Monday, April 21, 2025
Home Blog Page 717

Du học sinh làm thêm – con dao hai lưỡi

1

Bất cứ du học sinh nào cũng muốn tìm một công việc làm thêm để có thêm thu nhập và kinh nghiệm sống cho bản thân. Tại Úc, việc làm thêm của du học sinh là con dao hai lưỡi mà nhiều bạn có thể không biết.

Lợi ích của việc làm thêm:

Đó là một cách rèn luyện bản thân

Đi làm thì bạn sẽ thấy mọi thứ thường xảy ra theo hướng mình không muốn. Học cách làm sao để xử lí các vấn đề theo hướng tích cực cũng là một kĩ năng rất cần thiết cho bạn sau này.

Kết thêm bạn mới

Bạn sẽ có cơ hội được làm quen với những người bạn mới tới từ nhiều tầng lớp, văn hoá, xã hội khác nhau. Những kiến thức, mối quan hệ bạn tích cóp, xây dựng từ đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau này. Chi tiết mình như thế nào thì mình sẽ nói chi tiết hơn ở một bài viết khác.

young woman working in a gift box store
young woman working in a gift box store

Một cách để làm đẹp Resume

Tại Úc, kinh nghiệm luôn luôn được chú trọng hàng đầu khi quyết định thuê tuyển ai đó. Vậy nên nếu các bạn thể hiện mình là một con người năng động, đa năng có kinh nghiệm thì các nhà tuyển dụng sẽ càng để ý đến bạn hơn.

Mặt hại khi đi làm thêm

Việc làm thêm là một trong những vấn đề hàng đầu được quan tâm của các bạn trẻ trước khi đi du học. Tuy nhiên, có những khó khăn mà không phải ai cũng có thể hiểu được nếu không đặt mình trong hoàn cảnh của một du học sinh.

Ảnh hưởng đến việc học tập

Việc học tập ở Úc thực sự rất khác biệt so với Việt Nam, lối giảng dạy cũng như lượng kiến thức mới, khổng lồ khiến nhiều du học sinh gặp khó khăn. Nếu còn đi làm thêm, nhiều bạn đã phải chạy đua với thời gian từng giờ, từng phút để có thể kịp giờ lên lớp, giờ đi làm.

Nếu như ở Việt Nam bạn có thể thoải mái phóng xe máy đến chỗ làm sau giờ học, thì ở Úc, nhiều khi bạn phải mất hàng tiếng đồng hồ để đợi tàu điện hay xe buýt. Một điều đặc biệt là ở nước ngoài, giờ nghỉ trưa rất ngắn, chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng. Nhiều du học sinh chưa quen với việc này nên thường ngủ trưa quá cả giờ lên lớp.

Một du học sinh Úc chia sẻ rằng “Nếu không phải đi làm, sinh viên Việt Nam học rất giỏi; nhưng vì mỗi tuần phải bỏ sức lao động từ 1-2 ngày, liên tục 12-13 giờ/ngày trong điều kiện làm việc ồn ào hoặc phải mang vác nặng nên sinh viên cảm thấy rất mệt mỏi. Để hồi phục phải mất một ngày. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học, những hôm sau tôi thường phải dậy rất muộn”.

Bố mẹ ở Việt Nam lo lắng

Bố mẹ nào khi cho con mình đi Úc du học cũng muốn có thể thay đổi được hoàn cảnh sống, có môi trường tốt hơn để học tập. Nhưng nhiều bậc phụ huynh cũng thấp thỏm đứng ngồi không yên khi biết tin con mình đi làm thêm ở nơi đất khách quê người.

Lê Thị Ngọc Vân, du học sinh Úc cho biết: “Mình đang làm nhân việc phục vụ cho một nhà hàng 3-5 buổi một tuần. Gia đình rất lo lắng khi biết tin mình vừa học vừa làm ở đây vì sợ ảnh hưởng đến việc học. Mình đã phải động viên bố mẹ rất nhiều để họ yên tâm, đồng thời cũng cố gắng đảm bảo tốt việc học ở trường”.

Đã xác định đi làm thêm buộc bạn phải bớt thời gian ngủ nghỉ và cả việc học của mình lại, việc cân bằng những điều này một cách hiệu quả không phải ai cũng thực hiện được. Giữ được một trạng thái sức khỏe ổn định và phong độ học tập tốt để gia đình ở Việt Nam yên tâm là điều tiên quyết mà mỗi du học sinh cần làm.

Bị đuổi vì kém ngoại ngữ

Nhiều bạn có điều kiện du học Úc tự hào vì mình sở hữu bằng IELTS, TOEIC, TOEFL điểm cao nhưng khi đặt chân đến đất nước bản địa vẫn vấp phải khó khăn trong việc giao tiếp.

Khi được hỏi, Phùng Thị Ngọc Hân, du học sinh tại Úc, vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Mình sang Úc 3 tháng là kiếm được một công việc làm thêm khá ưng ý ở một tiệm đồ ăn châu Á, những ngày đầu mình đảm nhận công việc lau chùi bàn ghế và rửa chén bát nên không cần giao tiếp nhiều.

du-hoc-sinh-lam-them-con-dao-hai-luoi-2

Nhưng sau khi được giao việc ở quầy lễ tân thì mình hoàn toàn “cứng họng” vì không thể nói được câu nào hoàn chỉnh với khách, trước đây mình tập trung học ngữ pháp nên bây giờ khi giao tiếp mình hoàn toàn bị động”.

Sự chuẩn bị kĩ lưỡng về ngôn ngữ trước khi đi du học thật sự rất quan trọng để giúp bạn có được một công việc làm thêm như ý. Đừng để mình phải lỡ mất cơ hội vì khả năng giao tiếp kém hay thiếu tự tin.

Và hàng tỷ mối nguy hiểm khác

Bên cạnh đó, những khó khăn tuy không thường xuyên gặp phải nhưng cũng trở thành một trong những mối lo ngại lớn của các bạn du học sinh Úc hư bị lừa đảo, bị bắt làm những công việc nặng nhọc với những đồng lương ít ỏi, bị cạnh tranh với những người bản địa…

Vậy sinh viên du học Úc có nên đi làm thêm?

