Monday, April 21, 2025
Home Blog Page 718

Bật mí bí quyết xin học bổng ở Úc

0

Không nhiều bạn du học sinh Việt biết làm thế nào để xin được học bổng ở đất nước chuột túi. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ bài viết của Hoàng Phương Thanh đang là sinh viên ngành Quản trị khách sạn trường International College of Management, Sydney (ICMS). Đây là trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu nước Úc.

Chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng và du học tại Úc, cô cho biết:

“Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về trường mình muốn nộp đơn và viết đơn dựa theo đó. Hãy biết những điểm mạnh của khóa học và trường, đó là lý do bạn muốn theo học; và nếu tìm được điểm còn thiếu sót hay cơ hội để trường phát triển thêm, hãy mạnh dạn đề ra ý kiến của bạn.

Ngoài thành tích học tập và khả năng ngoại ngữ, những sở thích, sở trường và hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn đặc biệt và nổi bật giữa rất nhiều hồ sơ.

Về vấn đề khác biệt văn hóa, mình nghĩ đi du học là một cơ hội để trải nghiệm và tiếp xúc với những điều mới mẻ, nên mình luôn cố gắng thử mọi thứ nếu có khả năng. Điều này bao gồm làm bạn với mọi người từ nhiều nước, thử những món ăn quê nhà của họ hay cả những môn thể thao và những tập tục truyền thống mới.

Và trong lúc trải nghiệm, đừng bao giờ quên rằng bạn phải tôn trọng văn hóa của họ, cho dù điều đó không dành cho bạn.

Rào cản ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi. Từ lúc ở Việt Nam, mình luôn cố gắng nâng cao khả năng tiếng Anh bằng cách làm việc mình thích bằng tiếng Anh. Ví dụ mình nghe nhạc và xem phim tiếng Anh rất nhiều và cố gắng hiểu không cần phụ đề.

Thanh hiện đang chuẩn bị theo học một kỳ trao đổi tại trường César Ritz, Thuỵ Sĩ
Thanh hiện đang chuẩn bị theo học một kỳ trao đổi tại trường César Ritz, Thuỵ Sĩ

Mình yêu thích diễn viên người Anh Benedict Cumberbatch nên giọng Anh không phải là vấn đề cho dù tiếng Anh Mỹ thông dụng hơn cả. Mình cũng thường xem The Ellen Show hay Late Night with Jimmy Fallon để hiểu được phong cách gây cười của người nước ngoài, và đương nhiên là để cười.

Lúc bắt đầu khóa học, mình làm bạn với rất nhiều sinh viên quốc tế, bởi vì họ cũng như mình, nói tiếng Anh chuẩn (tiếng Anh được học). Sau vài ba tháng bạn sẽ thấy mình quen dần với một vài từ lóng và ngữ điệu địa phương. Như lúc vừa đến nơi, mình không tài nào biết được G’day, mate! ở Úc nghĩa là Good morning nên chẳng biết phải đáp lại thế nào!

Cuộc sống ở Sydney đắt đỏ, đặc biệt là địa điểm du lịch như Manly Beach nơi mình đang sống. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với mức lương làm thêm cao và rất nhiều cơ hội làm việc nếu tiếng Anh bạn đủ để giao tiếp.

Sau vài kỳ học và kỳ thực tập vất vả, mình may mắn có được công việc làm bán thời gian tại một khách sạn, vừa có tiền trang trải cuộc sống, vừa được có thêm kinh nghiệm đúng ngành học và có chỗ làm gần nhà, gần trường.

Sydney là một thành phố đẹp đẽ, từ những bến cảng nổi tiếng với khách du lịch cho đến những vùng ngoại ô mà người địa phương yêu thích. Với bốn mùa rõ rệt, Sydney luôn đầy bất ngờ cho người thích chụp ảnh và khám phá như mình.

bat-mi-bi-quyet-xin-hoc-bong-o-uc-2
Thanh hiện đang chuẩn bị theo học một kỳ trao đổi tại trường César Ritz, Thuỵ Sĩ

Nếu bạn có một chiếc thẻ Opal card (thẻ đi phương tiện giao thông công cộng tại bang New South Wales), bạn có thể đi đến mọi nơi trong ngày chủ nhật chỉ với 2,5 đô. Vì giá vé rẻ vào chủ nhật, mình và bạn thân thường bắt một chuyến tàu ngẫu nhiên để khám phá những công viên, hồ nước, vườn hoa và cả địa điểm ăn uống mới.

Hiện tại mình đang chuẩn bị theo học một kỳ trao đổi tại trường César Ritz, Thuỵ Sĩ để làm phong phú thêm kinh nghiệm sống và học tập của mình, cũng như khả năng Pháp ngữ. Mặc dù cuộc sống xa nhà có khó khăn vì phải biết độc lập về mặt suy nghĩ và quản lý tài chính, mình biết là mình đã trưởng thành hơn rất nhiều.

Mình nghĩ chỉ cần có ước mơ và chấp nhận vất vả để thực hiện ước mơ, tương lai sẽ được như ý bạn muốn, dù bằng cách này hay cách khác. Vậy nên mình chúc các bạn đang có dự định du học thành công với ước mơ và hoài bão của mình!”

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Hoàng Phương Thanh, bạn có thể tích lũy cho mình một vài kinh nghiệm khi xin học bổng ở đất nước chuột túi.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Hoa “xác chết” gây sốc ở Úc

0

Nhiều ngày nay có hàng trăm du khách đổ xô đến một vườn bách thảo của Úc để ngửi mùi xác chết phân hủy đến từ một loại hoa khổng lồ đang nở rộ ở đây.

Vườn Bách thảo Núi Lofty ở Nam Úc là “nhà” cây hoa tử thi có tên khoa học là Amorphophallus Titanium. Cây hoa này đã 10 tuổi và khoảng 2 tuần trước bắt đầu ra hoa. Bông hoa lớn “nhanh như thổi” và bắt đầu nở rộ vào thứ Hai (27.12). Hiện tại bông hoa đã đạt chiều cao tới 2m.

hoa-xac-chet-gay-soc-o-uc-1
Cây hoa tử thi khổng lồ cao 2m ở vườn bách thảo Úc.

