Monday, April 21, 2025
Home Blog Page 716

Hồi ức đau lòng của du học sinh làm ở quán Bar

1

“Tôi không còn là một cô gái trong trắng nữa”, Hikaru, một tiếp viên quán bar cay đắng chia sẻ.

Buổi tối mùa thu êm dịu, một người phụ nữ Trung Quốc bước liêu xiêu dưới ánh đèn màu trên đường phố Thượng Hải. Đó chính là Hikaru.

Cô đồng ý chia sẻ với phóng viên những góc tối của cuộc đời làm tiếp viên quán bar ở Tokyo và đề nghị được gọi với cái tên Nhật là Hikaru (trong tiếng Nhật có nghĩa là ánh sáng).

Cô gái 28 tuổi, hiện đang là nhân viên kinh doanh bất động sản, có một quá khứ mà những cô gái bằng tuổi khó có thể tưởng tượng được. Giờ đây, cô nhận ra mình đã mất đi sự ngây thơ, vô tư mà đáng ra những cô gái ở tuổi đó nên có.

hoi-uc-dau-long-cua-du-hoc-sinh-lam-o-quan-bar-1

“Tôi đã hoàn toàn thay đổi từ khi làm tiếp viên quán bar. Tôi không còn trong trắng nữa mà trở thành một người phụ nữ thực dụng chỉ biết tới vật chất”, Hikaru bộc bạch với The Post tại căn hộ của dì mình ở Thượng Hải.

Hồi ức của một gái quán bar

Hikaru theo chân mẹ mình làm phục vụ quán bar ở Tokyo khi tới đó vào năm 2007. Lúc đó, cô mới vừa tốt nghiệp trung học và đang học ngoại ngữ để chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học.

Tại thời điểm đó, cô cũng như hơn 400.000 thanh niên thế hệ 8x của Trung Quốc đều mong muốn sang Nhật du học.

Theo học giả người Nhật gốc Hoa Gracia Liu-Farrer, để trang trải cho việc học hành và sinh hoạt đắt đỏ ở Nhật, rất nhiều sinh viên Trung Quốc lựa chọn nghề phục vụ tại quán bar.

hoi-uc-dau-long-cua-du-hoc-sinh-lam-o-quan-bar-2

Khi mới sang Nhật, Hikaru làm thêm tại một nhà hàng cách xa nhà nhưng công việc ở đây quá vất vả nên có lần cô đã bị ngất khi đang trên tàu điện ngầm.

Chính vì vậy, mẹ cô mới gợi ý cô thử làm phục vụ quán bar vì nghề này kiếm được nhiều tiền hơn mà lại đỡ nặng nhọc. Hikaru đồng ý và đã gắn bó với công việc đó hơn 5 năm.

Khi bước vào nghề, Hikaru đã nghĩ làm tiếp viên quán bar không nhất thiết là ảnh hưởng tới phẩm chất đạo đức và dù gì thì công việc đó cũng giúp cô tự tạo lập cuộc sống mới cho mình.

Tuy nhiên, trong quá trình làm gái quán bar, cô đã “hẹn hò” với một người đàn ông lớn hơn cô nhiều tuổi và 2 lần phải bỏ thai. Từ đó, cô rút ra bài học cho mình rằng rượu có thể làm thay đổi bất kì người đàn ông nào.

Công việc tiếp viên quán bar không hề đơn giản

Ở Nhật, gái quán bar là một đặc trưng của cuộc sống về đêm. Những người đàn ông tới bar luôn phải có một cô nàng tiếp viên quán kè kè bên cạnh để mua vui, tán tỉnh.

Quán bar đầu tiên mà Hikaru “đầu quân” thuộc quyền sở hữu của một người phụ nữ trung niên người Thượng Hải và có 8 tiếp viên đến từ các vùng khác nhau của Trung Quốc.

Quán bar nằm ở vị trí đắc địa giữa quận Kanda trung tâm của Tokyo, xung quanh là các tòa nhà công sở và nhà hàng.

Dưới ánh đèn vàng, quán bar nhỏ chỉ 60 m2 đầy chặt khách là các công chức áo trắng cổ cồn tuổi từ 30 tới 50 đang ngâm nga hát karaoke. Khách có thể tới đây một mình hoặc cùng đồng nghiệp hay bạn bè.

hoi-uc-dau-long-cua-du-hoc-sinh-lam-o-quan-bar-3

Những người đàn ông này phải trả 3.000 yen cho một giờ đồng hồ tiêu khiển kèm đồ uống của mình và 1.000 yen cho đồ uống của tiếp viên.

Hikaru, lúc đó mới 20 tuổi, là tiếp viên trẻ nhất quán. Thời gian làm việc của cô là từ 8 giờ tối cho tới 4 giờ sáng hôm sau. Trang phục làm việc thường là váy bó ngắn và trang điểm đậm.

Công việc chủ yếu của cô là uống với khách, hát hầu khách và cố gắng nói chuyện với khách bằng vốn tiếng Nhật bập bõm của mình.

“Khi mới bắt đầu, tôi rất lo lắng vì chả biết gì. Trong môi trường đó, tôi phải chứng kiến những người phụ mạt sát nhau và những mối quan hệ hư hỏng hàng ngày”, cô chia sẻ.

