hệ với họ qua Crime Stoppers số 1800 333 000.

Nguồn: News Viet Uc

Các loại thẻ giao thông ở Úc

Ở Úc, các du học sinh có thể dùng thẻ giao thông khi đi lại tại Úc nhưng ở mỗi thành phố Úc đều có loại thẻ tham gia giao thông riêng.

Không phải bất cứ du học sinh nào khi đến Úc cũng đều biết điều  này. Do vậy, Vietucnews sẽ chia sẻ với các bạn những loại thẻ giao thông phân theo từng thành phố ở Úc để bạn có thể dễ dàng lựa chọn mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Sydney – thẻ My Zone Multi

Ở Sydney, sinh viên quốc tế thường được tư vấn du học Úc rằng nên mua thẻ đi lại My Zone Multi theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm, thẻ này cho phép bạn đi xe buýt, tàu hỏa và phà không giới hạn trong thành phố và vùng ngoại ô.

cac-loai-the-giao-thong-o-uc-1

Hoặc bạn có thể mua thẻ My Zone cho những phương tiện giao thông cụ thể – tức là thẻ My Zone cho xe buýt hoặc tàu hỏa. Cũng có 10 thẻ đi lại dành cho những phương tiện giao thông cụ thể. Tất cả những thẻ đi lại này cho phép bạn tiết kiệm tiền khi du học ở Sydney – một trong những thành phố có chi phí sống đắt đỏ tại Úc. Những thẻ này được tính giá theo nơi bạn đến và đi.

Melbourne – thẻ Myki

Melbourne đã đưa vào hoạt động một hệ thống mới có tên là Myki thay thế cho hệ thống bán vé Metcard hiện nay trên mạng lưới tàu hỏa, xe điện và xe buýt, và trên các chuyến tàu V/Line và xe buýt đường dài. Myki money là hệ thống cho phép bạn nạp tiếp tiền vào thẻ trả trước bằng đôla và tiết kiệm tiền trong những chuyến đi đơn lẻ.

cac-loai-the-giao-thong-o-uc-2

Vé Myki passes rất có lợi cho việc đi lại thường xuyên giữa các vùng cụ thể và có vé tuần, vé tháng hoặc vé quý. Cả 2 loại này đều có giá trị cho việc đi lại trên tất cả các chuyến tàu, tàu điện và xe buýt trong thành phố. Du học sinh Úc nên mua vé tháng hoặc quý để tiết kiệm chi phí tối đa.

Brisbane – thẻ Go Card

Du học Úc, bạn có thể tiết kiệm tiền di chuyển tại Úc trong những chuyến đi đơn lẻ ở Brisbane bằng thẻ Go Card (thẻ này rẻ hơn 30% so với giá tiền của một vé đơn). Bạn nạp tiếp tiền vào những thẻ này bằng đôla và đăng ký thẻ để số tiền bạn nạp vào được đảm bảo.

cac-loai-the-giao-thong-o-uc-3

Để sử dụng thẻ này, đơn giản bạn chỉ cần quẹt thẻ qua máy khi bắt đầu chuyến đi và quẹt lần nữa khi kết thúc chuyến đi. Giá tiền sẽ tự động được trừ đi khỏi số dư trong thẻ của bạn. Là sinh viên du học Úc bạn được giảm 50% phí phương tiện giao thông công cộng khi đi lại trong thành phố.

Adelaide – vé Interpeak

Có thể mua vé đi nhiều phương tiện ở Adelaide. Vé này thường rẻ hơn so với việc mua vé đơn lẻ. Sinh viên du học Úc tại một cơ sở giáo dục đại học ở SA có thể được giảm giá với vé Interpeak (đi từ 9h sáng đến 3h chiều từ thứ 2 đến thứ 6).

cac-loai-the-giao-thong-o-uc-4

Ngoài việc sử dụng dịch vụ giao thông thường xuyên trong thành phố, nhiều người còn sử dụng dịch vụ xe buýt Adelaide màu vàng tươi Adelaide Metro MIỄN PHÍ trong tuyến thành phố 99C quanh khu thương mại trung tâm Adelaide.