Matt Coulter, người phụ trách chăm sóc hoa tử thi chia sẻ, bông hoa tỏa ra mùi hương giống mùi cá thối rất nồng. “Khi tôi mở cửa vườn Bách thảo, mùi hương sộc thẳng vào mũi tôi, rất nồng”, ông Matt Coulter – người đã chăm sóc hoa tử thi suốt 8 năm cho biết. Tuy nhiên, ông Matt Coulter bày tỏ, ông rất vui vì cây đã ra hoa.

Nhiều người xếp hàng để được chiêm ngưỡng hoa tử thi khổng lồ, sẽ tàn sau 2 ngày kể từ khi nở.
Nhiều người xếp hàng để được chiêm ngưỡng hoa tử thi khổng lồ, sẽ tàn sau 2 ngày kể từ khi nở.

“Thật tuyệt. Tôi cứ cho rằng, nó sẽ chẳng bao giờ có hoa. Nó có nguồn gốc từ đảo Sumatra của Indonesia – nơi có khí hậu nhiệt đới. Do đó, chúng tôi phải chăm sóc cẩn thận, đảm bảo giữ độ ẩm cao và nhiệt độ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè”, ông Matt nhấn mạnh.

Hiện nay các cây hoa khổng lồ trong vườn bách thảo núi Lofty vẫn tiếp tục nở, thu hút sự chú ý của nhiều người. Nơi đây trở thành nơi hấp dẫn khách du lịch trong dịp năm mới này.

Nguồn: 24h

Úc rực rỡ trong đêm pháo hoa

0

Rất nhiều du khách đã đến Úc chỉ để đón năm mới tại các thành phố lớn tại đây vì quốc gia này là một trong những nước đón năm mới sớm nhất trên hành tinh. Nói không ngoa khi nhiều du khách đã mãn nhãn với màn bắn pháo hoa ở đất nước chuột túi.

Không khí ngày cuối cùng của năm cũ tại Úc bắt đầu sôi động từ buổi trưa chiều. Nhiều người xuống đường để tận hưởng những giờ khắc còn lại trước khi năm mới chính thức bước chân đến. Tất cả các thành phố ở Úc đều tổ chức các hoạt động đặc biệt để chào đón năm mới diễn ra từ 6 giờ tối, bao gồm: diễu hành, đại nhạc hội và giải trí.

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-6
Nhiều người hoá trang khi tham gia lễ hội đón năm mới

Người nổi tiếng được mời tham dự và làm host của các sự kiện. Mọi người đều ăn vận đẹp đẽ theo nhiều phong cách: đeo mặt nạ, đàn ông mặc suit và phụ nữ phục sức diện dàng, có người còn hoá trang. Giải thưởng cho người có trang phục đẹp nhất được trao vào thời điểm kết thúc các sự kiện.

Người dân Úc có nhiều lựa chọn để chào đón năm mới. Nhiều người chọn tập trung trên các du thuyền, trong công viên hoặc gần bãi biển. Một số tổ chức bữa tiệc tại nhà. Thu hút nhất là hoạt động countdown diễn ra ở các thành phố lớn và màn bắn pháo hoa ngay sau khi đếm ngược đến con số 0. Để có vị trí thuận lợi, nhiều người tìm đến các điểm ngắm pháo hoa từ rất sớm. Bên cạnh những nơi bán vé là rất nhiều địa điểm miễn phí dành cho mọi người.

Bắn pháo hoa ở Melbourne trong tối giao thừa
Bắn pháo hoa ở Melbourne trong tối giao thừa

Sydney là thành phố có hoạt động bắn pháo hoa lớn nhất của Úc, đây cũng là thành phố thu hút lượng du khách du lịch đông nhất của đất nước này trong ngày Tết Dương Lịch. Chính phủ Úc đầu tư rất lớn trong việc bắn pháo hoa đêm giao thừa và màn bắn pháo hoa tại Sydney luôn được các kênh truyền hình lớn trên thế giới truyền trực tiếp.

 

Pháo hoa đã trở thành biểu tượng của thời khắc chuyển giao năm mới – năm cũ. Màn bắn pháo hoa hoành tráng nhất xảy ra vào đúng nửa đêm là lời tạm biệt với quá khứ và chào đón tương lai.

Hiện nay, Úc đã sang một năm mới với màn pháo hoa rực rỡ, đầy sôi động. Khoảnh khắc giao thừa của những quốc gia khác sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên, đưa bạn đi chu du tới các quốc gia trên thế giới dự các bữa tiệc năm mới đáng nhớ.

Sau đây mà một số hình ảnh pháo hoa ở bến cảng Sydney – biểu tượng của nước Úc:

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-1

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-2

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-3

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-4

uc-ruc-ro-trong-dem-phao-hoa-5

Nguồn: Du lịch Việt Nam

 

Nổ xe tải chở bình ga ở Melbourne

0

Mới đây vụ tai nạn liên hoàn của chiếc xe tải chở bình ga với 5 ô tô con đã khiến hiện trường giống như một vụ động đất kinh hoàng.

Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại vùng ngoại ô Footscray thuộc thành phố Melbourne của Úc vào sáng ngày 29/12/2015. Trong đó, một chiếc xe tải đã va chạm liên tiếp với 5 ô tô con và phát nổ. Được biết, chiếc xe tải trong vụ tai nạn chở theo các bình gas đã phát nổ tại góc đường giữa hai con phố Barkly và Gordon.

Vụ nổ mạnh đến mức 2 đường dây điện bị đứt, cửa kính của các ngôi nhà cũng như xe hơi xung quanh vỡ tan và phần mái của một tòa nhà đổ sập. Hậu quả của vụ tai nạn là 1 người đàn ông tử vong tại chỗ và 6 người bị thương.

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng

Một người phụ nữ tầm 30 tuổi đã bị vạ lây khi đang đi bộ gần hiện trường vụ tai nạn. Người phụ nữ bị thương đã được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ổn định.

Theo các nhân chứng tại hiện trường, người ở cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 3 km cũng có thể nghe thấy âm thanh của vụ nổ. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ tai nạn và đưa một người bị cuốn vào gầm xe ra ngoài.