Câu trả lời tất nhiên là “RẤT CẦN”, thậm chí đó là một phần của việc du học cho dù bạn đi bằng học bổng hay du học Úc tự túc. Hơn 98% sinh viên du học được khảo sát đều quả quyết rằng việc làm thêm vừa giúp trang trải phần nào kinh phí, vừa tăng khả năng tiếp xúc với người bản xứ, cải thiện ngôn ngữ cũng như nhiều kĩ năng quan trọng khác. Và nhớ kĩ rằng, có tỷ phú nào mà không bắt đầu từ công việc bưng bê chứ !

Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng dễ dàng tìm việc làm, nhất là những ngày đầu tiên bạn đến xứ lạ. Một bạn phải hi sinh kết quả học tập để có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ chi phí suốt 3-4 năm học tâp tại Úc, thậm chí một số trường hợp đáng tiếc xảy ra đó là một vài bạn phải đối mặt với Luật Di Trú của chính phủ Úc khi bị phát hiện làm thêm mà không khai báo. Chính vì thế, hãy cố gắng tìm một biện pháp hợp lý để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.

Nguồn: Kênh Tuyển Sinh

 

2 trẻ em chết đuối trong ngày đầu năm

0

Đây là trường hợp thương tâm xảy ra ngay ở bờ biển Glenelg trong những ngày đầu năm mới. Nạn nhân là hai bé trai ở Adelaide(Úc)

Dịch vụ cấp cứu và cứu hộ bờ biển đã nhận được yêu cầu giúp đỡ về một trường hợp “trẻ em gặp nạn ở dưới nước”, ở phía bắc cầu cảng Glenelg vào khoảng 6 giờ chiều ngày hôm qua. Ba đứa trẻ đã được cứu sống nhưng có thêm hai đứa trẻ đã bị báo cáo mất tích.

Một thời gian ngắn sau đó, hai cậu bé đã được kéo ra khỏi mặt nước nhưng đã bất tỉnh. Các nhân viên y tế đã cố gắng hết sức để cấp cứu cả hai, nhưng một cậu bé đã qua đời tại hiện trường.

Bé trai còn lại đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch nhưng đã không may qua đời trước khi đến nơi. Cảnh sát cho biết các chàng trai 11 tuổi này là hai người bạn sống tại vùng ngoại ô phía bắc Adelaide

Cảnh sát hiện đang điều tra vụ việc và sẽ chuẩn bị một báo cáo cho các nhân viên điều tra. Một cậu trong số hai cậu bé đã được kéo ra khỏi mặt nước ngay sau khi báo động vang lên nhưng đã thiệt mạng bất chấp nỗ lực của nhân viên y tế.

2-tre-em-chet-duoi-trong-ngay-dau-nam-1
Lực lượng cứu hộ và y tế có mặt tại hiện trường. Hình ảnh: Bianca De Marchi

Cậu bé thứ hai được phát hiện khoảng 20 phút sau đó bởi một người đàn ông dắt chó đi bộ gần 100m dọc theo bờ biển

“Bọn trẻ đứng trên đá và bị ngã xuống biển. Họ tìm thấy một trong số chúng ngay sau đó nhưng sau khoảng 10 phút tìm kiếm đứa trẻ còn lại, có người tìm thấy cậu bé ở gần đó.”

Theo tìm hiểu, hai nhân chứng là Blake Benge và Tallis Smith, đều ở độ tuổi 14 đến từ Sydney, cho biết người đàn ông dắt chó đi dạo đã phát hiện ra nạn nhân thứ hai.

“Tôi nhìn thấy một cơ thể và cánh tay từ dưới biển nhô lên. Tôi thấy không có sự sống trong cơ thể của cậu ấy.” Tallis mô tả các nạn nhân là “những chàng trai trẻ”.

“Họ (nhân viên cứu hộ) đang tìm kiếm bằng tàu và thuyền kayak và trực thăng tìm kiếm cũng có mặt ở đây nữa.” chàng trang trẻ cho biết.

Người đi biển có mặt tại hiện trường. Hình ảnh: Bianca De Marchi.
Người đi biển có mặt tại hiện trường. Hình ảnh: Bianca De Marchi.

“Gia đình của những đứa trẻ, tôi nghĩ đó là người mẹ, đã cố gắng vượt qua đám đông và bà ấy chỉ la hét,” Blake nói. “Họ đã cố gắng thực hiện CPR trong suốt khoảng thời gian đó và cố gắng đấm lồng ngực của nạn nhân nhưng mọi chuyện có vẻ không chuyển biến tốt trước khi xe cứu thương đưa cậu bé đi.”

Cảnh sát đã hộ tống các thành viên gia đình đau buồn từ bãi biển sau khi một người phụ nữ, được cho là mẹ của một trong những chàng trai, được nhìn thấy có mặt tại hiện trường.

Nguồn: Hoàng Dung / News Viet Uc

Kỳ thú rượu nho “đạp chân” ở Úc

0

Không nhiều người biết rằng nho “đạp chân” là thứ rượu hảo hạng và là đặc sản của xứ sở chuột túi.

Từ Sydney, bạn chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để đến thung lũng Hunter có nghề trồng nho và sản xuất rượu vang lâu đời nhất nước Úc. Philip Helé, ông chủ trang trại Hunter Valley sẽ niềm nở đón tiếp những vị khách đến từ VN bằng những ly rượu vang nhiều mùi vị.

Trang trại còn được kinh doanh lưu trú như một khu resort. Đến đây, khách có dịp thử làm rượu nho truyền thống bằng cách đạp nho trong thùng gỗ. Thùng gỗ để ngoài sân, bên trong có chừng 5 kg nho xanh. Hai du khách sau khi rửa chân sạch sẽ rồi bước vào thùng gỗ, hai tay tì trên vai nhau cứ thế đạp nho vòng tròn trong thùng.

ky-thu-ruou-nho-dap-chan-o-uc

Trong thùng không có nước và du khách đạp đến khi nào nho chỉ còn xác, nước nho được múc đổ vào chai. Ngày xưa, người dân ở đây làm rượu vang bằng cách truyền thống như vậy. Theo giải thích của Philip, rượu vang làm từ nước nho đạp bằng chân là loại rượu cao cấp và hảo hạng, vì không chứa nhiều chất tannin (chất chát có trong trái nho) so với ép bằng máy.