Khi vốn tiếng Nhật khá khẩm hơn thì Hikaru cũng đã có kinh nghiệm hơn rất nhiều. Cô đã học được cách cười giả lả và nói những câu đùa sỗ sàng. Cô cũng biết cách ứng xử với khách bằng cách quan sát và học hỏi kinh nghiệm từ các “đàn chị”.

“Nếu khách sờ ngực thì tôi sẽ vờ cúi xuống để nhặt đồ hoặc quay qua rót rượu để đánh lạc hướng. Trong khi đó, tôi vẫn phải giữ nụ cười trên môi mà không được để khách biết là tôi không thích hành động của anh ta”, Hikaru cho hay.

Cuộc chơi bắt đầu

Khi Hikaru bắt đầu sành sỏi hơn trong cuộc chơi với những người đàn ông, những ấn tượng tốt đẹp của cô về người khác giới cũng theo đó mà tan vỡ.

“Sau khi rượu vào, những người đàn ông đạo mạo ở văn phòng giờ hành chính có thể sẽ mắng chửi bạn, sờ soạng bạn và sỉ nhục bạn bằng nhiều trò quái gở”, cô chia sẻ.

Mức lương khởi đầu của Hikaru là 1.800yen/giờ, ba tháng sau, cô được tăng lương lên 2.000 yen/giờ. Đỉnh điểm, thu nhập hàng tháng của cô lên tới 400.000 yen trong khi thu nhập trung bình tháng ở Thượng Hải cùng thời điểm đó chỉ chưa bằng 1/100.

hoi-uc-dau-long-cua-du-hoc-sinh-lam-o-quan-bar-4

Tuy nhiên, cô không giữ được đồng nào. “Khi đồng tiền kiếm được quá dễ dàng thì cũng dễ dàng đội nón ra đi”, Hikaru nói.

Làm tiếp viên nhà hàng không đồng nghĩa với việc bán dâm, nhưng đó là đề tài không thể tránh khỏi. Hệ thống lương bổng áp dụng ở một số quán bar và môi trường làm việc có thể khiến các nữ tiếp viên sa ngã vào mối quan hệ xác thịt với khách của mình.

“Tôi đã bán mình”

“Nhiều khách hàng tặng trang sức và túi hàng hiệu cho các tiếp viên. Thói ganh tị của nữ nhân thường tình khiến tôi cảm thấy bực bội khi người khác có mà mình không có.

Hầu như tất cả các tiếp viên đều vướng vào những mối quan hệ trao đổi này. Chính vì vậy, tôi cũng đã nói dối và bán mình cho những thứ vật chất đó”, Hikaru bộc bạch.

Bên cạnh những mối quan hệ vì vật chất, Hikaru cũng có một mối quan hệ yêu đương lãng mạn với chính khách hàng của mình. Cô hẹn hò với một kĩ sư phần mềm 44 tuổi trong suốt 6 năm trời và từng phải phá thai hai lần vì anh ta.

“Tôi tin anh ấy yêu tôi nhưng anh ấy lại không muốn cưới tôi”, Hikaru kể lại.

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng đại học tâm lý kinh doanh trong tay hồi tháng 8/2015, Hikaru quyết định quay trở về Trung Quốc.

Và cô chẳng có gì để hối hận vì công việc gái quán bar mà cô từng làm ở Nhật. “Tôi không nghĩ công việc đó là bẩn thỉu. Tôi cũng đã phải nỗ lực hết mình để bươn chải nuôi thân”, cô gái trẻ ngậm ngùi.

Nguồn: Kênh 14

Đằng sau những cánh cửa luôn đóng ở Melbourne

0

Hàng trăm người xếp hàng ngoài đường trong tiết trời lạnh lẽo chỉ để được thăm quan những gì phía sau những cánh cửa luôn đóng ở Melbourne. Lý do nằm ở đâu?

Người dân Melbourne rất tự hào về thành phố của mình – luôn sẵn sàng chia sẻ những điểm đến yêu thích cũng như nhiều hàng ăn quán đồ uống mình thường đi. Và họ không thích gì hơn là khám phá một điều gì mới mẻ, đặc biệt nếu nó là cái gì đấy cổ kính.

Đó cũng là lý do tại sao vào một ngày cuối tuần lạnh nhất của Melbourne lại có nhiều người chịu xếp hàng hàng giờ để được vào tham quan những ngôi nhà thường không được mở cửa cho công chúng.

dang-sau-nhung-canh-cua-luon-dong-o-melbourne-1

Chương trình Open House Melbourne (Mở cửa Nhà ở Melbourne) đã cho hàng nghìn người sống ở Melbourne cơ hội tìm hiểu về lịch sử, ngắm những thiết kế kiến trúc độc đáp và khám phá thế giới bên trong nơi họ sống, làm việc và vui chơi.

Kai McCubbing tự nhận mình là thổ địa với kiến thức về thành phố nơi anh luôn gọi là nhà. Anh đã chộp ngay cơ hội để có thể dành ngày cuối tuần đi khám phá các công trình được mở cửa trong chương trình Open House Melbourne.

dang-sau-nhung-canh-cua-luon-dong-o-melbourne-2

“Chúng tôi có văn hóa lễ hội rất mạnh ở đây. Đây là một cơ hội mới để trải nghiệm với chúng tôi.”