Anh Russell Bannister, một người sống gần khu vực xảy ra vụ tai nạn, cho biết chiếc xe tải đã đâm vào hàng rào trước cửa nhà anh trước khi lao vào tường. “Tôi cứ tưởng có bom nổ”, anh Bannister kể lại.

Cũng theo anh Bannister, chiếc ô tô tải đã vượt đèn đỏ và lao vào những chiếc xe khác. “Nhiên liệu chảy ra từ chiếc ô tô tải vương vãi khắp nơi trên đường. Do đó, chúng tôi đã nhanh chóng sơ tán vì dây điện bị đứt sau vụ nổ”, anh Bannister cho biết thêm.

Anh Russell Bannister, một người sống gần khu vực xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng.
Anh Russell Bannister, một người sống gần khu vực xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng.

Trong khi đó, Timothy Menzel khẳng định vụ nổ đã khiến ông suýt bị văng ra khỏi ghế. “Tôi đã gần như bị rơi ra khỏi ghế. Đó thực sự là một vụ nổ lớn”, ông Menzel kể lại.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hiện trường là một đống đổ nát. Các mảnh vỡ nằm vương vãi khắp một đoạn đường dài. Thậm chí, lực lượng cảnh sát phải phong tỏa hiện trường vụ tai nạn.

Đến nay, lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa hiện trường và điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn này. Trong khi đó nhiều người dân quanh khu vực đã được sơ tán. Nhà chức trách cũng khuyến cáo mọi người không nên đi qua khu vực này.

Theo AUTOPRO

Chi phí để sống tại Úc đắt hơn ở Mỹ

1

Theo báo cáo chỉ số tiêu dùng thế giới hàng năm, chi phí sống ở Úc đắt hơn 12% so với việc bạn sống ở Mỹ. Việc Melbourne được bình chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới cũng không làm giảm thiểu chi phí này.

Nếu bạn nghĩ rằng trần nhà luôn là thứ rất cao thì bạn đã nhầm. Nước Úc, đặc biệt là Sydney sẽ cho bạn một khái niệm mới về “trần” khi đứng thứ 5 trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Giá nhà

Theo CNN đưa tin, giá nhà ở Sydney cao gần gấp 5 lần so với thu nhập trung bình của mỗi hộ dân, điều đó khiến nhiều người đang có ý định chuyển đi nơi khác sinh sống.

Các cư dân của Melbourne thì có “khá khẩm” hơn 1 chút khi thành phố của họ chỉ xếp thứ 8. Tuy nhiên với dân số bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu của họ lại càng tăng cao. Trong khi dân số Sydney gần đây tăng thêm 80,000 người thì Melbourne đã chạm mức 95,000 người. Các nhà dân số học dự đoán số dân của Melbourne sẽ vượt mặt Sydney vào năm 2030.

chi-phi-de-song-tai-uc-dat-hon-o-my-1

Nhu yếu phẩm, dịch vụ

Không chỉ gia tăng trong lĩnh vực bất động sản mà các nhu yếu phẩm cũng như dịch vụ cần thiết tại đây đắt hơn nhiều so với những nơi khác, mỗi lần đi chợ, người dân Sydney sẽ phải bỏ ra số tiền gấp rưỡi so với người New York.

chi-phi-de-song-tai-uc-dat-hon-o-my-2

Khách sạn

Khi nhắc đến khách sạn thì bạn sẽ phát sốt với mức giá “cắt cổ” ở Sydney. Khách sạn ở thành phố này đắt gấp 2,3 lần New York, còn ở Melbourne thì chỉ gấp 1,7 lần mà thôi.

Khách sạn Shangri-la
Khách sạn Shangri-la

Đồ uống

Đồ uống cũng không nằm ngoại lệ khi giá 2 lít nước ở Sydney đắt hơn 51% so với Mỹ. Nhưng có một ngoại lệ sẽ khiến các “bợm nhậu” thích thú, đó là giá bia ở Sydney rẻ hơn những thành phố lớn khác.


chi-phi-de-song-tai-uc-dat-hon-o-my-4

Quần áo

Còn về quần áo thì sao? Chắc bạn có thể đoán ra, đó là người dân Úc phải mua những sản phẩm nhập khẩu như giày Adidas hay quần Diesel với mức giá cao hơn hẳn Mỹ. Tuy nhiên điều khiến người Úc cảm thấy được an ủi là quần áo vẫn rẻ hơn so với ở châu Âu.

chi-phi-de-song-tai-uc-dat-hon-o-my-5

Chi phí đi lại

Sẽ không thể không kể đến chi phí đi lại trong thành phố. Ở Sydney thì bạn sẽ phải “méo mặt” khi biết rằng chi phí đi lại ở đây đắt nhất thế giới, điển hình là giá taxi ở Sydney đắt hơn 15% so với New York.

Chính vì Úc đắt đỏ như vậy nên bí quyết sống sót tại đây chính là lên kế hoạch tiết kiệm để kiểm soát chi tiêu trong bất kỳ việc nào. Người dân ở đây cũng sử dụng các phần mềm theo dõi các khoản tiền của mình để cắt giảm các khoản không cần thiết khi sống ở những thành phố đắt đỏ bậc nhất như Sydney và Melbourne.

Nguồn: Vtcorp

Du học sinh “trượt dốc” vì sống thử

0

Du học sinh nơi xứ người phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm khiến nhiều bạn chọn cho mình hình thức sống thử để rồi tạo ra nhiều hậu quả đáng tiếc khi học hành dở dang, tinh thần giảm sút, dễ sa đà vào những tệ nạn xã hội.

Có vô vàn chuyện éo le của những cô cậu mười tám, đôi mươi khi bắt đầu cuộc sống du học. Không phải ai cũng xác định rõ mục tiêu học tập và chuẩn bị kế hoạch rõ ràng cho 4 – 5 năm trời nơi đất khách. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn bắt gặp những hoàn cảnh đau lòng.