Nông nghiệp Úc rất phát triển và hoàn toàn công nghiệp hóa bằng máy móc. Ngành sản xuất rượu nho truyền thống bằng cách giẫm đạp vì thế dần dần không thể tiếp tục do thiếu nhân công.

Do đó, phương pháp được Philip thay thế là ép nho bằng đường ống dài, giữa đường ống có bong bóng ép nho như bàn chân người. “Bong bóng được làm mềm mại như gan bàn chân người, nên phần nào giữ được cách làm rượu vang truyền thống”, ông chủ vườn nho cho biết.

Theo ông, rượu vang ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu, trái nho ở vườn lâu năm cho ra loại rượu ngon hơn vườn mới trồng; quá trình chưng cất lên men càng lâu càng tốt. Cả thảy, trang trại của gia đình Philip có khoảng 70 phòng để khách ở lại qua đêm, trải nghiệm không gian hoang vắng của cánh đồng nho và vui đùa cùng đàn kangaroo đủng đỉnh trước cửa nhà.

Bạn còn chờ gì nữa mà không khám phá và thưởng thức đặc sản rượu nho “đạp chân” ngay hôm nay?

Nguồn: Xã Luận

Sinh viên trả hết nợ mới được xuất ngoại

0

Đây là quy định mới của Úc dành cho các sinh viên nợ tiền vay của chính phủ này nhưng lại muốn sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Quy định mới này cũng có nghĩa là những người Úc sinh sống và làm việc ở nước ngoài trong khi còn nợ tiền vay của chính phủ thì phải đăng kí với cơ quan thuế.

Những người Úc chuyển ra nước ngoài trước khi trả hết khoản vay sinh viên của họ sẽ bị buộc phải tiếp tục trả hết các khoản nợ của họ trong khi đang sinh sống ở nước ngoài, theo luật mới có hiệu lực vào thứ Sáu.

Luật mới này có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp sẽ phải đăng ký với cơ quan thuế Úc (ATO) trước khi chuyển ra nước ngoài, nếu họ có kế hoạch đi xa sáu tháng hoặc hơn.

Trước khi luật mới được đưa ra, cư dân sinh sống ở nước ngoài không phải nộp tờ khai thuế, vì vậy ATO đã không có cách nào biết được họ đã có thu nhập trên ngưỡng trả nợ tối thiểu 54,126 $ không.

Không có hình phạt nào hiện nay đặt ra cho việc không đăng ký, nhưng Úc có thỏa thuận thu hồi nợ với các nước khác, cho phép chia sẻ các thông tin về thuế. Người Úc không nộp tờ khai của họ từ ngày 1 tháng 1 có thể bị kiểm tra.

Birmingham cho biết “Dữ liệu chia sẻ giữa các quốc gia là rất quan trọng để đảm bảo tính bền vững trong tương lai của các chương trình cho vay giáo dục đại học và chương trình cho vay hỗ trợ thương mại”.

sinh-vien-tra-het-no-moi-duoc-xuat-ngoai

Sinh viên tốt nghiệp có thu nhập dưới ngưỡng 54.000 $, như đi dưới dạng visa du lịch – làm việc, sẽ không phải trả hết khoản vay sinh viên của họ, nhưng sẽ được yêu cầu đăng ký với ATO.

Bộ trưởng giáo dục, Simon Birmingham, cho biết “Cũng như làm đề án công bằng và hợp lý hơn, những thay đổi của chính phủ sẽ cải thiện tính bền vững của chương trình với việc người nộp thuế được hưởng lợi 150m $ trong thập kỷ tới,”.

Người ta ước tính rằng chính phủ mất khoảng 20 triệu $ đến 30 triệu $ hàng năm do thiếu số tiền hoàn trả của học sinh từ sinh viên tốt nghiệp đã chuyển ra nước ngoài.

Birmingham nói rằng việc không trả nợ sinh viên đã tiêu tốn của nền kinh tế 800 triệu $ kể từ khi chương trình vay nợ đã được giới thiệu vào năm 1989.

“Không có lý do chính đáng tại sao ai đó làm việc như một nhân viên ngân hàng ở London hay New York và có thu nhập trên ngưỡng lại không phải trả lại những gì họ vay nợ từ Úc”, Christopher Pyne nói. “Không chính phủ nào từng giải quyết tình hình rõ ràng là không công bằng này. Kế hoạch của chúng tôi sẽ thi hành như HECS (chương trình đóng góp giáo dục đại học) nghĩa vụ trả nợ của người Úc sống ở nước ngoài được áp dụng cho những người còn trên lãnh thổ của chúng tôi. ”

Theo một báo cáo năm 2012 của Grattan Institute, ba điểm đến hàng đầu của sinh viên đã tốt nghiệp – Anh Mỹ và Singapore – chiếm gần 40% tất cả các cư dân Úc làm việc ở nước ngoài,

Nguồn: Newsvietuc

Du học sinh tại Úc đi lại thế nào?

0

Ở Úc, du học sinh có nhiều lựa chọn các hình thức di chuyển do tình trạng an toàn giao thông ở đây thuộc vào hạng tốt nhất trên thế giới.

Úc có một hệ thống giao thông công cộng tuyệt hảo, giúp cho việc đi lại của sinh viên du học Úc được thuận tiện và dễ dàng. Hệ thống này sẽ có sự khác biệt giữa các vùng miền do chính quyền mỗi vùng quản lý riêng. Một điều chắc chắn làm bạn hài lòng là các hệ thống công cộng có mặt ở đại đa số các thành phố của vùng lãnh thổ này và chạy rất đúng giờ.