“Chúng tôi dành rất nhiều thời gian ở bên ngoài. Chúng tôi cảm thấy mình biết nhiều về Melbourne. Hôm nay là cơ hội để thấy những gì được dấu sau những cánh cửa khép kín. Những thứ mà chúng ta thường xem nhẹ.”

dang-sau-nhung-canh-cua-luon-dong-o-melbourne-3

“Có rất nhiều nơi liên quan đến di sản. Nhưng những nơi này được mở cửa để thể hiện chúng ta đã kết hợp cũ và mới thành công như thế nào xung quanh thành phố.”

“Tôi muốn biết nhiều hơn về Melbourne và lịch sử của nó. Tôi đã tham quan nhà chính phủ và vài triển lãm nghệ thuật”. “Ngày qua ngày, mọi người bước đi trên các con phố và họ không thật sự biết bên dưới lòng đất và trên đầu họ thật sự có gì.”

dang-sau-nhung-canh-cua-luon-dong-o-melbourne-4

“Tôi nghĩ là việc biết những gì xung quanh chúng ta và điều gì tạo nên cuộc sống ở thành phố này rất có ích.”

Nguồn: Báo Úc

Vẻ đẹp 3 du học sinh Việt gây sốt cộng đồng mạng

0

Những cô nàng du học sinh này tuy không có hoạt động gì tại Việt Nam nhưng lại được teen Việt yêu mến bởi vẻ đẹp của mình. Cùng điểm danh những nữ du học sinh từng khiến dân mạng “phát sốt” nhé!

Vy Ngọc – du học sinh Úc có ngoại hình long lanh

Sở hữu những đường nét xinh xắn, thanh tú, Vy Ngọc – cô du học sinh tại Melbourne, Úc xinh đẹp đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng khi những bức ảnh “tự sướng” lung linh như sao Hàn được truyền tay nhau. Không phải là một hot teen nhưng Vy Ngọc cũng đang rất được nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu mến bởi ngoại hình long lanh của mình.

ve-dep-3-du-hoc-sinh-viet-gay-sot-cong-dong-mang-1
Nhờ nét duyên dáng, xinh xắn của mình, cô bạn này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bạn bè và thậm chí là cả nhiều cư dân mạng.

 

ve-dep-3-du-hoc-sinh-viet-gay-sot-cong-dong-mang-3
Đa phần, các bình luận trên trang cá nhân đều dành cho cô nàng những lời nhận xét có cánh cũng như so sánh cô nàng với những sao Hàn Quốc khác.

Tú Linh – cô nàng có “nụ cười tỏa nắng” trên đất Pháp

Nguyễn Tú Linh – cô nàng du học sinh Pháp xinh đẹp được biết đến khi bức ảnh chụp tại bảo tàng Louvre của cô liên tục được cư dân mạng truyền tay nhau trên facebook. Điều khiến mọi người thích thú ở bức ảnh không phải là vẻ đẹp quá long lanh mà chính là gương mặt mộc cùng nụ cười tỏa nắng của cô nữ sinh này. Đối với những người đã “bội thực” với camera360, make up quá đà hay photoshop quá tay thì nụ cười này giống như một cơn gió mới, khiến bất cứ ai cũng cảm thấy thích thú.

Tú Linh sinh năm 1991, là sinh viên K48 Đại Học Ngoại Thương Hà Nội và hiện là du học sinh tại Pháp. Cô đang theo học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Paris 10 Nanterre.

Bức ảnh được chụp khi Tú Linh dẫn các bạn của mình sang Paris du lịch. Sau một vòng Paris thì cả nhóm đã dừng lại ở bảo tàng Louvre. Bức ảnh không phải quá long lanh nên cô nàng cũng khá bất ngờ khi nó được thích nhiều như thế.

ve-dep-3-du-hoc-sinh-viet-gay-sot-cong-dong-mang-17
Vẻ đẹp của Tú Linh được nhiều người ví như là một nhân vật nữ chính của truyện ngôn tình.

 

Vẻ xinh xắn của nữ sinh Việt trên đất Pháp.
Vẻ xinh xắn của nữ sinh Việt trên đất Pháp.
Nét trong veo của bộ ảnh mới nhất trên vùng nông thôn Pháp nhận được nhiều lượt like và share của cộng đồng mạng.
Nét trong veo của bộ ảnh mới nhất trên vùng nông thôn Pháp nhận được nhiều lượt like và share của cộng đồng mạng.

Thiên Trang – du học sinh Canada sở hữu gương mặt hoàn hảo

Hồ Hoài Thiên Trang (sinh năm 1995 tại Đà Lạt), hay còn được gọi là Bosin Na, từng là học sinh trường J. Percy Page Public, Canada. Cô bạn này có thói quen “chụp ảnh dạo”, dù đi đến đâu cũng thích được “chộp” lại những bức ảnh mang phong cách thời trang của riêng mình để chia sẻ trên Facebook.

