Monday, April 21, 2025
Home Blog Page 714

Du học sinh xuất sắc bị trục xuất vì làm thêm nhiều

Đó là trường hợp của Marius Youbi (30 tuổi), sinh viên Đại học Aarhus (Đan Mạch): do làm việc quá số giờ quy định dành cho sinh viên ngoại quốc nên anh đã phải về nước.

Là sinh viên khoa Điện tử, Youbi được trường đánh giá là một trong những sinh viên xuất sắc nhất.

Tuy nhiên, theo Cơ quan Hội nhập Đan Mạch, có nhiều tuần Youbi làm thêm quá giờ (16,5h thay vì 15h tối đa theo quy định), cho dù nếu xét số giờ trung bình trong năm thì anh vẫn tuân thủ.

du-hoc-sinh-xuat-sac-bi-truc-xuat-vi-lam-them-nhieu
Marius Youbi – Ảnh: Steen Færgemand

Quyết định được thông báo vào tháng 12, Cơ quan Hội nhập Đan Mạch ra thời hạn 8-1-2016 cho Youbi và ngày hôm qua, anh đã trở về Kameroon. “Tôi tiếc và thất vọng”, Youbi nói ở sân bay. Chủ yếu anh buồn vì bốn năm rưỡi học tập đã bị chôn vùi bởi lệnh trục xuất của chính quyền.

Do biết người sinh viết xuất sắc này phải hồi hương, Đại học Aarhus đã cho phép anh thi trước, và anh đã vượt qua các kỳ thi một cách dễ dàng. PGS. Per Lysgaard, một giảng viên của trường cho hay, cả ông và nhà trường đều coi quyết định trục xuất Marius Youbi là bất công và quá khắc nghiệt.

Bởi lẽ, là công dân một quốc gia ngoài Liên Âu, mỗi học kỳ Youbi phải trả khoản học phí chừng 4.600 Euro và người sinh viên được đánh giá là giỏi nhất trường này phải nhận làm thêm (công việc quét dọn trường) để trang trải phần nào khoản học phí ấy.

Một thỉnh nguyện thư cũng đã được khởi động để phản đối quyết định trục xuất, cho đến nay thu được hơn 18.100 chữ ký.

Nguồn: Nhịp cầu thế giới

Vụ Vi Tran: My Truc Le cũng là nạn nhân

0

“Mỹ Trúc đặt vé cho khách hàng thông qua con nhỏ nào đó rồi bị lừa. Tới giờ chót, không có vé, khách điện thoại hỏi mới hoảng lên. Chuyện này cũng giống như vỡ nợ”, mẹ của Lê Mỹ Trúc nói với Thanh Niên.

‘Con tôi cũng là nạn nhân’

Hôm nay, phóng viên Thanh Niên đến phường 5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang để tìm hiểu thông tin về người có tên My Truc Le, đứng tên trong các giao dịch trả tiền cho các khách hàng mua vé qua Vi Trần.

Mọi nỗ lực liên lạc ban đầu với người nhà của My Truc Le đều bất thành. Sau đó, chúng tôi đến một bệnh viện ở Tiền Giang, qua giới thiệu, một bác sĩ tiếp chúng tôi và nhận là mẹ của Lê Mỹ Trúc (My Truc Le)

Bà nói rằng, bà có biết sơ qua việc con gái lớn của bà bán vé máy bay qua mạng và ăn hoa hồng thông qua một người khác, nhưng chính con gái bà cũng bị lừa. Khi tới giờ chót, không có vé, khách điện thoại hỏi mới hoảng lên. “Chuyện này cũng như vỡ nợ”, bà nói.

vu-vi-tran-my-truc-le-cung-la-nan-nhan-1
Dù trời đã tối nhưng nhiều du học sinh vẫn đến đồn cảnh sát ở khu Town Hall, TP. Sydney, bang New South Wales, tố giác vụ lừa đảo – Ảnh: CTV

“Khi có người tố cáo thì nhiều người khác chưa biết có đặt vé qua con gái tôi không nhưng họ cũng lên tiếng, ráp nhau lại đổ thừa nó. Thế là nó mang tiếng lừa, vì nó đã chỉ mối cho người khác bán vé”, bà nói thêm.

Cũng theo mẹ của Lê Mỹ Trúc, thì: “Tại con gái tôi dại nên khi xảy ra chuyện thì không biết con nhỏ kia ở đâu, không có hình ảnh, địa chỉ, chỉ biết là người Úc gốc Việt”.

Lê Mỹ Trúc là con gái lớn của bà bác sĩ, sinh năm 1991, sang Úc du học từ năm 1997 và đã tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế – Kế toán. Mỹ Trúc vừa sinh con và đang nghỉ hộ sản.

Vi Tran có phải Lê Mỹ Trúc?

Mặc dù mẹ của Lê Mỹ Trúc cho rằng chính con bà cũng là nạn nhân trong vụ Vi Tran lừa bán vé máy bay cho du học sinh Việt Nam ở Úc, nhưng các tài liệu Thanh Niên thu thập được thể hiện nhiều chi tiết trùng khớp đến ngạc nhiên giữa 2 cái tên Vi Tran và My Truc Le (Lê Mỹ Trúc).

Một trong những chi tiết đáng lưu ý là trong các cuộc hội thoại qua mạng và trả lời các nạn nhân trong thời gian gần đây, Vi Tran cho biết cô vừa sinh con nên khá bận do đó dẫn đến việc trả lời các phản hồi cũng như đặt vé cho khách hàng chậm.

Liệu có ngẫu nhiên không, khi ghi nhận thực tế của Thanh Niên với sự thừa nhận của mẹ Lê Mỹ Trúc rằng, cô ta cũng vừa sinh con và đang nghỉ thai sản? Tình tiết khác, trong các lần giao dịch trả tiền lại cho khách hàng, trên các lệnh chuyển tiền đều thể hiện cái tên My Truc Le (Lê Mỹ Trúc), chứ không phải là một cái tên khác.

Lệnh chuyển tiền trả lại cho khách hàng của Vi Tran có tên My Truc Le
Lệnh chuyển tiền trả lại cho khách hàng của Vi Tran có tên My Truc Le

 

Một trong những điểm thoáng trong giao dịch ngân hàng ở Úc là người chuyển tiền chỉ cần ghi đúng số tài khoản người nhận chứ không bắt buộc ghi đúng cả tên và số tài khoản như ở Việt Nam. Vì vậy, trên cùng một tài khoản số 062-199 10498414, Vi Tran cho khách hàng của mình đến 2 cái tên, lúc là Lucky Travel, khi thì Ricky Travel, nên các nạn nhân cứ ngỡ mình đã chuyển tiền đến tài khoản đại lý bán vé chứ không ngờ đã chuyển đến tài khoản cá nhân.