Tàu Điện Ngầm (Train)

Train tại Úc rất phát triển và là phương tiện công cộng rất tiện dụng đối với người dân và du học sinh Úc. Thông thường các lịch trình của chuyến xe sẽ được cập nhật trên website của sở giao thông thành phố.

Các bạn chỉ cần nhập nơi xuất phát, nơi đến và giờ khởi hành, website sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin về chuyến xe như hành trình, điểm dừng, giờ khởi hành….khác nhau để bạn có thể tiết kiệm chi phí cũng như không bị trễ chuyến xe.

du-hoc-sinh-tai-uc-di-lai-the-nao-1

Đôi khi trong 1 chuyến đi dài, bạn có thể phải đổi sân ga (platform) vài lần nên bạn cần có bản đồ hệ thống train của thành phố (có thể lấy tại các trạm hoặc nhân viên nhà ga ) để biết chính xác sân ga tiếp theo của mình tên gì. Trong trường hợp bị lỡ chuyến tàu hoặc đi nhầm chuyến, bạn nên hỏi nhân viên tại đó để được cung cấp thông tin các chuyến xe kế tiếp hoặc các chuyến sẽ đến điểm dừng.

Xe Buýt – Xe Điện

Ngoài ra Úc khác với Việt Nam, xe bus ít phổ biến và chỉ lưu thông tại một số nơi nhất định. Xe điện (tram) dùng để di chuyển ở những vùng trung tâm hoặc gần trung tâm. Tàu điện (train) dùng di chuyển giữa các thành phố hoặc từ vùng xa vào trung tâm.

Chính sách giá vé cho các bạn du hoc Úc tại các bang cũng khác nhau. Nếu ở Perth và Brisbane, chỉ cần các du học sinh theo học trên 04 tuần chính thức là đã được hưởng chính sách giảm giá khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (bạn có thể dùng thẻ học sinh có xác nhận của Taylors College như một thẻ giảm giá).

Riêng ở Sydney và Melbourne, sinh viên quốc tế không được giảm giá và phải thanh toán tiền vé như người lớn. Bạn nên mua vé tuần hoặc vé tháng vì chi phí sẽ rẻ hơn mua vé theo chuyến.

Phà

Đây cũng là một loại hình khá thú vị, không chỉ là vận chuyển mà còn là trải nghiệm thú vị trên những dòng sông thơ mộng, bình yên.

du-hoc-sinh-tai-uc-di-lai-the-nao-5

Tại Sydney, bạn có thể qua phà STA, JetCats và RiverCats khởi hành từ Circular tới các vùng cảng, dọc dòng sông và quay lại thành phố. Còn ở Brisbane, phà được sử dụng nhiều nhất là CityCats, ở Perth là phà của Transpertj chạy khắp dòng sông Swan.

Taxi

Cước taxi tại Úc khá đắt với phí khởi điểm khoảng 3 AUD/người và 5 AUD/2 người, mức cước tăng lên vào buổi tối, các ngày cuối tuần và dịp lễ. Tất cả taxi tại Úc đều sử dụng đồng hồ tính cước theo qui định.

Xe hơi

Tại Úc, trên 50% dân số có xe ôtô riêng. Hầu như tất cả những ai trên 18 tuổi, đã đi làm là đều sử dụng xe riêng vì nơi đi làm đều ở xa và xe ôtô là phương tiện phù hợp hơn cả, giá xe lại rẻ, vừa túi tiền. Cho nên mỗi gia đình thường có hai, ba xe trở lên. Nhà nào cũng có gara, nhưng xe vẫn phải để ngoài sân trước hay trên vỉa hè, nhưng hầu như chẳng bị mất cắp.

Khác với thói quen lái xe ở Việt Nam, người Úc lái xe bên trái với tốc độ tối đa cho phép từ 100 đến 110km/giờ, ở ngoại ô và 60 km/h trong khu vực dân cư.

Ngoài ra, nước Úc nổi tiếng về việc nghiêm khắc phạt chạy quá tốc độ. Lái xe tại đây, thì bạn cần phải lưu ý đến tốc độ cho phép, nếu vi phạm bạn có thể bị phạt rất nặng.

Mô tô, xe đạp, đi bộ

Tại Úc, người dân không dùng xe môtô làm phương tiện đi lại. Chỉ có dân thể thao sử dụng xe phân khối lớn. Xe môtô thể thao đắt hơn ô tô và thi lấy bằng lái môtô khó hơn lấy bằng lái ô tô.

Dân chơi môtô trang bị mũ áo bảo hiểm như các vận động viên thực thụ và họ thường phóng nhanh vượt xe ô tô trên đường. Chỉ có người đưa báo là dùng xe môtô thường có cắm cờ và mặc trang phục riêng.

du-hoc-sinh-tai-uc-di-lai-the-nao-3

Xe đạp cũng là phương tiện thể thao. Một số học sinh cũng đạp xe, nhưng đi trên hè có vỉa lát bê tông dành cho người đi bộ và xe đạp. Các cua-rơ có đường tập riêng xuyên qua các trảng rừng.

Hằng ngày ít thấy người đi bộ vì ra cửa là lên xe ô tô. Chỉ có ông bà già buổi sáng hay chiều đi bộ hoặc dắt chó đi dạo. Trẻ em không thấy chạy ra đường. Bố mẹ đưa con đến trường bằng ô tô. Chỉ các em nhà gần mới đi bộ đến trường, nhưng trẻ dưới 12 tuổi phải có người lớn đi kèm.

Tại những đoạn đường gần trường học xe ô tô phải đi chậm, vào giờ đến trường và tan học luôn có mặt cộng tác viên của cảnh sát (thường là người về hưu làm tình nguyện) cầm cờ và thổi còi ra hiệu cho xe dừng lại để học sinh qua đường.

Nguồn: Kênh Tuyển Sinh

Tổng hợp chợ thực phẩm giá rẻ tại Úc

1

Mỗi thành phố ở Úc đều có một số chợ thực phẩm giá rẻ mà du học sinh hay lui tới để tiết kiệm chi phí đi chợ.