Từ thất tình đến khói cần sa

Khi là sinh viên năm nhất Đại học Adelaide, Australia, Nguyễn Thế Hoàng đã dọn về ở chung phòng với bạn gái, cũng là du học sinh Việt Nam. Những đồng lương làm thêm giúp nam sinh lo được cho cuộc sống của cả hai người.

Hoàng kể làm thêm nhiều nghề, từ cắt cỏ, nông trại, nấu ăn tại nhà hàng…, mỗi tuần kiếm được 600 AUD. Trong khi đó, chi phí ăn ở hết khoảng 250 AUD. Mải làm thêm, mỗi tuần, nam sinh chỉ đến trường 2 buổi, có tuần còn không đi học.

Cuộc sống êm đềm trôi cho đến khi chuyện tình cảm với người yêu rạn nứt. Hoàng chứng kiến bạn gái kết hôn với người bản xứ lớn tuổi và thành đạt. Cùng lúc đó, nhà trường thông báo cậu phải học lại nhiều môn với số tiền học khá lớn.

Chàng sinh viên từng được học bổng nay phải lao vào kiếm tiền học lại. Thất tình khiến Hoàng tìm đến các quán bar, sàn nhảy vào cuối tuần để giải khuây. Tại đây, cậu hút điếu cần sa đầu tiên trong tiếng khích lệ của bạn bè.

Cũng từ đó, Hoàng chuyển đến sống cùng một nhóm bạn du học sinh Việt Nam. “Mình thường thức giấc lúc 12h trưa, ngủ dậy là cùng bạn bè ‘bắn điếu cần’ rồi chuẩn bị cho ca làm vào buổi chiều, thậm chí không cần ăn trưa”.

Theo chia sẻ của nam sinh, sinh viên ở đây mua cần sa không khó. Thứ hàng này được bán công khai trong các vũ trường, quán bar. Thậm chí, Hoàng còn chứng kiến nhiều du học sinh phân phối cần sa tới khách.

du-hoc-sinh-truot-doc-vi-song-thu-2
Nhiều sinh viên lựa chọn sống thử để bớt cô đơn nơi đất khách. Ảnh: Zing

Có khá nhiều du học sinh, đặc biệt những bạn gia đình có điều kiện, tìm đến cần sa với quan điểm “thú chơi thời thượng, không gây nghiện, không hại sức khỏe”. Với trải nghiệm “xương máu” của mình, Hoàng khẳng định sinh viên sẽ không thể học nổi nếu dính vào thú chơi này.

Đến giờ ngẫm lại, Hoàng thấy khoảng thời gian bỏ học làm thêm và mải mê sống thử chính là sai lầm dẫn đến cú trượt dài vào lối sống bê tha. Cậu đã quên mất ước mơ trở thành kỹ sư khai khoáng từ những ngày đầu bước chân sang xứ người du học. Đến cuối năm 2, nợ môn chồng chất, chàng sinh viên từng nhận học bổng toàn phần đành ngậm ngùi về nước với hai bàn tay trắng.

Yêu say đắm, phá thai cay đắng

Cùng cảnh xa nhà, muốn “dựa vào nhau mà sống”, Hoài Thu, sinh viên năm cuối Đại học Shanghai Dianji University (Trung Quốc) từng cho bạn trai về ở chung phòng.

Tình cảm của hai người bắt đầu từ khi Hoài Thu mới sang Trung Quốc. Những tháng ngày bỡ ngỡ ở trường mới của cô luôn có sự giúp đỡ của một bạn đồng hương là sinh viên khóa trên. Sau vài tháng “thử thách”, cô bạn tin tưởng người yêu và đồng ý sống chung để tiết kiệm sinh hoạt phí.

“Cũng từ đó, mình quấn lấy anh ta như hình với bóng. Anh tặng mình những món quà đắt tiền, đưa tới những quán ăn sang trọng… Mình đã nghĩ ngay cả khi việc học hành không thuận lợi thì vẫn có anh ấy là chỗ dựa suốt đời”, Thu tâm sự.

Chuẩn bị thi học kỳ, Hoài Thu phát hiện mình có thai. Ngay khi biết tin, bạn trai lập tức chuyển ra ở riêng. “Hắn không chăm sóc mình được một ngày, không được một câu hỏi han hay một xu tiền viện phí. Lấy cớ đi xem bói người ta bảo không phải con của mình, hắn lại quay ra chửi mình thậm tệ, xua đuổi mình”, nữ sinh cay đắng nhớ lại.

Những ngày sau đó, Thu chắt chiu nhịn ăn từng xu để có tiền đi khám thai. Cô cũng quên luôn đợt thi học kỳ đang diễn ra. “Lúc đó, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Nếu sinh cũng không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ như người khác. Hơn nữa, mình sẽ phải về nước ngay lập tức vì luật di trú không cho phép du học sinh mang thai”. Nói đến đây, mắt nữ sinh ngấn lệ, cô không dám nói tiếp về những điều mình đã làm sau đó.

Hoài Thu tâm sự, quyết định du học không phải là nguyện vọng của cô, mà nghe theo lời bố mẹ, vì họ nghĩ đó là việc đầu tư đúng đắn. Đến khi thấy năng lực của mình không đủ để thích nghi với môi trường mới, cô đành dựa vào những người con trai đối xử tốt với mình.

Học cách sống tự lập và lành mạnh

Nguyễn Trà My, sinh viên năm ba, Guangxi Traditional Medical University (Trung Quốc) cho biết, việc du học sinh yêu nhau, sống thử không phải hiếm tại nơi cô sống. Nữ sinh đã chứng kiến không ít những rắc rối từ sống thử ảnh hưởng xấu đến học hành.

du-hoc-sinh-truot-doc-vi-song-thu-1
Sinh viên sinh hoạt lành mạnh trong các hội, nhóm du học sinh. Trong ảnh: Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide, Australia.

“Mình nghĩ nếu hai người biết cách thì có thể vừa yêu vừa học, mỗi người đều có khoảng không gian riêng. Nếu bạn trai đòi sống chung, mình sẽ kiên quyết không đồng ý và nói rõ lý do. Nếu như vẫn đòi bằng được tức là anh ta chưa tôn trọng mình và đó chính là tín hiệu để dừng mối quan hệ lại”, Trà My chia sẻ.