Hình ảnh của Thiên Trang đã được một số website dành cho teen ở Đà Lạt sử dụng, và còn mời cô nàng tham gia làm mẫu cho các bộ ảnh mới. Hiện mặc dù Thiên Trang đã chuyển sang sinh sống ở Canada được hơn 2 năm, nhưng cô nàng vẫn luôn được rất nhiều bạn trẻ tại đây quan tâm.

Thiên Trang luôn được các bạn trẻ ở Đà Lạt yêu thích vì có gương mặt xinh xắn...
Thiên Trang luôn được các bạn trẻ ở Đà Lạt yêu thích vì có gương mặt xinh xắn…
...và cả gu thời trang bụi bặm, cực chất.
…và cả gu thời trang bụi bặm, cực chất.
Nét đẹp của Thiên Trang khiến nhiều người liên tưởng đến thần thái của "cô bé trà sữa" Chương Chiết Thiên.
Nét đẹp của Thiên Trang khiến nhiều người liên tưởng đến thần thái của “cô bé trà sữa” Chương Chiết Thiên.
Bộ ảnh được Thiên Trang chụp tại Sài Gòn vào năm 2013.
Bộ ảnh được Thiên Trang chụp tại Sài Gòn vào năm 2013.

Nguồn: Kênh 14

Du học sinh làm thuê bị đuổi về nước

1

Du học sinh Việt đi làm thêm nơi đất khách không còn là chuyện hiếm nhưng nhiều bạn đã bị đuổi về nước chỉ vì đi làm thuê kiếm tiền ở những nơi như trang trại và nhà máy ở Úc và Nhật Bản.

Khốn khó nơi đất người

Học hết THPT với học lực trung bình, Trần Hoài Nam (TX Hồng Lĩnh) mong đổi đời với một việc làm có thu nhập cao ở nước ngoài. Đọc báo tìm việc, tờ nào Nam cũng thấy quảng cáo du học giảm giá 15% học phí, vừa học – vừa làm ở Úc, Canada, Bồ Đào Nha. Với suy tính mỗi tháng kiếm vài ngàn đô, cuối cùng Nam cũng bị cuốn theo “cơn lốc” du học sôi động ấy.

Nhờ mối quen biết với ngân hàng, sau 15 ngày, Nam đã có trong tay giấy chứng nhận sổ tiết kiệm trị giá 1,2 tỷ đồng – bằng chứng về năng lực tài chính theo đúng yêu cầu của đại sứ quán và trường học.

du-hoc-sinh-bi-duoi-ve-nuoc-vi-di-lam-them-1

Các giấy tờ thuế, doanh thu giả cũng nhanh chóng được hoàn tất vì mẹ Nam là người khá có vai vế ở thị xã. 20 ngàn USD là chi phí cho chuyến đi cùng với tấm bằng IELTS 5.0. Sau gần 3 tháng hồi hộp chờ đợi, Nam lên đường trong sự hân hoan của cả gia đình.

Phần lớn du học sinh Việt Nam tới Australia ban đầu đều đăng ký học tại những trung tâm Anh ngữ ở Sydney. Những ngày đầu đến trường, Nam còn thấy loáng thoáng các bạn đi cùng nhưng ít tháng sau thì thưa dần cho đến khi vắng hẳn.

Theo ước tính của trường, 80% sinh viên có tên đăng ký bỏ học. Tuy nhiên, với quy định đóng học phí sẽ đồng nghĩa với việc được gia hạn visa, kéo dài thời hạn hợp pháp ở Úc, khoản nợ buộc cổ khiến Nam phải đi theo tiếng gọi của các farm (trang trại) ở những miền xa.

Suốt ngày, Nam và những người bạn “chìm” trong những cánh đồng đậu, cà, nho, măng tươi… Có lẽ mức lương trên 1.000 AUD mỗi tuần và món nợ ở Sydney đã khiến Nam không gục ngã.

Tuy nhiên, nỗi khiếp đảm lớn nhất của dân ở trang trại là chạy “di trú”. Đã rất nhiều lần Nam thoát thân nhờ sự nhanh nhẹn. Trong một lần đang lúi húi bên luống đậu, Nam cùng với 10 người khác, trong đó phần lớn là người Việt đã hết hạn visa bị nhân viên di trú “sờ gáy”.

Trần Thị Quỳnh N. (TP Hà Tĩnh) đến Nhật Bản mang theo sự kỳ vọng của bố mẹ mong con vừa học hành tốt, vừa kiếm được việc làm thêm để có tiền gửi về phụ giúp gia đình. Qua mối lái, N. sang Nhật sau 6 tháng học tiếng với tổng chi phí 13.000 USD – số tiền không nhỏ mà mẹ của N. phải thế chấp sổ đỏ để vay từ ngân hàng. Nhưng cuộc sống thật không như N. nghĩ.

Ở Nhật, không ai bỏ tiền ra thuê một người hoàn toàn không biết tiếng để làm việc, họ chỉ trả số tiền lương theo giờ và phải làm việc quần quật cả ngày mới mong nhận được đồng lương cao. Theo luật quy định của Nhật Bản, du học sinh chỉ được phép làm thêm 4 giờ/ngày và không được phép làm quá 28giờ/tuần.