Sau đây là cẩm nang chợ thực phẩm giá rẻ, bất cứ du học sinh nào cũng cần biết khi tới Úc.

Canberra

Có thể mua gần như mọi thứ từ ở chợ Old Bus Depot của Canberra, mở vào ngày Chủ Nhật. Hơn 200 quầy hàng ở đây bán các tác phẩm nghệ thuật, đồ dùng trong nhà, trang sức thủ công, quần áo, và các thực phẩm và rượu vang của vùng.

Mở vào sáng Chủ Nhật, Chợ Capital Regional Farmers bán hoa quả, rau, các loại cây, hoa, hải sản, thịt và phomát.

tong-hop-cho-thuc-pham-gia-re-tai-uc-2

Melbourne

Chợ Nữ Hoàng Victoria là chợ lớn nhất và lâu đời nhất ở bán cầu nam. Tại đây, bạn có thể hòa mình vào nông sản tươi, những sản phẩm dành riêng cho người sành ăn, quần áo mua có mặc cả và tất cả các loại hàng hóa, cùng tiếng hát rong và sự nhộn nhịp của người dân địa phương.

Ngoài ra, chợ Prahran bán những sản phẩm siêu cấp dành cho người sành ăn từ năm 1864.

Brisbane

Mua đầy giỏ với những nông phẩm theo mùa sặc sỡ từ chợ Powers Farmers ở Michelton, Manly và New Farm’s Powerhouse. Người bán hàng ở đây có mọi loại nông sản đã chín hay đã chế biến. Chợ Thứ Bảy Rocklea có thêm nhiều loại thực phẩm, hoa quả, cây cối, vật dụng gia đình và hàng thủ công.

tong-hop-cho-thuc-pham-gia-re-tai-uc-1

Các Chợ ở West End nổi tiếng có nhiều loại sản phẩm và nông phẩm tươi khác nhau, được tổ chức dưới những tán cây sung vào Thứ Bảy

Adelaide

Đừng bỏ lỡ sự nhộn nhịp cổ kính tại các Chợ Trung Tâm Adelaide, nơi bán nông phẩm cao cấp do nông dân khắp bang sản xuất. Chợ Brickworks bán mọi thứ từ thời trang đến thực phẩm, mở vào Thứ Sáu, ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ.

Cũng vào thời gian này, chợ Adelaide Hills Markets cũng họp ở Lobethal, bán các loại thức ăn, nghệ thuật, đồ thủ công, quần áo, nội thất và hàng gia dụng.

Hobart

Mua nông phẩm tươi, tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công độc đáo của Tasmania ở các Chợ Salamanca mở vào sáng Thứ Bảy tại quảng trường đá cuội Salamanca lịch sử.Vào Chủ Nhật, Chợ Showground của Hobart ở Glenorchy bán hoa quả tươi, sản phẩm từ vườn và những món quà rẻ tiền.

Davies Park markets, West End
Davies Park markets, West End

Thưởng thức những loại thực phẩm tươi đặc biệt tại chợ Đảo Moonah, mở từ Thứ Tư đến Chủ Nhật.

Perth

Đến với những chợ cuối tuần ở Trung Tâm Văn Hóa Perth để mua các loại rau củ, hoa quả, tác phẩm nghệ thuật, hàng thời trang, trang sức và thực phẩm sạch. Hay nếm thử hương vị đặc trưng tươi ngon nhất vùng tại chợ nông dân ở Subiaco, Albany và Kalamunda.

Darwin

Họp từ tháng 5 đến tháng 10, Chợ Mindil Beach Sunset nổi tiếng với hàng chuỗi các quầy thực phẩm và vị thế thư giãn nhiệt đới. Chợ Rapid Creeks là chợ lâu đời nhất ở Darwin và bán thực phẩm và snack vào các ngày Chủ Nhật.

Với những chợ thực phẩm được phân theo vùng trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn có thể tiêu dùng thông minh nơi đất khách quê người.

Nguồn: Báo mới

Để thành tài khi du học Úc

0

Úc là quốc gia được nhiều du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất hiện nay nhưng cuộc sống ở nơi đây không diễn ra suôn sẻ nếu bạn không thực sự cố gắng.

Anh Trương Thành Phát – đang theo học thạc sĩ tại ĐH Monash (Úc) – chia sẻ một số bí quyết để thành tài khi đi du học Úc.

Việc làm thêm

Đây là một yếu tố hết sức quan trọng cho du học sinh. Nhưng cách xin việc tại đây hoàn toàn khác tại Việt Nam. Có hai cách: một là gửi CV online, hai là đi thẳng đến và hỏi chủ tiệm. Người Úc rất dễ, miễn bạn tuân thủ và tôn trọng luật lệ của họ.

Cách thứ hai thì có lẽ hoàn toàn xa lạ với nhiều du học sinh, tuy nhiên đó là cách dễ nhất giúp bạn có việc làm thêm đấy. Ngại ngùng có thể là ban đầu, nhưng xác suất thành công sẽ cao hơn hẳn là ngồi gửi CV và chờ đợi mòn mỏi một cuộc hẹn phỏng vấn.

de-thanh-tai-khi-du-hoc-uc-1
Trương Thành Phát – đang theo học thạc sĩ tại ĐH Monash (Úc)

Nếu bạn vẫn ngại và muốn theo đuổi cách số một, hãy viết một CV hết sức đơn giản gồm ba yếu tố: kỹ năng, thời gian biểu mà bạn có thể làm và cách để liên lạc với bạn. Nên nhớ hai từ “đơn giản” vì nếu bạn khoe bằng cấp trên CV, 90% bạn sẽ được nhà tuyển dụng cho vào danh sách loại bỏ.

Về trường lớp

Hãy đi khám phá từng ngóc ngách cơ sở của trường nơi bạn theo học, đồng thời tham gia ít nhất một câu lạc bộ vì đó là cách giúp bạn hòa nhập với xã hội Úc.