Bên cạnh đó, việc mở tài khoản ngân hàng ở Úc cần phải đạt 100 điểm nhận dạng danh tính. Vi Tran đã không thể mở tài khoản cho cái tên ảo này, mà buộc phải dùng chính tài khoản thật của mình hoặc người thân để giao dịch.

Và cho dù Lê Mỹ Trúc có là nạn nhân của Vi Tran như mẹ của cô nói, thì với vai trò hậu thuẫn, hỗ trợ cho hành vi lừa bán vé máy bay ảo cho hàng trăm du học sinh để thu lợi bất chính, thì cũng khó có thể nói là vô can trong sự việc này. Vì vậy, việc tìm ra ai đứng sau cái tên Vi Tran hay Vi Tran thực sự là ai, không còn là chuyện quá khó nữa mà vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Nguồn: Thanh Niên Online

Vietnam Airlines lên tiếng về vụ Vi Tran

0

Vietnam Airlines khẳng định Vi Tran không phải là đại lý chính thức có hợp đồng thương mại với Vietnam Airlines.

Trong thông báo mới đây liên quan đến vụ việc hơn 300 du học sinh Việt Nam tại Australia bị lừa mua vé máy bay giả, Vietnam Airlines khẳng định Vi Tran (đối tượng lừa đảo bán vé máy bay qua mạng xã hội Facebook tại Úc) không phải là đại lý chính có hợp đồng thương mại với Vietnam Airlines.

Theo đánh giá của cảnh sát Úc, việc mua bán giữa khách hàng với Vi Tran là các giao dịch dân sự giữa các cá nhân, không liên quan đến Vietnam Airlines. Cảnh sát khuyến cáo các nạn nhân đưa vụ việc ra cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Fair Trading) để đòi lại quyền lợi.

vietnam-airlines-len-tieng-ve-vu-vi-tran-1

Tuy không liên quan đến các giao dịch này nhưng ngay khi nhận được thông tin về vụ việc, Vietnam Airlines đã chủ động làm việc trực tiếp, trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Úc, Hội du học sinh Việt Nam tại Úc (VDS), một số nạn nhân và cảnh sát của nước sở tại để thu thập thông tin và tìm hướng giải quyết.

Theo thống kê VDS thu thập được trong đêm 6/1, có hơn 300 du học sinh Việt Nam ở Sydney và Melbourne, bang Victoria thông báo họ bị lừa mua vé máy bay giá rẻ của Vietnam Airlines để về Việt Nam qua một địa chỉ facebook mang tên Vi Tran.

 

vietnam-airlines-len-tieng-ve-vu-vi-tran-2
Trang Facebook mà Vi Tran dùng để giao dịch với du học sinh. Ảnh chụp màn hình.

Tổng số tiền mà các sinh viên này đã bỏ ra để đặt vé của Vi Tran lên tới trên 500.000 AUD (355.000 USD). Các nạn nhân cho biết việc trao đổi, đặt mua vé máy bay khứ hồi về nước hoàn toàn diễn ra qua facebook và điện thoại với một người nữ lấy tên Vi Tran.

Ngay khi nhận được trình báo, cảnh sát bang New South Wales (NSW) đã tiến hành thu thập thông tin điều tra. Đại sứ quán Việt Nam tại Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Văn phòng đại diện Vietnam Airlines cùng Ban chấp hành VDS cũng đang tiếp tục nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng phía bạn tìm cách hỗ trợ, giải quyết vụ việc.

Vietnam Airlines cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với cảnh sát Úc để điều tra về Vi Tran. Đối với những vé đã đặt mua mà được cho là sẽ đi trên các chuyến Vietnam Airlines, Hãng sẽ hỗ trợ tối đa việc tra cứu thông tin tình trạng vé để hành khách có những xử lý thích hợp.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, Vietnam Airlines một lần nữa khuyến nghị các giao dịch mua vé chỉ nên thực hiện tại website www.vietnamairlines.com, phòng vé hoặc đại lý được ủy quyền của Vietnam Airlines có đăng ký kinh doanh hợp pháp tại nước sở tại tránh các hành vi gian lận thương mại không mong muốn.

Khi có vấn đề gì phát sinh, đề nghị liên hệ trực tiếp với văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines tại Úc, số điện thoại +00 612 9285 4700.

Nguồn: Cafebiz

Du học sinh Mỹ làm thêm 40 triệu đồng/tháng

0

Đây là trường hợp của Đinh Nhật Hà khi làm thêm ở một công ty marketing, Mỹ.

Là sinh viên năm 2 ngành Marketing và Business Economics tại ĐH Cincinnati (bang Ohio, Mỹ) với điểm trung bình luôn gần ngưỡng tuyệt đối, Đinh Nhật Hà đang trong kỳ thực tập của mình tại một công ty marketing cho các văn phòng luật. Hà hiện thực hóa giấc mơ du học năm lớp 11 của mình bằng chứng chỉ IELTS 7,0/9,0, SAT 1850/2400 giữa ngổn ngang các bài kiểm tra cuối cấp THPT.

Hà chia sẻ khó khăn lớn nhất thời gian đầu là sắp xếp thời gian học thi tín chỉ và học thi trên lớp. Vừa học thêm các môn trên lớp, vừa luyện các kỳ thi chuẩn hóa, nhiều lúc Hà muốn bỏ cuộc. ‘Mấy lần stress quá, mình chạy ‘trốn’ ở sân chung cư gần nhà, hít khí trời, làm bài xong rồi về’, Hà nói thêm.

Đinh Việt Hà
Đinh Việt Hà

Nỗ lực được đền đáp, Hà trở thành sinh viên ĐH Cincinnati với học bổng Outreach trị giá 12.000 USD/năm (duy trì trong 4 năm) và một học bổng chuyên ngành 2.000 USD/năm. Tiếp tục tạo ra dấu ấn, Hà ứng cử và được chọn làm đại diện sinh viên quốc tế sau nhiều vòng thi. “Do có kinh nghiệm khi hoạt động ở VietAbroader, làm việc với nhiều du học sinh nên việc ứng tuyển với mình khá thuận lợi”, Hà nói.