Theo Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide, Australia, du học sinh xa nhà phải tự lập. Không chỉ việc tự đi học, tự nấu ăn mà còn là tự ý thức trách nhiệm đối với mọi quyết định của mình.

Khi đã tiếp xúc văn hóa phương tây, những trải nghiệm như sống thử hay vào quán bar, hộp đêm là khó tránh khỏi. Mặc dù sẽ có những quyết định dẫn đến những hệ lụy không đáng có, nhưng hướng đi nào cũng đều mang lại trải nghiệm và bài học cho chính chúng ta.

“Sau những cuộc vui nguời ta lại nhớ đến gia đình. Có những lúc chúng ta vấp ngã, nhưng thường những bạn biết đứng dậy sẽ có động lực để hoàn thiện bản thân mình và vươn xa hơn”, Ngọc Vinh nêu quan điểm.

Có thể thấy để tránh cảm giác cô đơn, lạc lõng nơi xứ người, bạn có thể tham gia các hội nhóm với những chương trình ý nghĩa. Qua những buổi giao lưu hội nhóm này, bạn không chỉ góp phần giới thiệu đất nước mình mà chúng còn là kỷ niệm đẹp, góp phần tạo nên hành trang sau khi ra trường của bạn.

Nguồn: Zing

Chuyện của người có nghề “mua dâm” ở Úc

0

Một người đàn ông ở Úc đang làm một công việc “nhàn hạ”, đó là mua dâm trong các cơ sở mát xa trá hình.

Ông John (60 tuổi), đã ly dị vợ, là một trong số một vài điều tra viên nghiệp dư được thuê để mua dâm nhằm vạch trần những cơ sơ mát xa trá hình, theo tờ The Independent (Anh) ngày 18.12.

Công việc của ông John là giả dạng khách hàng đến các cơ sở mát xa để điều tra xem liệu rằng đó có phải là một nhà thổ trá hình hay không.

Ảnh minh họa (Nguồn: Xã Luận)
Ảnh minh họa (Nguồn: Xã Luận)

“Tôi chắc chắn là nhiều người ganh tị vì tôi kiếm được bộn tiền hết lần này đến lần khác”, ông John cho hay.

Những người như ông John được thuê là do cơ quan chức năng không thể tiếp cận các cơ sở mát xa mà không có lệnh của tòa án và bằng chứng, điều này khiến cho những nhà thổ đội lốt cơ sở mát xa mọc lên như nấm ở bang New South Wales (Úc).

Mỗi lần giả dạng khách hàng vào cơ sở mát xa, ông John phải đặt máy quay lén cảnh nữ nhân viên đề nghị bán dâm giá cả bao nhiêu, cảnh quan hệ tình dục, ghi chú lại đầy đủ chi tiết để làm bằng chứng gửi cho tòa án.

“Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có khoảng 3 cơ sở mát xa tôi đến là không có nữ nhân viên mát xa bán dâm”, ông John nói.

Ông Lachlan Jarvis, giám đốc công ty thám tử tư Lyonswood – chịu trách nhiệm tuyển dụng những điều tra viên “mua dâm” tiết lộ: “Chúng tôi chỉ tuyển những người độc thân và sẵn sàng quan hệ tình dục”.

Ông John cho rằng ông thật may mắn khi có một công việc “nhàn hạ”, không bị ràng buộc thời gian.

“Đây không phải là kiểu công việc giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu. Công việc này không có giờ nhất định, nhưng cũng có lúc tôi cảm thấy bị đe dọa và lo ngại về sự an toàn của bản thân tôi”, ông John chia sẻ.

Nguồn: Xã luận

Bí quyết tham gia giao thông đúng luật Úc

0

Ở Úc có nhiều quy định tham gia giao thông mà nếu bạn không để ý sẽ rất dễ vi phạm ví như bạn không được lái xe kể cả khi chỉ uống vài chai bia hoặc nhường đường cho xe cấp cứu.

Để nhằm giúp các bạn dễ dàng đi du lịch xuyên tiểu bang mà không gặp vấn đề gì trở ngại, chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để có thể chia sẻ với bạn một số điều luật nhỏ giúp chuyến hành trình xuyên tiểu bang thành công mỹ mãn.

1. Bạn có biết chỉ cần nhích lên trên một chút xíu trong khi đèn đỏ vì nhường xe cấp cứu vượt qua là phạm pháp?

Bạn có thể không bị phạt, vì rõ ràng dịch vụ cấp cứu đang trong tình trạng khẩn cấp, nhưng bạn có thể sẽ bị coi là có lỗi nếu gây ra tai nạn vào lúc đó. Và nếu vô tình kích hoạt camera ở các ngã tư, thì chắc chắn giấy phạt sẽ về với bạn.

Nhưng mặt khác, bạn cũng sẽ phải nhận giấy phạt ở hầu hết các tiểu bang nếu không nhường đường cho xe cấp cứu và sẽ bị trừ ba điểm bằng lái (demerit points) và phạt gần $300.

Nhiều người không biết, chỉ cần nhích một chút xíu về phía trước để nhường đường cho xe cấp cứu bị xem là phạm luật. Ảnh: Marc McCormack.
Nhiều người không biết, chỉ cần nhích một chút xíu về phía trước để nhường đường cho xe cấp cứu bị xem là phạm luật. Ảnh: Marc McCormack.

Rất may mắn, nhiều cảnh sát, tài xế xe cứu thương và nhân viên cứu hỏa cho biết họ thường tắt đèn và còi hú của họ trong lúc ùn tắc giao thông để không vô tình đẩy những phương tiện giao thông vào ngã tư trong lúc đèn đỏ.

2.Vượt đèn vàng được coi là phạm pháp nếu cảnh sát cho là bạn có đủ thời gian để dừng lại một cách an toàn. Hình phạt giống như với việc vượt đèn đỏ, mất ba điểm và một khoản tiền phạt lên đến $425 tại một số tiểu bang.