Tôi hiện là thành viên của cộng đồng người Đức và người Úc nói tiếng Đức tại Monash (German Society Monash Uni), câu lạc bộ vẽ Monash (Monash Draw Club), Hội Sinh viên Việt Nam tại Monash (MVISC) và Hội làm vườn của Monash (Monash Farm Uni), và nhờ đó tôi đã có những trải nghiệm thật sự tuyệt vời.

Trước ngày đi du học, tôi đã tham dự buổi huấn luyện hướng dẫn trước khi lên đường du học Úc do Trung tâm Giáo dục quốc tế StudyLink tổ chức.

Tôi được cung cấp các kiến thức rất chi tiết từ khí hậu và thời tiết ở Úc; nên mang theo những gì hoặc không nên mang theo những gì vào Úc; các thủ tục khai báo hải quan tại Việt Nam và Úc; cách hòa nhập cuộc sống và việc làm đến những điều rất quan trọng trong việc học tập như cách nhận sự hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, các quy định về visa du học…

Phí đóng chỉ 10 AUD hay 15 AUD cho cả học kỳ hay cả năm. Sẽ có rất nhiều trò vui và cơ hội trải nghiệm nước Úc hơn. Nếu không tham gia, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đấy!

Về việc học

Hai yếu tố chính để bạn có thể không bị choáng: Anh ngữ và kỹ năng tự học. Nếu bạn có trình độ Anh ngữ khá, việc học đương nhiên sẽ dễ hơn, tuy nhiên bạn cũng sẽ chật vật khá nhiều và đòi hỏi nỗ lực. Bên cạnh đó môi trường ở đấy rèn luyện tính tự học rất cao.

Tôi hiện đang theo học chương trình thạc sĩ tại Monash, và bản thân tôi nhận thấy rằng kỹ năng tự học rất quan trọng, nếu không sẽ khó theo kịp bài vở.

Sẽ có danh sách các loại sách cần đọc cho bạn tham khảo, nhưng nếu bạn chỉ bám vào danh sách đó, bạn sẽ có lượng kiến thức hạn chế, không đáp ứng đủ cho yêu cầu của môn học.

Học thạc sĩ có thể không cần thi cuối kỳ, nhưng bạn phải viết luận để kết thúc môn và không dễ dàng tí nào!

Viết luận

Rất khác với VN, không phải là viết càng dài càng tốt, 20 hay 30 trang. Viết luận tại Úc yêu cầu tính theo số chữ. Một bài luận trung bình 1.000-2.000 chữ. Vượt hơn 10% số chữ được yêu cầu, số điểm của bạn có thể bị trừ. Đặc biệt vấn đề “đạo văn” được kiểm soát rất gắt gao. Bạn không thể “copy” và “paste” bất kỳ một đoạn văn nào trên Wiki, Google để chèn vào bài luận của bạn được.

Mỗi trường ĐH sẽ cung cấp cho bạn cách để tránh đạo văn, bạn nên đăng ký các lớp đó tại thư viện. Khi viết luận, bạn phải đảm bảo mình có ngữ pháp tốt và từ vựng tốt. Sẽ có những người tư vấn cho bạn về bài luận trong thư viện, nhưng họ không hề sửa lỗi cho bạn đâu. Bạn phải tự nhìn và sửa lấy.

Bên cạnh đó, để làm được bài luận, bạn phải đọc, đọc rất nhiều là khác nhưng không có nghĩa là bạn đọc tất tần tật để rồi bị choáng ngợp với lượng sách. Hãy phác thảo ý chính, dựa vào đó mà tìm những ý tưởng sách khác, dò qua mục lục, phần mở đầu sách, kết luận sách để dễ dàng tìm ra thông tin bạn cần và đỡ tốn thời gian.

Khi đến các buổi nghe giảng bài

Bạn có thể ngạc nhiên vì phần lớn bài giảng chỉ có một chút rất nhỏ giải thích cho những vấn đề cần hỏi. Bạn phải tự mình tìm các câu trả lời. Không có sự đúng hay sai ở đây, quy tắc là nếu bạn cho ý kiến của mình là đúng, bạn phải tự chứng minh được ý kiến đó, dựa trên cơ sở nào, nguồn nào và có ai làm hay chưa? Đó là điều hết sức quan trọng.

Đừng ngại phát biểu ý kiến của mình, bạn phải lên tiếng, nếu không bạn có thể bị mất 10% số điểm tham gia bài giảng.

Khuôn viên trường Đại học Monash
Khuôn viên trường Đại học Monash

Vui chơi giải trí: ngoài chuyện học, hãy dành thời gian vui chơi và tham quan các địa điểm của nước Úc. Luôn có những lễ hội miễn phí, những thắng cảnh mà bạn có thể đến đó hoàn toàn bằng xe buýt, xe điện hay xe lửa. Bạn có thể ngạc nhiên khi đi ra đường thấy cả một khu phố toàn là đồng hương Việt Nam.

Người Việt tập trung nhiều tại Springvale, North Richmond, Box Hill và Sunshine. Những bạn muốn dùng đồ ăn châu Á, hãy đến những địa điểm này để thuê phòng hay mướn nhà. Các cửa tiệm tại đây rất giống với Việt Nam (chất lượng thức ăn thì tôi chưa thể đánh giá vì chưa nếm qua), và nếu bạn muốn việc làm thêm thì những khu người Việt cũng có nhiều công việc để bạn tìm hiểu.

Nhưng phải nhớ làm một thời gian biểu riêng cho bản thân đấy, nếu bạn trễ hạn bài luận, bài của bạn sẽ không được chấm điểm và sẽ rớt môn. Sẽ hoàn toàn không ổn chút nào nếu bạn muốn tốt nghiệp.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Thành Phát sẽ giúp bạn trang bị thêm kỹ năng cho mình và thành tài nơi đất khách quê người.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Công chức Úc từ chức vì sàm sỡm

0

Mới đây, một bộ trưởng chính phủ Úc đã phải từ chức sau khi đi quán bar với một nữ công chức ở Hong Kong.