Có thể tự chi trả một học kỳ

Sau khi được nhận vào một công ty marketing với mức lương 1.600 USD/tháng (gần 40 triệu đồng), Đinh Nhật Hà chia sẻ đã có thể tự chi trả tiền học phí, cũng như sinh hoạt phí học kỳ 4 tại ĐH Cincinnati, Ohio, Mỹ. Tại đây, Hà được làm các công việc như nhân viên phân tích marketing thực sự.

Đầu tháng, Hà sẽ làm báo cáo số liệu cho các công ty về mức độ tiếp cận của khách hàng với trang web của họ. Từ đó, Hà sẽ phân tích những việc cần làm và kết hợp với các nhóm thiết kế, nội dung để phát triển website khách hàng. Ngoài ra, bạn còn được góp ý vào các dự án, thậm chí là ‘chạy’ chương trình của riêng mình (quản lý dự án, chọn cộng sự) nếu có ý tưởng tốt.

Đinh Nhật Hà cùng bạn bè
Đinh Nhật Hà cùng bạn bè

Cô bạn chia sẻ không quá khó để được nhận vào công ty, mặc dù vòng tuyển chọn khá dày đặc và khiến bạn bị stress. Đặc biệt là vòng phỏng vấn nhóm 30 phút với các ứng cử viên khác và CEO công ty, và vòng kiểm tra tâm lý khách hàng.

Khó khăn đầu tiên khi được nhận vào công ty là… thi trượt chứng chỉ phân tích Google. May mắn là sau một tháng làm quen, ôn luyện, Hà cũng đỗ và thực hiện thành thạo các thao tác. Khó khăn tiếp theo là hòa nhập với công ty khi “chân ướt chân ráo” trên đất Mỹ được một năm. Những lần đồng nghiệp nói về thể thao Mỹ hay kể chuyện cười, Hà gần như im lặng. “Cũng may là ngoài hai chủ đề đó, cái nào mình cũng tham gia được”, Hà tếu táo nói.

Với mức lương gần 2.000 USD/tháng, cùng với học bổng Outreach tại trường (12.000 USD/năm, duy trì trong 4 năm) và một học bổng nhỏ 2.000 USD/năm, Đinh Nhật Hà đã có thể tự chi trả các khoản tiền trong học kỳ 2 này, thậm chí dư ra một khoản nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Trở thành đại diện sinh viên quốc tế

“Là sinh viên quốc tế có ít lợi thế hơn các bạn bản xứ khi xin việc nên mình phải nỗ lực ‘gom’ thật nhiều kinh nghiệm và điểm nổi trội”, Hà nói.

Trong năm đầu tiên, Nhật Hà ‘lọt’ vào danh sách University Honors Program (UHP – Chương trình học danh dự) và Dean’s List GPA dành cho học sinh đạt điểm trung bình trên 3,5/4,0. Hà chia sẻ điểm trung bình năm nhất của bạn lần lượt là 3,765; 3,6 nhưng do ‘điểm như vậy còn hơi thấp’ nên bạn đã nỗ lực đạt 3,889/4,0 trong học kỳ vừa rồi.

Đăng ký vào UHP, Hà được chọn lớp sớm hơn, học các lớp dành riêng cho học sinh danh dự, có lợi thế về giảng viên giỏi và số lượng sinh viên dự thính ít, chất lượng. Ngoài ra, tất cả các học sinh trong UHP đều phải tạo portfolio.

Cũng trong năm nhất, Nhật Hà ứng tuyển và trở thành đại diện sinh viên quốc tế (thuộc Ban tuyển sinh) tại trường. Nhiệm vụ của bạn là tư vấn các bạn khu vực Đông Nam Á về quá trình nộp đơn, học bổng, giúp kết nối với anh chị đang học ngành muốn đăng ký học,…

Công việc đầu tiên khi trở thành người đại diện là… ngồi ở sân bay, đón sinh viên mới. Hà cho biết công việc này khá thú vị vì được truy cập vào hệ thống cập nhật giờ bay của sân bay và “sau này gặp trong trường cũng hay ‘tay bắt mặt mừng’ vì từng hỗ trợ nhau khi mới đến Mỹ”.

Khi được hỏi, liệu con đường du học và làm thêm trên đất Mỹ của bạn có “trải đầy hoa hồng” quá không, Hà nói: “Mình không thích nói về những nỗ lực, mình chọn nói về kết quả. Nhìn có vẻ như mình dễ dàng có mọi thứ nhưng thực ra mình đã vượt quá rất nhiều khó khăn và còn tiếp tục cuộc hành trình trên đất nước xa xôi này”.

Nguồn: Thanh Niên Online

Được mất khi du học sinh yêu “Tây”

Việc yêu “Tây” thường được ngưỡng mộ bởi của những người xung quanh, tuy nhiên những người trong cuộc có rất nhiều tâm sự mà không phải ai cũng biết.

Hãy điểm qua những điểm mất và được khi du học sinh có nửa kia là người nước ngoài nhé!

Bình đẳng trong tình yêu

Có một điều phải công nhận rằng đa số giới trẻ nước ngoài không chỉ bình đẳng trong cuộc sống mà còn cả trong tình yêu nữa. Họ không đòi hỏi một cuộc tình ai là người chủ động, ngày kỷ niệm ai mua hoa tặng quà.

duoc-mat-khi-du-hoc-sinh-yeu-tay-1

Hay con gái thì phải biết nấu ăn, con trai thì phải biết sửa xe đạp… Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, vì vậy hẹn hò với sinh viên nước ngoài với tư tưởng phóng khoáng chính là điểm tựa cho bạn cảm thấy tự tin để hoàn thiện bản thân.
Bình đẳng trong tình yêu từ những điều nhỏ nhặt nhất, như cùng nhau chuẩn bị bữa ăn.

Sòng phẳng tiền nong

Sòng phẳng không hề có nghĩa là chi li tiết kiệm, hóa đơn cho bữa ăn nào hay món đồ chung cũng phải cộng gộp chia đôi chính xác từng đồng. Sòng phẳng đôi khi là anh ấy chủ động trả tiền bữa này, bữa sau bạn hãy chủ động thanh toán nhé.

duoc-mat-khi-du-hoc-sinh-yeu-tay-2

Hay chỉ đơn giản là cả hai cùng tặng nhau những món quà bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa dành cho nhau vào những dịp đặc biệt. Hơn nữa, tính sòng phẳng đi kèm với sự ga lăng khiến những cuộc hẹn hò với người nước ngoài tuyệt đối không xuất hiện tình huống “chia tay đòi quà” như một vài trường hợp ở Việt Nam.