Thông điệp từ cảnh sát: người dân Úc, hãy bình tĩnh lại. Không đáng để vượt qua ngã tư lúc đèn vàng, vượt đèn vàng đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể đặt bạn vào một tình huống nguy hiểm.

Hãy chạy chậm lại… tăng tốc vượt đèn vàng có thể làm bạn trả giá. Ảnh: Drew Fitzgibbon.
Hãy chạy chậm lại… tăng tốc vượt đèn vàng có thể làm bạn trả giá. Ảnh: Drew Fitzgibbon.

3. Sử dụng điện thoại khi lái xe chắc chắn phạm pháp (không tính việc thực hiện một cuộc gọi) trong khi đi qua các đoạn drive-thru của cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald hoặc những đoạn đường tương tự bởi vì “về mặt kỹ thuật thì nó vẫn thuộc làn đường giao thông.”

Vì vậy, không được ‘check’ Facebook, nhắn tin, đăng bài Twitter hay kể cả việc chụp ảnh ‘tư sướng’ trong khi ngồi sau tay lái, ngay cả khi bạn đang dừng xe để đặt mua một chiếc bánh hamburger.

Ngoài ra, để điện thoại lên đùi cũng sẽ bi phạt – ngay cả khi bạn không sử dụng nó – với mức tiền phạt lên đến $319 và sáu điểm trừ trong thời gian nghỉ lễ ở NSW, và $455 cùng bốn điểm tại bang Victoria. Các tiểu bang khác thường chỉ mất ba điểm bằng lái và tiền phạt hơn $200.

Lời khuyên: hãy giấu tiệt chiếc điện thoại đi trong khi lái xe nếu bạn không muốn mất một phần tư số điểm bắng lái của mình.

bi-quyet-tham-gia-giao-thong-dung-luat-uc-4
Đừng bao giờ đụng đến chiếc điện thoại khi đang lái xe. Ảnh: John Grainger.

4. Chúng ta đều biết vứt rác bừa bãi là bất hợp pháp, nhưng bạn có biết rằng nó bao gồm cả lõi táo và vỏ chuối, mà nhiều người trong chúng ta cứ thường hay ném ra ngoài cửa sổ vì nghĩ rằng nó dễ phân hủy?

Ngoài sự nguy hiểm khuyến khích động vật đến gần các con đường để tìm kiếm thức ăn thừa, thì tiền phạt sẽ nhiều hơn nếu vứt rác trong khi xe đang chạy. Ở NSW nó tăng từ $220 đến $250, tương tự như vất tàn thuốc. Còn Queensland thì số tiền phạt cho tội “vất bổ vật chất có hại trên đường” là $353 và hai điểm trừ, vì vậy hãy chắc chắn rằng không ném đồ ra khỏi xe (và không xả rác trên chính chiếc xe của bạn).

5. Đừng bấm còi xe hay vẫy tay chào tạm biệt khi ngồi trong xe: nó đáng giá 2 tờ giấy phạt đấy.

Một cho không sử dụng còi xe đúng cách ($319 tiền phạt tại một số tiểu bang) và một cho tội để ‘lộ tay ra bên ngoài xe’ (thường thì mức phạt ở NSW là nặng nhất, vì vậy tiền phạt là $319 cộng thêm việc trừ ba điểm cho người lái và $319 cho hành khách).

6. Đừng quên đăng ký cho xe kéo (trailer) của bạn.

Viêc đem theo xe kéo mà không đăng ký hay gia hạn sẽ làm bạn tiêu tốn $637. Và chi phí cho việc gia hạn một chiếc xe kéo là không quá $100 ở hầu hết các tiểu bang.

Đống rác tốn kém … Một xe kéo chở đầy rác có thể làm bạn tốn lên đến $637 tiền phạt nếu chưa được đăng ký.
Đống rác tốn kém … Một xe kéo chở đầy rác có thể làm bạn tốn lên đến $637 tiền phạt nếu chưa được đăng ký.

7. Giá đỡ xe đạp che chắn biển số phía sau xe cũng sẽ bị xem là phạm luật

$425 và trừ ba điểm ở NSW, ở bang Victoria cũng sẽ bị phạt $152 nếu giá đỡ được trang bị trên xe nhưng lại không mang theo xe đạp.

8. Lái xe trong khi có các loại thuốc gây nghiện trong cơ thể là bất hợp pháp ở tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc…

Nhưng bạn có biết ngoài việc có thể bị đình chỉ giấy phép, tại bang Victoria, người phạm luật sẽ bị trừ 10 điểm và trả $455 tiền phạt, vì vậy khi bạn được phép lái xe trở lại thì hãy hết sức cẩn thận trong vòng ba năm tiếp theo, với một lần bị phạt lấy đi 2 điểm bằng lái hoặc hơn thì bạn nên chào tạm biệt chiếc bằng lái xe của mình đi.

9. Thực hiện một cứ quay đầu xe chữ U (U-turn) không an toàn hoặc có ý định thực hiện một cách không an toàn hoặc thậm chí là U-turn hợp lệ – nhưng nằm trên vạch kẻ đường đứt đoạn – thì bạn sẽ bị phạt $303 cùng với 2 điểm trừ ở bang Victoria.

Trong khi đó, bạn sẽ bị phạt $319 cùng với 3 điểm trừ nếu thực hiện U-turn trên vạch kẻ đường không đứt đoạn ở bang NSW, các tiểu bang khác cũng có hình phạt tương tự. Ngoài ra, thực hiện một U-turn tại đèn giao thông cũng là phạm pháp ($248 và hai điểm trừ ở NSW là một ví dụ) ở hầu hết các tiểu bang trừ tại bang Victoria khi có bảng chỉ đường.

10. Mở cửa xe và vồ tình đụng trúng một người đi xe đạp hoặc đi bộ sẽ bị phạt $379 ở Victoria.

NSW vừa cùng Queensland và các tiểu bang khác thống nhất xử phạt những người lái xe không giữ khoảng cách ít nhất 1 mét tính từ cửa xe hơi cho đến người đi xe đạp ở vận tốc ít hơn 60km/giờ, và 1,5 mét khi vận tốc hơ 60km/giờ. Mức phạt cho việc không chừa đủ không gian cho người đi xe đạp là 3 điểm trừ cùng $353 tiền phạt.