Tiền lương trung bình 1 giờ làm thêm ở Nhật Bản từ 750 yên trở lên (khoảng 160 nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cao, cộng thêm mức học phí hàng tháng (đóng học phí để gia hạn visa) khiến không ít học sinh phải chấp nhận đi làm chui, ăn uống thất thường, chấp nhận lên lớp để ngủ…

Du học dễ như… du lịch!

Sắm vai một người có nhu cầu đi du học, tôi đến Trung tâm Tư vấn du học AN – một cơ sở có uy tín tại đường Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh – Nghệ An), nơi Nam làm thủ tục đi Úc. Người quản lý ở trung tâm này như “bắt được vàng” và tung ra nhiều chiêu tiếp thị mong kiếm thêm được một suất du học. Với chi phí 25.000 USD, trung tâm sẽ lo từ visa, bảo lãnh ngân hàng, IELTS 5.0… Sau 3 tháng, nếu học viên không bay được, trung tâm sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí.

Khi đề cập đến những du học sinh bị trả về nước, chị quản lý vô tư trả lời: “Đó là do lỗi của họ, trốn đi làm bất hợp pháp, trái với quy định của pháp luật Úc. Chúng tôi không có trách nhiệm về vấn đề đó”.

du-hoc-sinh-bi-duoi-ve-nuoc-vi-di-lam-them-2

Trong những lần sắm vai tìm mối du học, tôi quen T., một Việt kiều Nhật quê Hải Dương. Theo lời giới thiệu của T., anh ta có quen ông bạn thân đang làm hiệu phó một trường cao đẳng tại Nhật và có thể dễ dàng đưa người sang lao động tại nước này với chi phí khoảng 300 triệu đồng. T. khoe đã đưa được không ít người Hà Tĩnh sang làm việc tại Nhật.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Tĩnh, TP Vinh và các huyện, nhan nhản mọc lên các trung tâm tư vấn du học. Điều kiện để sang nước ngoài du học mà những trung tâm này đưa ra phần lớn là khá dễ dàng, miễn là người học có tiền.

Theo thống kê của ngành GD-ĐT, điều lạ là số lượng học sinh đi du học nước ngoài lại không tập trung ở khu vực thành thị mà chủ yếu là ở các huyện có nhiều người đi xuất khẩu lao động.

Nghi Xuân, Kỳ Anh là huyện có số con em du học sinh nhiều nhất, trong đó tập trung ở Cương Gián, Xuân Liên, Kỳ Ninh… Ông Hoàng Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết, hiện số du học sinh của xã đang theo học tại Hàn Quốc khoảng 500 em, Úc khoảng 50 em, Nhật Bản 200 em.

Cũng theo ông Tiến, ông thường xuyên nhận được những cú điện thoại đặt vấn đề xin khảo sát và tuyển chọn con em trong xã đi du học nước ngoài. Điều kiện để các em ra nước ngoài học khá đơn giản: Chỉ cần tốt nghiệp THPT và điều quan trọng là tiền! Chi phí trọn gói cho một du học sinh sang Nhật cũng khoảng 12.000 USD, Úc khoảng 22.000 USD.

Ông Tiến cũng thẳng thắn thừa nhận, những học sinh này đi du học thực chất sang để lao động là chủ yếu.

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng lao động đi du học với chi phí cao, học lực trung bình, ngoại ngữ kém, bảo lãnh ngân hàng ảo… Thực chất của tình trạng này là lao động chui, phổ biến nhất ở các nước như: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…

Chính vì lao động bất hợp pháp nên không ít hệ lụy đã xảy ra đối với họ. Không ít học viên phải ra về với hai bàn tay trắng và những khoản nợ khổng lồ; nhiều người phải sống chui lủi, thậm chí phải bỏ mạng nơi xứ người…!

Thật buồn khi nhìn những tập hồ sơ du học sinh trên bàn của Trung tâm Tư vấn du học AN đang chờ đến lượt xuất ngoại. Không biết có bao nhiêu gia đình trong số họ được tư vấn đầy đủ để hiểu rõ về cuộc sống thực của du học sinh Việt Nam nơi xứ người? Và chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, họ phải đối mặt với những khốn khó và hệ lụy khi đánh đu với số phận theo con đường du học trá hình trên những vùng đất nổi tiếng tươi đẹp và giàu có.

Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Du học sinh hài lòng với nước Úc

1

Đây là kết quả của cuộc khảo sát mới đây khi đo sự hài lòng của du học sịnh khi sinh sống và học tập tại xứ sở chuột túi này.

Một nghiên cứu mới đây của cơ quan Giáo dục quốc tế Australia (AEI) cho thấy, phần đông sinh viên quốc tế hài lòng với điều kiện sống và học tập của họ ở Australia. Kết quả của nghiên cứu này đã được cải thiện đáng kể so với nghiên cứu được thực hiện của AEI.

Nghiên cứu là kết quả khảo sát các sinh viên quốc tế đang theo học tại Australia năm học 2014 – 2015 ở cấp đại học, dạy nghề, các khóa học tiếng Anh chuyên sâu dành cho sinh viên nước ngoài và các cấp trung học.