Lúc nào cũng như ngày mới yêu

Có lẽ do ảnh hưởng từ văn hóa và lối suy nghĩ của Đông Á, tình yêu đôi lứa ở Việt Nam đôi khi còn bao hàm cả “tình” – “nghĩa”. Trong đó với lối sống phóng khoáng và suy nghĩ cởi mở của phương Tây, tình yêu dựa trên tình cảm, và đôi khi bao gồm cả tình dục.

Nhưng trên hết, với họ một mối quan hệ được duy trì bởi hạnh phúc của hai bên nên những quyết định được đưa ra một cách dứt khoát. Một khi đã bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, họ sẽ hết lòng vì tình yêu và đặc biệt cố gắng hết mình để cả hai cảm thấy vui vẻ và sung sướng nhất.

duoc-mat-khi-du-hoc-sinh-yeu-tay-3

Rào cản ngôn ngữ

Ngôn ngữ tưởng chừng như không phải là vấn đề trong tình yêu, nhưng khi những bất đồng quan điểm giữa hai người xuất hiện, đó là lúc bạn nhận ra thật khó để giãi bày hết tâm tư bằng một thứ ngôn ngữ khác. Rào cản về ngôn ngữ đặc biệt được đẩy lên tới cao trào khi ngôn ngữ chung của hai người đều không phải là tiếng mẹ đẻ.

duoc-mat-khi-du-hoc-sinh-yeu-tay-4

Rào cản văn hóa

Thời gian đầu yêu nhau, sự khác biệt về văn hóa đôi khi là lại có sức hút mãnh liệt như hai thỏi nam châm ngược dấu vậy. Nhưng thời gian bên nhau càng dài, bạn và nửa kia sẽ ngày càng nhận ra những điểm khác nhau đến khó hiểu trong hành động, thái độ cũng như suy nghĩ của đối phương. Đây cũng là một trong những thử thách lớn nhất dành cho các cặp đôi này, quyết định chuyện hai người trong tương lai nên tiếp tục hay dừng lại.

Sự tham gia từ phía gia đình

Không phải gia đình nào ở Việt Nam cũng có lối suy nghĩ cởi mở để chấp thuận việc con cái có người yêu là người nước ngoài. Không hiếm những câu chuyện “dở khóc dở cười” khi cậu con trai đưa cô người yêu Tây ra mắt gia đình, kết cục lại nhận được sự phản đối và ánh mắt không hài lòng của phụ huynh. Những tình huống như vậy vô tình đẩy các bạn trẻ vào tình huống khó xử khi phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc gia đình hoặc người yêu.

Nguồn: Kênh 14

Du học sinh Việt dễ nhiễm tật xấu

0

Xa nhà, tiếp xúc với những điều mới mẻ, không còn gia đình luôn “giám sát” bên cạnh, lại đang đúng độ tuổi muốn trải nghiệm, nhiều bạn du học sinh Việt đã vướng vào những thói quen xấu xí không nên có và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hút thuốc và uống rượu

Du học xa nhà, nhiều bạn du học sinh mang trong mình tâm lý muốn thử những điều mới lạ, trong số đó có không ít bạn thử tập tành uống rượu, hút thuốc. Nguyên nhân cũng một phần do ở nước ngoài, sinh viên hút thuốc khá nhiều và có thói quen tổ chức tiệc tùng hàng tuần, nơi mà những đồ uống có cồn là một phần không thể thiếu.

du-hoc-sinh-viet-de-nhiem-tat-xau-1

Những cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi sống xa gia đình, cùng với việc thiếu sự “kèm cặp” chặt chẽ của ba mẹ như khi ở nhà cũng là một trong những nguyên nhân. Xa nhà, du học sinh Việt rất dễ nhiễm phải thói quen “đốt” thuốc của sinh viên nước ngoài.

Ăn uống không lành mạnh

Một thói quen khác có hại tới sức khỏe mà các du học sinh dễ mắc phải là ăn uống không điều độ, lạm dụng đồ ăn nhanh quá nhiều, hoặc bỏ bữa. Việc học ở nước ngoài khá bận rộn với những bài tập nhóm, bài tập cá nhân, đề luận và kiểm tra nối tiếp nhau khiến cho nhiều bạn du học sinh cảm thấy “chìm” trong những deadlines và thậm chí không có cả thời gian để nấu nướng.

Trong khi đó, McDonalds, BurgerKing, Subway thì có ở khắp mọi nơi, chỉ cần đi vài bước hoặc gọi một cuộc điện thoại là có đồ ăn ngay lập tức. Hệ quả tất yếu là các bạn dần trở nên phụ thuộc vào những đồ ăn nhanh được chế biến sẵn.

du-hoc-sinh-viet-de-nhiem-tat-xau-2

Vậy nhưng nếu cứ ăn đồ ăn nhanh thì chi phí phải bỏ ra là lớn hơn rất nhiều so với việc tự nấu nướng ở nhà, mà khi đi du học còn bao nhiêu chi phí phải lo khác nữa thì lấy đâu ra tiền? Thế là nhiều bạn quyết định bỏ luôn bữa, vừa tiết kiệm được tiền, vừa tiết kiệm được thời gian. Thói quen này rất không tốt, bởi nó tiềm ẩn những nguy cơ về các bệnh về đường tiêu hóa, béo phì, đau dạ dày…

Tuy tiện lợi nhưng các bạn du học sinh không nên lạm dụng đồ ăn nhanh, bởi đây là một thói quen rất có hại cho sức khỏe.

Gian lận trong thi cử

Một thói quen xấu nữa mà các bạn du học sinh cần chú ý để tránh mắc phải là gian lận trong thi cử. Nhiều bạn du học sinh từng chia sẻ rằng khi mới sang nước ngoài bắt đầu cuộc sống du học đã không thể bắt kịp được với bài giảng trên lớp cũng như làm quen với phương pháp học mới.

Trong khi đó các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ thì lại tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook, bởi vậy nhiều bạn đã quyết định nhờ cậy đến những dịch vụ này. Thậm chí ngay cả những bạn sinh viên giỏi, dưới áp lực của việc giữ học bổng cũng có lúc phải tìm đến việc gian lận trong các kỳ thi như một giải pháp.