Luôn giữa khoảng cách đúng theo luật. Hình ảnh: Bianca De Marchi
Luôn giữa khoảng cách đúng theo luật. Hình ảnh: Bianca De Marchi

Lời khuyên từ cảnh sát: hãy kiên nhẫn, nhận biết và di chuyển vào làn đường tiếp theo khi đủ an toàn để làm như vậy, và đi đến nơi bạn cần đến với một lương tâm trong sáng, biết rằng mình đã không làm ai đó bị thương.

11. Ở một số tình huống nhất định, vượt qua vạch kẻ đường không đứt đoạn vẫn được xem là hợp lệ.

Nếu trên con đường có các trở ngại như công trình thi công hay người đi xe đạp. Mặc dù vậy, khi cố vượt qua người đi xe đạp ở những con đường hẹp, cảnh sát khuyên nên chờ đợi cho đến khi bạn có thể thấy rõ tầm nhìn phía trước của con đường (không được vượt qua tại những đoạn đường thiếu thầm nhìn như khúc cua hay đường vòng cung) và chừa ra càng nhiều không gian càng tốt cho họ khi vượt qua.

bi-quyet-tham-gia-giao-thong-dung-luat-uc-7
Một người đi xe máy lấn qua một vạch không đứt đoạn đôi để giải thoạt khỏi ùn tắc giao thông. Ảnh: John Grainger

12. Lách vào quá sớm sau khi vượt qua một chiếc xe được tính là một giấy phạt

Lên đến $303 tiền phạt và 2 điểm trừ ở hầu hết mọi tiểu bang và tăng tốc để tránh không bị xe sau vượt mặt cũng có mức phạt tương tự.

13. Hành khách ngồi phía trước ngả ghế ngồi ra sau cũng được xem là phạm pháp nếu dây an toàn không được chốt vừa vặn trên người của họ một cách chặt chẽ.

Và tất nhiên không đeo dây an toàn sẽ bị phạt và tiền phạt chung là $319. Nếu một hành khách dưới 17 tuổi không đeo dây an toàn đúng cách, tài xế sẽ chịu bị phạt và nhận 3 điểm trừ.

14. Di chuyển vượt qua bảng hiệu cầm tay “Stop” tại những công trình làm đường sẽ lấy đi của bạn $353 và 3 điểm trừ ở Queensland.

Vì vậy hãy dừng lại bất cứ khi nào thấy tấm biển màu đỏ viền trắng với chữ “Stop” nhé, luật lệ là trên hết.

Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là cảnh sát Úc khuyến khích bạn để chân trần lái xe vì đi dép hay đi giày cao gót dễ bị trượt chân khỏi bàn đạp. Đây cũng là điều mà nhiều du học sinh đến với nước Úc ngỡ ngàng.

Nguồn: Hoàng Dung/News Vietuc

Du học ở Melbourne tốt hơn Sydney?

0

Úc là thiên đường đối với du học sinh Việt dù đến bất cứ thành phố nào tại đây. Dù vậy nhiều du học sinh Việt Nam vẫn chọn Melbourne thay cho Sydney. Đâu là lý do chính cho sự lựa chọn này?

Theo đánh giá của Đơn vị Tình báo kinh tế – EIU, Melbourne đã vượt qua hơn 30.000 thành phố khác trên thế giới và đứng đầu về các mặt: dịch vụ, y tế, văn hoá, môi trường, giáo dục để nhận danh hiệu quý giá này. Với tỉ lệ tội phạm thấp và luật lệ nghiêm ngặt về sử dụng súng, Úc là một nơi an toàn cho việc sinh sống.

Bạn My Phượng – hiện đang du hoc Uc ( sinh viên năm 3 trường đại học Melbourne, ngành Quản lý Đô thị) chia sẻ: “Trong những ngày đầu nhập học tại Melbourne, mình có hứng thú tham quan những nơi nổi tiếng để thoả lòng ao ước bao lâu nay. Không may mình bị lạc vào con đường mua sắm Brunswick và hoàn toàn mất phương hướng.

May mắn là có một chị người Úc phát hiện ra một cô bé châu Á đang sợ hãi, tèm lem nước mắt giữa đường nên đã đến hỏi thăm và dắt mình về đến tận nhà. Đó là lần đầu tiên mình cảm thấy tình người ấm áp đến như vậy.” Melbourne đã vươn lên phát triển bởi chính sự bình ổn, chất lượng cuộc sống cao cũng như sự thân thiện của con người nơi đây.

Nhiều người dân Việt Nam định cư tại Úc đã ví von rằng: “Nếu nói Sydney giống như thành phố Hồ Chí Minh luôn ồn ã và tất bật thì Melbourne lại giống như thủ đô Hà Nội có phần bình yên, hoà nhã hơn nhưng cũng không vì thế mà kém phần sôi động.” Thật không lấy gì làm ngạc nhiên khi Melbourne lại có thể liên tiếp trở thành thành phố đáng sống nhất trên thế giới trong nhiều năm liền.

Chi phí du học được giảm thiểu đáng kể

99% các học sinh Việt Nam đều đặt nặng vấn đề chi phí khi dự tính đi du học. Nhưng hãy yên tâm rằng, du học Úc và tại thành phố Melbourne là sự lựa chọn đúng đắn và tiết kiệm nhất có thể so với Sydney. Hệ thống giao thông ở Melbourne thuận tiện hơn khá nhiều với các phương tiện như xe bus, tàu điện ngầm, tramcar sử dụng chung một thẻ thanh toán myki.

 

du-hoc-o-melbourne-tot-hon-sydney-2
Chi phí du học Úc tại Melbourne giảm tạo điều kiện phát triển cho du học sinh

Trong khi đó, tại Sydney, phương tiện công cộng chỉ bao gồm xe bus, tàu điện ngầm và sử dụng vé thanh toán riêng có phần bất tiện. Việc di chuyển đi lại sẽ tiết kiệm và thuận tiện hơn tại Melbourne; phù hợp với những ai ưa thích du lịch.