Perth – thẻ SmartRider

Các phương tiện giao thông miễn phí ở Perth là một lý do khác để bạn đến thăm thành phố xinh đẹp ở bờ tây Australia này. Xe buýt ở đây có tên gọi là xe buýt CAT và chúng phục vụ Khu Trung chuyển Miễn phí (FTZ).

cac-loai-the-giao-thong-o-uc-5

Bạn có thể đi tất cả xe buýt miễn phí trong khu FTZ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày; và trên các chuyến tàu trong khu FTZ nếu bạn có thẻ SmartRider. Có các bảng hiệu đánh dấu phạm vi khu FTZ. Transperth quản lý xe buýt, tàu hỏa và phà ở Perth.

Bạn có thể mua thẻ SmartRider điện tử khi bạn đến nơi, thẻ này sẽ tiết kiệm chi phí du học Úc cho bạn đến 25% giá vé. Bạn chỉ cần đơn giản thêm 1 đôla giá trị vào thẻ và quẹt thẻ để kích hoạt và tắt thẻ. Một số cơ sở đào tạo được giảm giá vé.

Nguyên tắc an toàn khi tham gia giao thông ở Úc

Phương tiện giao thông ở Úc rất đa dạng và khá an toàn nhưng khi mới đến xứ sở chuột túi, bạn cũng nên bỏ túi những nguyên tắc an toàn.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Phương tiện di chuyển công cộng đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi ở Australia, đặc biệt là trên xe điện ngầm và ở trong khu vực thành thị. Một số các hệ thống an ninh được bổ sung để tối đa hóa sự an toàn của người sử dụng phương tiện di chuyển công cộng bao gồm nhân viên an ninh và bảo vệ, các điểm hỗ trợ, hệ thống chiếu sáng tốt và camera an ninh.

nguyen-tac-an-toan-khi-tham-gia-giao-thong-o-uc-1

Tuy nhiên sinh viên có điều kiện du học Úc vẫn nên chú ý các nguyên tắc an toàn khi di chuyển bằng phương tiện công cộng:

    • Tránh xe buýt biệt lập, trạm dừng đường ray và xe điện.
    • Kiểm tra các lịch trình di chuyển để tránh đợi lâu.
    • Các khoang xe lửa gần người lái tàu nhất thì luôn để mở và được chiếu sáng.
    • Nếu bạn thấy mình bị bỏ lại trên khoang xe lửa một mình hay với chỉ một người khác, bạn có thể thấy thoải mái hơn khi di chuyển sang toa khác.

Khi di chuyển bằng Taxi:

    • Ngồi ở bất kỳ chỗ nào mà bạn thấy thoải mái nhất – thông thường hành khách ngồi phía trước và phía sau của taxi.
    • Hãy nói với tài xế lộ trình bạn muốn đi đến, và đừng ngần ngại nói thẳng nếu tài xế đưa bạn đi đường khác, nhất là đường mà bạn không thấy quen.
    • Nếu bạn không muốn tài xế biết chính xác nơi bạn sống hãy để họ cho bạn xuống cách đó một đoạn ngắn.

nguyen-tac-an-toan-khi-tham-gia-giao-thong-o-uc-2

Khi lái xe ở Úc:

Tại Úc, một số quy tắc đường bộ và quy định về lái xe giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ không giống nhau. Một số tiểu bang yêu cầu bạn mang theo bằng lái xe quốc tế (International Licence) cùng với bằng lái xe ở nhà hiện thời của bạn.

nguyen-tac-an-toan-khi-tham-gia-giao-thong-o-uc-3

Một số tiểu bang yêu cầu bạn mang theo bằng lái xe ở nhà hiện thời của bạn cùng với một bản dịch chính thức sang tiếng Anh. Bạn cần nắm rõ các quy định trước khi lái xe ở Úc.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn du học sinh khi mới tới Úc có thể tham gia giao thông an toàn, đảm bảo cuộc sống và việc học được tốt nhất.