Gian lận trong các kỳ thi là một thói quen du học sinh cần tránh.
Gian lận trong các kỳ thi là một thói quen du học sinh cần tránh.

Thế nhưng hãy nhớ rằng nếu bị bắt gặp hành vi gian lận trong kỳ thi, hình phạt mà trường đại học đưa ra cho bạn có thể sẽ rất lớn, từ nhận điểm 0 cho đến bị buộc phải thôi học tại trường, thậm chí hành vi gian lận của bạn còn có thể bị ghi vào hồ sơ và bạn sẽ bị cấm đi học lại tại bất cứ cơ sở giáo dục nào thuộc quốc gia đó trong vòng một vài năm học.

Khả năng bạn gian lận “trót lọt” trong các kỳ thi ở nước ngoài cũng không phải dễ, bởi các trường đại học đều rất coi trọng vấn đề này và thường sử dụng những thiết bị công nghệ như máy quay giám sát, máy dò kim loại phát hiện tín hiệu của thiết bị điện tử… để đảm bảo tính công bằng cao nhất cho kỳ thi.

Giao du với bạn xấu

Những buổi tiệc tùng cũng là cơ hội để bạn gặp gỡ và làm quen với những người bạn mới, tuy nhiên bạn cần thận trọng trong việc kết bạn, nhất là với những người bạn gặp mặt ở quán bar, câu lạc bộ đêm. Bởi không loại trừ khả năng người bạn gặp lại chính là những “con nghiện” tiệc tùng chính hiệu và hoàn toàn không quan tâm gì đến việc học hay làm việc nghiêm túc mà chỉ thích “quẩy”.

du-hoc-sinh-viet-de-nhiem-tat-xau-4

“Gần mực thì đen”, kết giao với những người bạn này trong thời gian dài có thể cũng sẽ khiến bạn xao lãng việc học tập trên trường, hoặc tiệc tùng đến tận khuya, dẫn đến việc bỏ lớp hoặc ngủ gật trong giờ học ngày hôm sau. Tất nhiên thỉnh thoảng vui vẻ một chút thì không hề gì, nhưng nếu kéo dài như vậy thì không hay chút nào, vừa ảnh hưởng đến kết quả học tập, vừa tổn hại sức khỏe.

Nguồn: Kênh 14

Tại sao du học sinh “mê” Berline

0

Berlin liên tục thay đổi dáng vẻ của nó. Cũng có lẽ, đây chính là nguyên nhân khiến Berlin trở thành một nơi thu hút rất nhiều du học sinh.

Berlin được biết đến là thủ đô, trung tâm Chính trị, Văn hóa, Khoa học của Đức, và là thành phố lớn 02 trong liên minh châu Âu, sau London.

Berlin có thể chạm tới bầu trời

“Fernsehturm” (Television Town) hay còn gọi là tháp truyền hình, với độ cao là 368m, là kiến trúc cao nhất của Đức tính tới thời điểm hiện nay, được coi là biểu tượng cho sự hòa bình của quốc gia này. Với điều kiện thời tiết đẹp, quang đãng, từ trên đỉnh tháp có thể hiển thị tầm nhìn lên tới 40km. Phía dưới là các nhà hàng, khu vui chơi và trung tâm mua sắm.

Tháp truyền hình Berlin trong một buổi hoàng hôn.
Tháp truyền hình Berlin trong một buổi hoàng hôn.

Berlin – nơi hạnh phúc

Năm 1989, khi bức tường thành Berlin sụp đổ, các nghệ sỹ từ khắp nơi trên thế giới đã vẽ trên bức tường chắn này. “The East-Side-Gallery” là phần còn sót lại của bức tường Berlin sau khi bị phá, và đây cũng là bức tường nghệ thuật ngoài trời dài nhất thế giới. Những bức tranh này được vẽ một cách tự nhiên, thể hiện niềm vui sướng, hồ hởi của người dân Đức nói chung và người Berlin nói riêng sau khi bức tường thành này đổ.

Tường thành Berlin ngày nay.
Tường thành Berlin ngày nay.

Di sản văn hóa thế giới

Một “hòn đảo nhỏ” với 05 bảo tàng, được bao quanh bởi dòng sông Spree, “Museumsinsel” hay được gọi là “Đảo bảo tàng” này đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới, từ bức tượng bán thân của Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti tới lăng mộ cổ của thành phố Pergamon, Hy Lạp.

Berlin thực sự tự hào khi có 175 bảo tàng trưng bày tất cả các sản phẩm, và 300 bảo tàng nghệ thuật. Vì vậy, đến thăm nơi đây sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Đảo bảo tàng Berlin.
Đảo bảo tàng Berlin.

Berlin là một nơi có nền văn hóa đa dạng

Phổ biến khắp thế giới với những màu sắc phong phú cùng niềm say mê với cuộc sống, Berlin đã thể hiện những gam màu rực rỡ này qua Lễ hội Văn hóa Carnival (Carnival of Cultures). Berlin thường được người dân các nước gọi đây là “quê hương” của họ, bởi có lẽ, tất cả đã hòa quyện vào nhau, tạo nên những kỷ niệm, tạo nên những “quê hương” qua các “bữa tiệc đường phố”.

Lễ hội Văn hóa Carnival tại Berlin năm 2011.
Lễ hội Văn hóa Carnival tại Berlin năm 2011.

Nơi hội tụ của những kiến trúc

Kể từ khi thống nhất năm 1990, “cần cẩu xây dựng của Đức không hề biết dừng”. Tòa nhà tại quảng trường Potsdamer (Potsdamer Platz) được xây dựng lại, tòa nhà Quốc hội Reichstag được bổ sung mái vòm và chính phủ cũng được xây dựng. Hiện tại, Cung điện Thành phố (The City Palace) đang được thi công và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Tòa nhà tại quảng trường Postdamer.
Tòa nhà tại quảng trường Postdamer.

Nơi hội tụ những ngôi sao

Liên hoan phim Berlin được tổ chức vào tháng 02 hàng năm. Từ năm 1951, liên hoan phim Berlin, hay còn được gọi với cái tên Belinale, là một trong những sự kiện lớn hàng đầu và lôi cuốn hàng nghìn ngôi sao điện ảnh trên thế giới.