Nếu bạn có mong muốn làm việc hoặc định cư tại Melbourne cũng đừng lo lắng quá nhiều vì chi phí sinh sống tại Melbourne rẻ hơn tại Sydney đến 30%. “Ngay từ khi là sinh viên năm 1, mình đã có cơ hội làm thêm tại một tiệm ăn Việt với mức lương khoảng 300 đô Úc 1 tháng. Khoản tiền này hoàn toàn có thể bù đắp được tiền thuê nhà ở đây”.

Chia sẻ này của bạn Đăng Dũng – thành viên Hội du học sinh Việt tại Melbourne tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng thực ra lại là một niềm khao khát với các bạn du học sinh ở các nước khác.

Nếu du học Singapore, các bạn sinh viên sẽ không được phép làm thêm; hay du học Anh, du học Mỹ,chương trình học lại quá nặng để các bạn có thể đi làm thì du học Úc là sự lựa chọn trọn vẹn cho việc vừa học vừa làm của bạn. Vấn đề chi phí hoàn toàn được giải toả. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không chọn du học tại Melbourne thay vì Sydney – thành phố đắt đỏ đứng thứ 5 thế giới?

Melbourne đảm bảo tương lai vững

Một con số đáng ngạc nhiên khi: Việt Nam hiện nay xếp thứ 4 về số lượng sinh viên du học tại Úc, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc; hơn hẳn du học Anh hay du học Mỹ. Bởi lẽ tại xứ sở Kangaroo này, Melbourne được ví như một kho tàng các trường đại học danh giá hàng đầu thế giới cho bạn mặc sức khám phá và lựa chọn.

Trong khi đó những trường đại học tại Sydney chỉ được xếp hạng từ khoảng 40 trở xuống trong top các trường đại học trên thế giới và khu vực. Những cái tên sáng giá như đại học Melbourne, đại học Monash, đại học La Trobe đều được toạ lạc tại Melbourne.

Nếu được đào tạo tại các trường đại học này, VSE chắc chắn bạn có đủ khả năng bước chân vào các thị trường chất xám sôi động ở Bắc Mỹ hay khối Liên hiệp Anh xa xôi. Do vậy, khi lựa chọn du học Úc tại Melbourne các du học sinh có thể bớt đi phần nào nỗi lo về việc làm sau này.

Bạn có tìm thấy hình ảnh chính mình trong những cử nhân mới này không?
Bạn có tìm thấy hình ảnh chính mình trong những cử nhân mới này không?

Du học là một cuộc hành trình mà mỗi người đều khao khát đạt được tấm bằng cao quý để giật tấm vé bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thành công của cuộc hành trình không chỉ nằm ở đích đến mà còn nằm ở việc đúc rút, học hỏi tích luỹ kinh nghiệm sống từ xã hội và con người xung quanh trong xuyên suốt quá trình.

Úc là một đất nước đã từng vượt qua những đối thủ cực mạnh như Đan Mạch, Thuỵ Điển hay Hà Lan để được mệnh danh là nơi phát triển hạnh phúc nhất thế giới. Khi đã tìm đến một nơi được mệnh danh là hạnh phúc nhất thế giới ấy, thì du học Úc tại Melbourne – thành phố đáng sống nhất sẽ là sự lựa chọn sáng suốt tiếp theo dành cho bạn.

Nguồn: duhocvietsing

Điểm du lịch lớn của Úc bị thiêu rụi

0

Đây là thông tin được đưa ra khi đám cháy rừng đã khiến khu du lịch này phải đóng cửa trong khi đây là thời gian thu hút khách du lịch đến đây nhiều nhất trong năm.
Vụ cháy rừng bắt đầu từ hôm 19/12, ngọn lửa bùng lên sau khi một tia sét đánh xuống mặt đất kèm theo gió mạnh. Lửa đã thiêu rụi gần 2.000 ha diện tích rừng và khu dân cư tại Great Ocean Road. Những con đường đi bộ gần công viên quốc gia Great O
tway bị đóng cửa do các đám cháy lan ra.

Phát ngôn viên về các dịch vụ cứu hộ của bang Victoria cho biết đám cháy đã thiêu rụi 98 ngôi nhà thuộc cộng đồng dân cư ven sông Wye và 18 ngôi nhà khác gần vùng duyên hải Separation Creek. Hai thị trấn này nằm cách Melbourne khoảng 120 km về phía tây nam.

Khoảng 500 lính cứu hỏa và 13 máy bay chữa cháy đã được huy động dập tắt ngọn lửa dọc theo khu vực Great Ocean Road của bang Victoria, trong khi đó một số đội khác làm nhiệm vụ đánh giá mức độ thiệt hại của đám cháy.

diem-du-lich-lon-cua-uc-bi-thieu-rui
Great Ocean Road là một trong những điểm du lịch lớn nhất của Australia. Đến cuối tuần qua, khu vực này vẫn phải đóng cửa mặc dù khoảng thời gian cuối năm thường là mùa cao điểm. Ảnh: News.

Cảnh sát cứu hộ cảnh báo rằng nguy cơ cháy rừng rất cao tại khu vực Great Ocean Road và những vùng còn lại của bang Victoria trong điều kiện khô hạn của mùa hè.

Craig Lapsley, sĩ quan đứng đầu đơn vị cứu hộ bang Victoria, dự đoán rằng tình hình cháy rừng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 1 tới do mùa hè Australia luôn khô nóng và nhiều gió.

Các quan chức cấp cao cho hay tình hình vẫn còn nhiều nguy hiểm tại các điểm nóng mặc dù mưa đêm đã giúp dập bớt đám cháy và chính quyền bang Victoria đã thông báo ngưng sơ tán với các điểm du lịch thuộc thị trấn Lorne. Các hình ảnh ghi lại từ hiện trường cho thấy đám cháy thiêu rụi từ các sườn đồi xuống tận những con đường dẫn ra biển.

Điều may mắn trong vụ cháy này là không có thương vong về người vì lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng khảo sát khu vực xảy ra họa hoạn và cứu hộ bằng phi cơ. Dù vậy nhà cửa bị thiệt hại tại khu vực này đang tăng thêm.

Nguồn: Xã Luận