Úc là quốc gia được du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất thời gian này
Úc là quốc gia được du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất thời gian này

Đa số các sinh viên đại học, học nghề và học tiếng Anh chuyên sâu đều cho biết họ “hài lòng” hoặc “rất hài lòng” với điều kiện sống nói chung (86%) và kinh nghiệm học tập (84%) ở Australia.

Bộ trưởng Giáo dục cấp đại học và cao đẳng Australia, Thượng nghị sĩ Chris Evans là người đã công bố những kết quả này, cụ thể như sau:

Bốn yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định học tập ở Australia của sinh viên đại học là chất lượng dạy (94%), danh tiếng của văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục mà họ chọn (93%), an toàn cá nhân (92%) và danh tiếng của cơ sở giáo dục (91%)

Đa số các sinh viên đại học, học nghề và học tiếng Anh chuyên sâu đều cho biết họ “hài lòng” hoặc “rất hài lòng” với điều kiện sống nói chung (86%) và kinh nghiệm học tập (84%) ở Australia.

85% hoặc hơn các sinh viên đại học, học nghề và học tiếng Anh chuyên sâu cho biết họ hài lòng với mức hỗ trợ họ nhận được khi đến Australia.

Sự hài lòng của sinh viên đối với vấn đề an toàn cũng rất cao (88% đối với sinh viên học tiếng Anh chuyên sâu, 86 % đối với sinh viên đại học và 80% đối với sinh viên học nghề).
Kết quả này cung cấp thêm một cơ sở để những học sinh – sinh viên có ý định đi du học lựa chọn điểm đến của mình.

Nguồn: Kênh tuyển sinh

Úc lại thu giữ lượng lớn ma túy

0

Vừa qua, lực lượng Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc vừa phát hiện và thu giữ khoảng 71 kg cocaine, được ngụy trang tinh vi trong một lô hàng trục ép thủy lực nhập khẩu.

Qua nghi vấn, lực lượng Hải quan và bảo vệ biên giới Úc đã tiến hành kiểm tra một lô hàng nhập khẩu khai báo là trục ép thủy lực, vận chuyển trên một con tàu đến Úc từ Panama.

Nhà chức trách cho biết, 67 cục cocaine (loại 1 kg/ cục) và một số lượng nhỏ cocaine khác đã được tìm thấy bên trong ruột của một trục ép thủy lực.

uc-lai-thu-giu-luong-lon-ma-tuy-1

Tổng trọng lượng ma túy thu giữ khoảng 71 kgs, có trị giá xấp xỉ 25 triệu AUD.Sau khi phát hiện, vụ việc đã chuyển cho Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) để tiến hành điều tra. Sau đó, AFP đã thực hiện năm lệnh khám xét tại Sydney và bắt giữ ba người đàn ông có liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng này.

Theo đó, hai đối tượng gồm một thanh niên 26 tuổi từ Merrylands, phía tây Sydney và một người khác 30 tuổi từ Pyrmont, phía tây Nam Sydney đã bị bắt giữ và sau đó bị buộc tội cố gắng để sở hữu một số lượng thương mại cocaine.

uc-lai-thu-giu-luong-lon-ma-tuy-2

Một người đàn ông 23 tuổi, từ ngoại ô Canley Vale, phía tây Nam Sydney cũng đã bị bắt và bị buộc tội trợ giúp, tiếp tay và sở hữu một số lượng thương mại của một loại ma túy đã bị kiểm soát biên giới.

Người phát ngôn của AFP cho biết, số lượng và thủ đoạn tinh vi của vụ buôn lậu ma túy này là một điều khó hiểu. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ cocaine rất cao tại Úc đã khuyến khích cho bọn tội phạm cố gắng nhập khẩu số ma túy bất hợp pháp này.

Nguồn: Hải Quan Online

Tên cướp lịch sự nhất Sydney

0

Đây là danh hiệu mà tên cướp ở nhà hàng thức ăn nhanh phía tây nam Sydney được nhận khi đến cướp tại đây và vẫy tay chào tạm biệt khi rời khỏi hiện trường.

Cảnh sát được gọi đến để báo cáo về vụ cướp có vũ trang tại cửa hàng thức ăn nhanh Padstow Oporto trước 9 giờ tối.

ten-cuop-lich-su-nhat-sydney-1

CCTV cho thấy tên cướp mặc 1 chiếc áo trắng trùm đầu và 1 miếng vải đen trên khuôn mặt mình, đe doạ các nhân viên với con dao.

Các nhân viên bị buộc phải mở két đựng tiền để nó lấy hết mọi thứ, và bỏ vào túi xách của nhà thiết kế Louis Vuitton.

ten-cuop-lich-su-nhat-sydney-2

Nhân viên nhà hàng Bikesh Maharzam kể lại: “Hắn bắt 1 trong những nhân viên chúng tôi và kéo đến trước bàn đăng ký và hỏi rằng ‘Quản lý đâu?’”

Tên cướp, người được cho là đã trốn thoát với số tiền lên đến $10,000 AUD, đã vẫy tay chào tạm biệt trước sự hoảng sợ của các nhân viên khi rời khỏi hiện trường.

Nguồn: Bích Ngọc/News Viet Uc

3 cha con thiệt mạng khi ô tô lao xuống biển

0

Lại một câu chuyện thương tâm trong những ngày đầu năm mới xảy ra tại Úc khi 3 cha con thiệt mạng sau khi xe của họ lao xuống biển.