James Franco tại liên hoan phim Berlin 2015.
James Franco tại liên hoan phim Berlin 2015.

Berlin – nơi chứa đựng ký ức

“The Holocaust Memorial”, đài tưởng niệm người Do Thái bao gồm 2.711 khối mộ để tưởng nhớ tới hơn 06 triệu người Do Thái bị giết hại bởi Đức Quốc xã. Đây là đài tưởng niệm lớn nhất tại Berlin. Ngoài ra còn có những đài tưởng niệm quân Đồng minh vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, những người thiệt mạng khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin và những anh hùng không vận của Berlin.

Đài tưởng niệm người Do Thái tại Berlin.
Đài tưởng niệm người Do Thái tại Berlin.

Thành phố xanh

Với hơn 2.500 công viên, Berlin được coi là một “thành phố xanh” nổi tiếng trên thế giới. Gần đây, Berlin được báo New York Times nhắc tới với tên gọi “Prinzessinnengarten” (tạm dịch: Khu vườn nhỏ của các nàng công chúa) với hình ảnh một không gian xanh thoáng đãng, đáng yêu nhất Berlin.

Khu đất hoang cũ tại quận Kreuzberg đã biến thành một nông trại rộng lớn với hơn 500 loại rau. Chúng được trồng và chăm sóc bởi hàng trăm tình nguyện viên địa phương. Đây là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.

Prinzessinnengarten tại Berlin.
Prinzessinnengarten tại Berlin.

Cuộc sống về đêm tại Berlin

“Cuộc sống về đêm” tại Berlin được biết đến như một trong những điểm thú vị nhất thế giới. Nơi đây hội tụ “đủ vị” âm nhạc từ rock, hiphop… Một số DJ nổi tiếng thế giới thường biểu diễn tại các club, chẳng hạn như Berghain hay Watergate.

Nhiều người đến Berlin chỉ để trải nghiệm những hoạt động này. Họ thường bay đến thành phố này vào tối thứ 6, và họ có thêm 2 ngày nữa ở đây cho tới cuối tuần.

Một trong số những hoạt động thú vị ban đêm tại Berlin.
Một trong số những hoạt động thú vị ban đêm tại Berlin.

Trái tim nồng ấm được che giấu bởi vẻ bên ngoài lạnh lùng

Hiện nay, Berlin có khoảng 100.000 chú chó. Người Berlin thường được biết đến “trong nóng ngoài lạnh”. Khi bạn nói chuyện với họ, bạn sẽ thấy được điều này rất rõ. Họ không ngừng đề cập đến vật nuôi của họ trong khi bản thân họ thì không hề nhắc tới.

tai-sao-du-hoc-sinh-me-berline-10

Thay vì sự thân thiện, họ được biết đến với một chút gì đó lỗ mãng, khiếm nhã, với những cái tên không mấy hay ho như Berliner schnauze hay Berlin snout. Nhưng vẻ ngoài lạnh lùng và những lời nói ấy lại che giấu một trái tim lớn.

Nguồn: Kênh 14

Top 10 trường đại học “giá rẻ” tại Úc

0

Xứ sở Kangaroo có chất lượng giáo dục cao, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, trong khi phí sinh hoạt hợp lý đã thu hút nhiều du học sinh Việt.

Đặc biệt, sinh viên còn có cơ hội ở lại làm việc và định cư tại Úc sau khi tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ. Hiện nay, theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, số lượng sinh viên Việt Nam đang theo học tại Úc là cao nhất với hơn 25.000 người. Sau đây là danh sách các trường đại học uy tín chi phí thấp tại Úc.

Học viện Kinh doanh và Công nghệ Kent

Học viện Kinh doanh và Công nghệ Kent được thành lập vào tháng 10 năm 1989, tọa lạc ở Sydney. Kent là một cơ sở đào tạo được sự công nhận bởi Hội đồng Giáo dục và Đào tạo Úc, chương trình được đánh giá và kiểm định theo hệ thống quản lý chất lượng đào tạo (AQTF) của Chính phủ Úc.

— Học phí

Cao đẳng: > 5.000 AUD/khóa.

Cử nhân: > 35.000 AUD/khóa.

top-10-truong-dai-hoc-gia-re-tai-uc-1

Học viện Holmes

Học viện Holmes nổi tiếng với các chương trình đào tạo tiếng Anh, Phổ thông, Cao đẳng, Đại học và Thạc sỹ cho các chuyên ngành như Kế toán, Marketing, Thương mại Quốc tế, Du lịch & Lữ hành, Quản lý Nhà hàng – Khách sạn, Nấu ăn, Công nghệ Thông tin, Thương mại, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA).

— Học phí

Cử nhân: > 16.400 AUD/năm.

Thạc sỹ: 17.000 – 20.000AUD/năm.

Học viện Holmes.
Học viện Holmes.

Đại học James Cook Brisbane

JCU là Top 4% trường đại học hàng đầu của thế giới (theo bảng xếp hạng đánh giá các trường đại học của Shanghai Jiao Tong) và xếp hạng 05 sao về chất lượng và kinh nghiệm đào tạo do tạp chí The Good Universities Guide 2010 bình chọn.

— Học phí

Cao đẳng Kinh doanh: >14.000 AUD/năm.

Chương trình Dự bị Thạc sỹ: >11.000 AUD/năm.

Đại học: > 21.000 AUD/năm.

Thạc sỹ: >22.000 AUD/năm.

 

Đại học James Cook Brisbane.
Đại học James Cook Brisbane.

Đại học Victoria

Đại học Victoria (VU) là một trường đại học năng động, đa văn hóa nằm tại Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victoria tại Úc. VU tự hào là một trong 05 trường duy nhất ở Úc đào tạo cả Dạy nghề, Đại học và Sau Đại học.

— Học phí

Đại học: 14.000 AUD – 18.000 AUD/năm.

Sau đại học: 18.000 AUD – 21.000 AUD/năm.

Đại học Victoria.
Đại học Victoria.

Đại học Charles Sturt

Đại học Charles Sturt (CSU) là một trong những trường Đại học Công lập lớn nhất tại Úc. Bằng cấp của trường được công nhận rộng rãi tại Úc và trên toàn thế giới.

— Học phí

Đại học: 42.240 AUD – 46.320 AUD/3 năm.

Thạc sỹ: 25.992 AUD – 34.656 AUD/2 năm.

Học bổng: 20% học phí năm đầu cho cả chương trình Cử nhân và Thạc sỹ.