Theo AFP, Bộ trưởng Đô thị Jamie Briggs quyết định từ chức sau khi nữ công chức này cáo buộc ông có hành vi sàm sỡ khi đi chơi trong quán bar ở Hong Kong. Trước đó ông Briggs cùng chánh văn phòng của ông và người phụ nữ này đã đi ăn tối.

cong-chuc-uc-tu-chuc-vi-sam-so
Bộ trưởng Đô thị Úc Jamie Briggs – Ảnh: Guardian

Ông Briggs không giải thích điều gì đã xảy ra, nhưng nhấn mạnh ông không thực hiện hành vi bất hợp pháp nào. “Tôi không có ý hành động không đứng đắn” – ông Briggs thanh minh. Một số nguồn tin cho biết ông Briggs đã tán tỉnh người phụ nữ này.

Ông nói với nữ công chức này rằng cô có “đôi mắt xuyên thấu tâm hồn”, rồi quàng tay qua người và hôn lên má cô. Bộ trưởng 38 tuổi thừa nhận ông đã không hành xử theo đúng tiêu chuẩn mà chính phủ đặt ra đối với một bộ trưởng.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng cho rằng hành vi của ông Briggs là không tương xứng với một bộ trưởng. Dù phải từ chức bộ trưởng, nhưng ông Briggs vẫn giữ cương vị thành viên quốc hội Úc. Ông Briggs được đưa lên làm bộ trưởng khi Thủ tướng Turnbull lên nắm quyền.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Du học ở thành phố nào dễ định cư ở Úc?

0

Hiện nay Úc là điểm đến được ưu tiên hàng đầu với nhiều du học sinh Việt vì nhiều điều kiện ưu đãi dành cho du học sinh. Nhưng không phải ai cũng biết chọn thành phố nào ở Úc để học tập và có nhiều cơ hội định cư.

Theo hệ thống tính điểm nhập cư Úc (Australian Points Calculator for Skilled Migration) có đưa ra nhiều tiêu chí để tính điểm như tuổi, tiếng anh, số năm kinh nghiệm, số năm đã ở Úc, bằng cấp…. Dựa vào hệ thống điểm này những ai đạt được tổng cộng từ 60 điểm trở lên thì đủ tiêu chuẩn để viết đơn vào danh sách xét duyệt để xin nhập cư. Xem bảng tính điểm nhập cư Úc tại đây.

Vì mỗi năm Úc quy định chỉ tiêu số người nhập cư nhất định, việc lựa chọn thành phố xa trung tâm và thưa thớt dân cư du học sẽ nâng cao cơ hội định cư của bạn. Theo Ban nhập cư Australia (Department of immigration Australia) những khu vực có dân cư thưa thớt, tăng dân số chậm tại các bang như thành phố Hobart, Adelaide, Canberra và Darwin… xem chi tiết tại đây.

Thành phố Adelaide

Chọn ngành học và thành phố với cơ hội định cư cao khi du học Úc – Ảnh 3.
Đây là thành phố lớn thứ 05 ở Úc và là thành phố đại học lớn thứ 03 (sau Sydney và Melbourne), đứng vị trí thứ 5 Bảng xếp hạng thành phố đáng sống trên thế giới (2014 Global Liveability Ranking – The Economist Intelligence). Thành phố Adelaide có nhiều điều kiện thuận lợi và được chính quyền bang South Australia đặt chiến lược ưu tiên trong phát triển giáo dục. Các trường đại học nổi tiếng tại Adelaide:

du-hoc-o-thanh-pho-nao-de-dinh-cu-o-uc-1

• University of Adelaide

• Flinders University

• University of South Australia.

Ngoài ra, trong khi chất lượng đào tạo được đánh giá ngang bằng những siêu đô thị khác tại Úc, thì Adelaide lại cho bạn một mức sinh hoạt phí thấp hơn nhiều, cụ thể là 25% rẻ hơn so với Sydney và Melbourne và 11% thấp hơn so với Perth và Brisbane. Đối với những bạn sẽ sinh sống và học tập nhờ hoàn toàn vào suất học bổng du học Úc và cần tìm một nơi mà mình có thể tiết kiệm được chi phí tối đa thì Adelaide sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Thành phố Canberra

Chọn ngành học và thành phố với cơ hội định cư cao khi du học Úc – Ảnh 4.
Được chọn là thủ đô của Úc năm 1908 dựa trên thỏa thuận giữa hai thành phố lớn nhất là Sydney và Melbourne..

Khác với bất kì thành phố của Úc, Canberra được quy hoạch mới toàn toàn, chịu ảnh hưởng nặng nề của phong cách vườn tược kết hợp các khu thực vật tự nhiên. Không chỉ vậy, so với cả nước, dân số ở đây trẻ, tỉ lệ thất nghiệp rất thấp, thu nhập trung bình cao hơn các vùng khác và trình độ giáo dục tương đối cao. Thành phố Canberra thuộc top 50 các thành phố tốt trên thế giới dành cho sinh viên theo bảng xếp hạng QS Best Student Cities 2015.

du-hoc-o-thanh-pho-nao-de-dinh-cu-o-uc-2

Hiện nay, thành phố hiện diện các trường đại học lớn:

• Đại học Canberra (CU),

• Australian National University.

Thành phố Hobart

Chọn ngành học và thành phố với cơ hội định cư cao khi du học Úc – Ảnh 5.
Hobart là một thành phố đẹp tự nhiên, là thủ phủ bang Tasmania và là thành phố có mức sống rẻ nhất của Úc dành cho sinh viên đại học, cao đẳng.

Mặc dù chỉ có duy nhất trường Đại học Tasmania nhưng trường cung cấp một loạt các khóa học từ cơ bản đến chuyển sâu,các có các cơ sở trên khắp tiểu bang và ký túc xá có sức chứa 20,000 sinh viên.

du-hoc-o-thanh-pho-nao-de-dinh-cu-o-uc-3

Tại đại học Tasmania có hơn 1/5 là sinh viên quốc tế, Chương trình giảng dạy và hoạt động nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, sinh viên tốt nghiệp có tỷ lệ việc làm cao.