Sự việc thương tâm này xảy ra ở cầu cảng ở TP Port Lincoln, miền Nam nước Úc và chìm sâu dưới dòng nước.

Cảnh sát được gọi đến cầu cảng Brennen sau khi các nhân chứng nhìn thấy một chiếc xe hơi Ford màu trắng lao xuống biển lúc 6 giờ ngày 4-1 (giờ địa phương) ở vận tốc 70-80 km/h. 3 người trong xe đều thiệt mạng, bao gồm tài xế Damien Little (khoảng 30 tuổi) và 2 người con Hunter và Koda (khoảng 1-4 tuổi).

3-cha-con-thiet-mang-khi-o-to-lao-xuong-bien-1

Một đội thợ lặn đã bay từ TP Adelaide tới Port Lincoln để trục vớt các thi thể. Chiếc xe bị chìm ở độ sâu 30 m và đến 12 giờ 30 phút chiều cùng ngày, họ đưa 3 túi đựng thi thể cha con anh Little, 1 khẩu súng trường và 1 cái kính thiên văn lên khỏi mặt nước. Cản trước và nắp ca-pô chiếc xe bị hư hại sau khi nó bị lật lúc rơi xuống nước.

Bạn bè Little cảm thấy bị sốc khi nghe hung tin. Họ nói với tờ The Advertiser rằng cách đó 3 ngày, người đàn ông xuất hiện tại bãi biển và không có gì bất thường. Cư dân địa phương cho biết anh Little xuất thân từ một gia đình có “truyền thống gắn bó”.

Thám tử Paul Yeomans trong cuộc họp báo lúc 14 giờ 30 phút khẳng định đó dường như không phải một vụ tai nạn mà là hành động có tính toán.

3-cha-con-thiet-mang-khi-o-to-lao-xuong-bien-2

Thị trưởng TP Port Lincoln, ông Bruce Green, mô tả cái chết của 3 cha con Little là một bi kịch đối với cộng đồng. “Chúng tôi ở vùng quê và kết nối chặt chẽ với nhau. Đó là một bi kịch khiến chúng tôi cảm thấy rất buồn”.

Anh Little và các anh em trai của mình từng chơi cho CLB bóng đá Lincoln South. Họ đoạt giải cao trong 2 mùa giải 2009 và 2010. Cảnh sát Nam Úc đang kêu gọi người dân cung cấp thông tin để mở rộng cuộc điều tra.

Cách đây vài ngày trước, cũng trong tuần đầu tiên của năm mới, 2 trẻ em chết đuối trong ngày đầu năm cũng đã làm nhiều người thương xót. Có thể thấy đầu năm nay Úc xảy ra khá nhiều vụ chết đuối thương tâm làm nhiều người dân lo ngại.

Nguồn: Xã luận

Người Việt ở Úc dễ bị hủy Visa

1

Những thay đổi trong quy chế cấp visa của Úc áp dụng từ tháng 7/2015 đến nay đã khiến người Việt bị ảnh hưởng không nhỏ.

Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 trong nguy cơ bị hủy visa (thị thực). Đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên tổng số thị thực sinh viên được cấp vẫn tăng 2% so với năm trước.

Những thay đổi trong cơ chế cấp thị thực mới được triển khai từ tháng 7/2015 bao gồm các đánh giá rủi ro quốc gia, quốc tịch của sinh viên, kết hợp với một đánh giá của nhà cung cấp dịch vụ giáo dục.

nguoi-viet-o-uc-de-bi-huy-visa

Tờ The Australian dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Bộ Di Trú và Bảo vệ Biên giới Michaelia Cash: “Điều này sẽ có lợi cho ngành giáo dục quốc tế của Australia thông qua việc giảm các thủ tục quan liêu, một cơ chế thị thực đơn giản sẽ giúp định hướng và tiếp cận gần hơn đến một hệ thống di trú toàn vẹn”.

Chỉ riêng trong tháng 7, Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Australia đã hủy 10.949 thị thực sinh viên các nước.

Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia, một lý do quan trọng để nước này thực thi một số điều khoản mới trong chính sách thị thực là do nhiều điều khoản cũ quá “đơn giản”, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng “trục lợi”, chủ yếu qua hình thức du học.

Hiện nay là có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng thấp đã trục lợi bằng cách quảng cáo thu hút sinh viên nước ngoài, từ đó tạo ra những đường dây nhập cảnh theo con đường du học, cho dù chất lượng của những sinh viên nước ngoài học tại các trường này thấp hơn quá nhiều tiêu chuẩn đề ra của ngành giáo dục.

Bộ trưởng Giáo dục Australia Christopher Pyne tuyên bố phải loại bỏ các đại lý giáo dục “trục lợi” kiểu trên: “Chất lượng của các dịch vụ giáo dục mà Australia mang lại cho phần còn lại của thế giới là tài sản mà chúng tôi sẽ bảo vệ và nâng cao”.

“Giáo dục quốc tế là ngành mang lại doanh thu lớn thứ tư cho Australia và là một ngành dịch vụ xuất khẩu tại chỗ lớn nhất. Vì vậy việc duy trì danh tiếng của chúng tôi về chất lượng là hết sức quan trọng” ông Pyne nói.