Đại học Charles Sturt.
Đại học Charles Sturt.

Trường TAFE New South Wales

Trường TAFE NSW là hệ thống trường đào tạo nghề uy tín và chuyên nghiệp của chính phủ Úc. TAFE nổi tiếng vì các khoá tiếng Anh chất lượng cao; các khoá học chứng chỉ và cao đẳng với hơn 250 khoá học nghề được công nhận trên thế giới với các cấp bậc chứng chỉ; các chương trình liên thông lên đại học với hai văn bằng.

— Học phí

Cao đẳng: >12.740 AUD/năm.

Trên Cao đẳng: >15.280 AUD/năm.

Trường TAFE New South Wales
Trường TAFE New South Wales

Các trường Quản trị du lịch khách sạn

Hệ thống các trường đào tạo về Du lịch Khách sạn: Le Cordon Bleu, trường Blue Mountains International Hotel Management School, trường William Blue College, trường International College of Hotel Management (ICHM)… đều là các trường có mức học phí rẻ nhưng danh tiếng thuộc hàng đầu chuyên đào tạo về Quản trị Du lịch Khách sạn tại Úc. Ngoài ra khi học tập tại các trường này, sinh viên còn được giới thiệu việc làm ở các công ty lớn và thực tập ngay trong khuôn viên trường.

Le Cordon Bleu.
Le Cordon Bleu.
Trường Blue Mountains International Hotel Management School.
Trường Blue Mountains International Hotel Management School.

Đến với Úc bạn không chỉ cảm nhận được môi trường học tập lý tưởng mà còn có cơ hội trải nghiệm bản thân với bao điều thú vị. Đừng ngừng ngại nữa hãy xách ba lô lên và đi thôi.

Nguồn: Kênh 14

Bí quyết dư dả khi du học

0

Đi học xa nhà không còn gia đình bạn bè bên cạnh nên việc chi tiêu hàng ngày được các bạn du học sinh tính toán rất kỹ để có được một cuộc sống ổn định. 

Để tránh gây tổn thất tiền gửi ngân hàng, tránh nợ nần không cần thiết, hoặc chỉ đơn giản là tránh lãng phí tiền bạc, ngoài những chia sẻ trên, dưới đây là một số điều cần cân nhắc cho các du học sinh về việc quản lý tài chính khi đi xa nhà.

Báo cho ngân hàng biết

Ngay khi bạn quyết định du học nước ngoài, hãy gọi điện thoại hoặc đi đến chi nhánh ngân hàng địa phương hỏi họ làm cách nào để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tìm hiểu xem họ có bất kỳ chi nhánh địa phương hoặc liên kết nào ở nơi bạn sẽ cư trú hay không, và những tính năng ngân hàng nào bạn có thể truy cập được tại địa phương đó.

Xác định xem phí ATM hoặc thẻ tín dụng nào sử dụng được, và liệu họ có bất kỳ ưu đãi nào để trang trải những chi phí đó hay không. Thậm chí, ngân hàng hoặc các liên hiệp tín dụng có thể cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ với mức giá thấp hơn nhiều so với khi bạn đang ở một quốc gia khác.

Piggy bank with young man worrying in background
Piggy bank with young man worrying in background

Nếu lệ phí ngân hàng hiện tại có vẻ cao, hãy gọi đến các liên hiệp tín dụng địa phương và các ngân hàng lớn khác để đối chiếu mức giá; các dịch vụ và lệ phí mà ngân hàng quốc tế tính sẽ khác xa nhau, đáng để bạn phải để mắt đến. Ngoài ra, thông báo cho các tổ chức thẻ tín dụng về kế hoạch ra nước ngoài của bạn, cũng như tìm hiểu loại phí nào họ sẽ yêu cầu.

Tìm một chiếc điện thoại thông minh vừa phải

Nếu không có một chiếc điện thoại quốc tế, thì có thể bạn sẽ phải tìm một điện thoại di động mới và nhà cung cấp dịch vụ mới trên đất khách. Thậm chí nếu bạn có một chiếc điện thoại quốc tế, bạn có thể được mức giá tốt hơn do các nhà mạng địa phương cung cấp, do đó hãy hỏi các sinh viên đã từng đi nước ngoài trước kia để cho lời khuyên.
Điện thoại thông minh giúp cải thiện kinh nghiệm sống ở nước ngoài của bạn đấy, như là bạn sẽ truy cập liên tục để theo dõi đơn mua hàng và xem số dư tài khoản của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải các ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra tỷ giá hối đoái, ngân hàng hoặc ATM, và thậm chí giúp giao dịch khi bạn ra ngoài mua sắm.

Tìm hiểu cách đem theo tiền mặt bên mình một cách an toàn

Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, máy ATM và đầu đọc thẻ tín dụng rất ít và hiếm, do đó bạn sẽ phải làm quen với việc mang theo tiền mặt một cách an toàn. Đeo túi tiền ngang thắt lưng; nó kín đáo, và cũng là nơi dễ nhớ khi cất tiền mặt và thẻ.

Khi đến nơi, hãy tìm một ngân hàng địa phương để đổi tiền mặt đủ cho chuyến đi của bạn, ăn uống và tìm một nơi nghỉ ngơi trong vài ngày, chỉ trong trường hợp có nhu cầu.

Nếu bạn không muốn đeo túi tiền ngay thắt lưng vì trông kỳ cục, thì hãy từ bỏ thói quen để tiền mặt hoặc thẻ ở túi sau hoặc trong áo khoác – từ trước đến giờ, đó là mục tiêu dễ dàng nhất cho bọn móc túi.

Luôn luôn để tiền ở túi quần trước. Ngoài ra, nếu bạn đi đến một khu vực có nhiều bọn tội phạm bạo lực, thì lúc nào cũng phải mang theo ít tiền lẻ bên mình – để phòng khi bạn bị cướp, nếu không có gì để giao nộp cho bọn chúng, bạn có thể sẽ bị tấn công.

Lưu tâm đến tài chính gia đình

Khi bạn ra nước ngoài, điều quan trọng hàng đầu là vấn đề tài chính; không chỉ số tiền chi tiêu khi xa nhà, mà còn khoản tiền ở nhà nữa. Để tránh đau đầu khi trở về nước, hãy lập hóa đơn trả tiền trực tuyến như hợp đồng lưu trữ và dài hạn.