Thành phố Darwin

Chọn ngành học và thành phố với cơ hội định cư cao khi du học Úc – Ảnh 6.
Là thủ phủ của bang Northern Territory thưa thớt dân cư của Úc, Darwin đã phát triển từ trở thành một trong các thành phố đa văn hóa của nước Úc, là điểm đến lý tưởng thu hút sinh viên châu Á. Thành phố Darwin là nhà chỉ là một trường đại học Charles Darwin chuyên đào tạo các khóa sau đại học, Đại học Charles Darwin có bốn trụ sở trên khắp bang Northern Territory.

du-hoc-o-thanh-pho-nao-de-dinh-cu-o-uc-4

Giống như hầu hết các trường đại học của Úc, Đại học Charles Darwin có một danh tiếng toàn cầu về chất lượng nghiên cứu của mình, là lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn học các khóa học sau đại học. Hầu hết độ thạc tại Darwin mất một năm để hoàn thành toàn, bằng tiến sĩ mất 4 năm để hoàn thành.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể chọn được ngành học và thành phố ở Úc phù hợp với mục đích định cư lâu dài của mình.

Nguồn: Kênh 14

Việt Nam qua ống kính chàng trai Úc

0

Một chàng trai người Úc có tên là Raf Horemans đã từ bỏ một công việc ổn định để lái xe rong ruổi khắp đất nước Úc. Anh cũng sang Việt Nam và lưu giữ nhiều bức cảnh đẹp qua ống kính của mình.

Những bức ảnh du lịch tuyệt đẹp của chàng trai người Úc Raf Horemans thu hút hàng ngàn lượt theo dõi trên trang Instagram, trong đó có ảnh anh chụp tại Việt Nam và Campuchia.

Raf Horemans gây bất ngờ cho người thân khi từ bỏ công việc thiết kế đồ họa và dùng số tiền tiết kiệm 6.000 AUD (khoảng 97 triệu đồng) mua lại một chiếc xe hơi và bắt đầu chuyến du lịch kéo dài hàng tháng trời vòng quanh nước Úc.

Trên chặng đường chu du của mình, Raf thu hút được hàng ngàn người hâm mộ nhờ những bức ảnh tuyệt đẹp được anh chụp trong suốt hành trình và đưa lên mạng xã hội cho mọi người thưởng lãm.

Raf cũng tình cờ tìm được một cô bạn gái 22 tuổi xinh đẹp tên Annika trên dặm đường dài. Sau đó hai người cùng nhau chu du khắp các miền đất lạ, cả trong lẫn ngoài nước Úc.

Cảnh người nông dân giữa cánh đồng lúa xanh mướt ở Việt Nam do Raf Horemans chụp được nhiều người yêu thích.
Cảnh người nông dân giữa cánh đồng lúa xanh mướt ở Việt Nam do Raf Horemans chụp được nhiều người yêu thích.
Raf và bạn gái Annika đi đến Đông Nam Á để thư giãn, trải nghiệm và đăng ảnh đẹp lên mạng.
Raf và bạn gái Annika đi đến Đông Nam Á để thư giãn, trải nghiệm và đăng ảnh đẹp lên mạng.
Raf Horemans xin nghỉ việc, lái xe đi khắp nước Úc.
Raf Horemans xin nghỉ việc, lái xe đi khắp nước Úc.

Chàng trai 29 tuổi có 2 năm tuyệt vời với đầy những kỷ niệm, những lần leo núi, cắm trại, lái xe thong dong, câu cá, kể cả đi lạc đường, hoặc có những lúc chẳng làm gì cả.

“Tôi chất một tấm nệm, đồ cắm trại và những vật dụng cần thiết ở ghế sau xe và cứ thế mà chạy”, anh kể. Raf thậm chí còn chở theo chiếc bếp gaz chuyên dụng và tủ lạnh để nấu đồ ăn, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Raf nói anh được chiêm ngưỡng bình minh trên dãy Blue Mountains, trông thấy một chú cá sấu con, hay thấy xác con tàu SS Maheno trên đảo Fraser.

Raf và bạn gái 22 tuổi xinh đẹp tên Annika có dịp ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp.
Raf và bạn gái 22 tuổi xinh đẹp tên Annika có dịp ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp.

Điều mà chàng trai nhận ra sau chuyến hành trình dài chính là du lịch không nhất thiết phải ngốn quá nhiều tiền, nhưng đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cô đơn.

“Khi còn là một cậu bé, tôi thấy không có gì thích thú hơn việc được nghỉ học cả tuần và nghỉ lễ với ba mẹ suốt năm. Thời điểm đó, tôi nghĩ là đi du lịch dài ngày hẳn phải rất xa xỉ, chỉ có những người rất giàu mới đi nổi.

viet-nam-qua-ong-kinh-chang-trai-uc-7

Nhưng rồi lớn lên, tôi càng ngày càng nhận ra rằng du lịch rất dễ thực hiện và có thể không quá đắt đỏ”. Chiến thuật của anh là cố gắng tiết kiệm hết mức trong thời gian làm nhà thiết kế đồ họa, sống cùng với cha mẹ và kiếm việc làm thêm trên quãng đường đi.

Trên hành trình, Raf gặp gỡ Annika, 22 tuổi, ở nơi anh xin làm thêm để kiếm chi phí trang trải cho chuyến đi.

“Cả hai chúng tôi đều làm việc ở một nhà máy đóng gói khoai tây để kiếm tiền đi du lịch. Một bữa nọ Annika thấy không khỏe và ngất xỉu. Tôi đã cho cô ấy ngủ nhờ trên chiếc giường để trong xe. Sau đó chúng tôi hiểu nhau nhiều hơn và kết cục là cả hai đi du lịch cùng nhau khắp nước Úc”.

“Tôi tin là việc theo đuổi ước mơ rất quan trọng, đối với nhiều người đó có thể không phải là du lịch nhưng là thứ khác”, Raf cho biết. Được làm những gì bản thân thích, Raf cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều bất kể đó là công việc gì.

Nguồn: Tuổi Trẻ