Theo ông Quang Huy, thành viên Ban Chấp hành – Liên đoàn Di trú Australia: “3 năm trở lại đây, người Việt nói chung và du học sinh Việt Nam tới Australia tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người lại vi phạm những điều kiện tối thiểu của Bộ Di Trú và Bảo vệ biên giới để được tiếp tục ở lại Australia.

Chẳng hạn với du học sinh thì làm việc nhiều hơn đi học; còn nhiều người quá hạn visa mà không xin tiếp hoặc làm việc không được phép. Ngoài ra còn tình trạng “học nhảy khóa” (chuyển sang khóa học rẻ hơn), kết hôn giả… Đây là việc vi phạm Luật Di Trú Australia.

Ông Huy cũng đưa ra khuyến cáo các du học sinh Việt nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về các chính sách cũng như yêu cầu nhập cảnh của Australia để tránh vi phạm luật Úc.

Nguồn: Báo Úc

Du học sinh không phải là người tài?

0

Đây là ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Thủy khi chia sẻ trên Vnexpress về vấn đề du học và những nhân tài. Ngay sau đây, Vietucnews sẽ chia sẻ toàn bộ bài viết của tác giả này.

Hôm trước, tôi hỏi một cậu bạn: “Nếu trả lương cao để mày về quê làm thì mày có về không?”. Nó trả lời dứt khoát trong vòng chưa đầy một giây: “Không, kể cả làm ở Hà Nội chỉ đủ sống, tao cũng phải bám trụ chứ không về quê”.

Tôi thắc mắc hỏi nó tại sao, vì làm ở Hà Nội hay ở quê cuối cùng cũng chỉ để kiếm tiền, trong khi lương ở quê cao hơn, lại được gần gia đình. Nó trả lời: “Làm ở Hà Nội mới có cơ hội phát triển. Về quê để ngu người à?”.

Chủ đề du học sinh “nên về nước lập nghiệp hay không” nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều người chỉ trích họ không trở về trong khi đất nước đang cần người tài, rồi quy chụp họ không có “lòng yêu nước”.

du-hoc-sinh-khong-phai-la-nguoi-tai

Tôi cực ghét những người mang luận điệu “lòng yêu nước” ra để kết án người khác một cách đầy phiến diện. Nó giống như kiểu lấy cái chết ra để đe dọa đồng ý yêu vậy. Có được thể xác nhưng mãi mãi sẽ chẳng thể có được tâm trí họ ở bên.

Tôi không coi những người đi du học là tài năng, họ chỉ giống như tôi mà thôi. Cơ hội để học hỏi từ bên ngoài, có thể tích cực mà cũng có thể tiêu cực, quan trọng là họ biết chắt lọc để tiếp thu thế nào nhằm phát triển bản thân mà thôi. Còn tài năng là một con đường dài, được đánh giá qua những giá trị họ tạo ra sau này chứ không phải chỉ đánh giá qua 4, 5 năm học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Việc đóng góp, phát triển đất nước bắt nguồn từ chính những việc đổi thay của mỗi cá nhân, chứ không thể chỉ phụ thuộc từ những người tài năng và giỏi. Bản thân mỗi người tốt lên vậy là đủ rồi. Mỗi cá nhân trong xã hội tốt lên, ắt cả xã hội sẽ đi lên.

Những du học sinh đều có quyền được mưu cầu phát triển bản thân, mong mỏi những điều tốt đẹp đến với mình. Con người là vậy, luôn mong muốn tiến tới những môi trường tốt nhất để mỗi ngày hoàn thiện mình. Vậy cớ sao việc họ ở lại một nơi có môi trường tốt hơn lại là việc đáng lên án?

Dĩ nhiên, họ đi bằng chính tiềm lực tài chính gia đình thì họ sẽ chẳng bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải trở về sau khi tốt nghiệp. Và tôi tin rằng ai cũng đều mong muốn được đóng góp, dựng xây đất nước.

Tôi từng đọc được một bài báo đề cập đến nguồn lực tài chính từ hơn 4,5 triệu USD mà Việt kiều gửi về đất nước còn lớn hơn cả nguồn vốn ODA. Những năm gần đây, số tiền đổ về gần 15 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP. Đó là họ mới chỉ gửi một khoản tiền nhỏ mà thôi, nếu về Việt Nam, có lẽ con số gần 15 tỷ USD mỗi năm sẽ chẳng bao giờ có được để đóng góp.

Thế nên, các du học sinh có ý định ở lại nước ngoài hãy cứ ở lại làm, kiếm thật nhiều tiền vào. Biết đâu ngày nào đó Việt kiều còn đóng góp GDP hơn cả của đất nước. Ấy chẳng phải đáng mừng sao? Về làm gì khi miếng cơm còn tranh nhau thì của đóng góp lấy đâu ra?

Trên đây là quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Văn Thủy được Vietucnews.net chọn lọc đăng tải. Bạn có thể xem thêm những bài viết khác liên quan đến vấn đề đi làm thêm của du học sinh tại đây.

Nguồn: Vnexpress