Công cụ miễn phí từ ngân hàng sẽ cho phép bạn theo dõi chi tiêu ở nước ngoài, cũng như quản lý các tài khoản tiết kiệm, tiền đầu tư, hoặc thẻ tín dụng khi bạn vắng nhà.

Hơn nữa, kiểm tra công cụ quản lý tiền của bên thứ ba – công cụ cung cấp một số đầu vào chất lượng, bao gồm phát hành tiền trong tài khoản có lợi ích cao nếu bạn xa nhà trong một thời gian dài, hoặc kiểm tra các phương thức giúp bạn dễ dàng tiếp cận số tiền của mình lúc khẩn cấp.

Sớm tìm kiếm các ngân hàng địa phương

Quan trọng nhất, là hãy tiếp tục tìm kiếm. Không chỉ du học nói chung, mà còn về đất khách và những chi tiết cụ thể có liên quan đến không chỉ hải quan địa phương, mà còn cách sống thế nào để có thể xử lý tốt nhất các vấn đề tiền bạc khi bạn cư trú ở đó.

Nhiều quốc gia có các ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản du học trong suốt thời gian lưu trú, kết hợp với một khoản tiền gửi tối thiểu, cũng cung cấp dịch vụ địa phương, chi phí thấp, và nhiều lợi ích khác bổ ích dành cho bạn – một người khách.

bi-quyet-du-da-khi-du-hoc-3

Tìm hiểu xem ở nơi bạn sống, bạn có thể truy cập nhiều vào các tính năng di động, trực tuyến đã đề cập ở trên hay không, và tìm giải pháp thay thế khi cần.

Patricia Shuler là tác giả Mobile Moo từ Oakland, California. Cô ấy là một người nghiện kỹ thuật đã được công nhận, là người đã nhanh chóng chia sẻ ý kiến trung thực của mình về tất cả mọi thứ liên quan đến điện tử tiêu dùng – bao gồm tin tức cập nhật liên tục, nhận xét của người dùng, và các ý kiến “cởi mở” về một loạt phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ, máy tính, và linh kiện thiết bị di động.

Đi làm thêm

Đi làm thêm giúp trang trải cuộc sống và học phí là rất tốt. Chắc chắn, ban tự lập được trong cuộc sống và học được rất nhiều thứ từ những công việc bạn làm. Nhưng hãy chú ý, cái bạn cần là “du học thành công” và cuối cùng là “sống tốt hơn, hạnh phúc hơn”. Do đó, bạn cần ưu tiên nhất là việc học tập và trải nghiệm điều mới mẻ bên cạnh việc làm thêm.

Phải nói vậy vì nhiều bạn đi làm thêm kiếm được tiền nên mải mê đi làm thêm mà để lỡ đi nhiều cơ hội. Hãy tưởng tượng thế này, bạn mải đi làm thêm và không đậu trường bạn muốn nên phải học tạm trường khác. Sau đó, bạn thi lại trường bạn muốn vào năm sau. Thế là chi phí đi thi, đi lại, chuyển nhà, tiền nhập học, … ngốn của bạn một khoản lớn nên cuối cùng bạn lại thiệt hại về tài chính.

Do đó, bạn cần khôn ngoan và đi làm thêm đủ thôi, nhưng đừng quá mức cần thiết. Sau này, bạn có bằng cấp, năng lực thì đi làm sẽ kiếm được tiền mà.

Ghi chép chi tiêu và học quản lý tài chính

Đi du học là cơ hội lớn để học về tiền bạc, vì bạn kiếm tiền và tiêu tiền. Bạn chi tiêu hợp lý thì bạn đi làm thêm ít và có nhiều thời gian cho học tập, vui chơi, trải nghiệm. Bạn chi tiêu không hợp lý thì phải đi làm thêm nhiều và mệt. Do đó, bạn nên ghi chép chi tiêu và quản lý dòng tiền, tức là học cách quản lý tài chính cá nhân.

Bạn phải tính xem đi thi lên cao hay chuyển nhà thì tốn bao nhiêu và cần tích lũy đủ số đó. Nếu không, bạn vay nợ và mất uy tín, hay lỡ cơ hội vì không đủ tiền đóng học phí.

Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Làm thêm ở Mỹ không khó

0

Bất cứ du học sinh đi du học cũng muốn có thêm một công việc nhưng không phải ai cũng biết cách tìm việc làm thêm ở trên đất Mỹ – quốc gia được du học sinh đánh giá là khó tìm việc làm thêm.

Đó cũng là băn khoăn của nhiều du học sinh, đặc biệt ở Mỹ. Dưới đây là mách nước kinh nghiệm tìm việc làm thêm khi đi du học ở Mỹ. Như việc làm trong khuôn viên của trường phải hoặc ở trong những tòa nhà của trường (bao gồm các cơ sở kinh doanh hoạt động trong khuôn viên của trường như nhà hàng hay tiệm bán sách) hoặc ở một nơi ngoài khuôn viên của trường nhưng sáp nhập vào trường về mặt giáo dục.

Tuy nhiên, du học sinh không thể nào làm việc cho một công ty ở ngoài hoạt động trong khuôn viên của trường nếu công ty đó không cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sinh viên. Thí dụ, một sinh viên có thể làm cho nhà hàng, nhưng không thể nào làm cho công ty xây dựng hoạt động trong khuôn viên của trường.

Vừa học vừa làm thêm giúp ích rất lớn cho du học sinh
Vừa học vừa làm thêm giúp ích rất lớn cho du học sinh

Công việc ngoài khuôn viên trường làm cho một tổ chức hay cơ quan sáp nhập với trường phải liên kết đến chương trình học của trường hay liên quan đến những dự án nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ. Việc làm phải là một phần của chương trình học.

Việc làm trong khuôn viên bị giới hạn 20 tiếng một tuần trong khóa học. Du học sinh được phép làm việc toàn thời gian trong những kỳ nghĩ lễ hay nghỉ hè. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) có quyền cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần nếu họ nghĩ là trường hợp khẩn cấp cho phép điều đó.

Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần, họ sẽ đăng thông báo trong Federal Register (tạm dịch là Sổ bộ liên bang). Tuy nhiên, du học sinh vẫn phải chứng minh với viên chức nhà trường có tar1ch nhiệm rằng việc làm là cấn thiết để tránh tình trạng khốn khó về kinh tế gây ra bởi tình trạng khẩn cấp. Viên chức nhà trường sẽ ghi chú trên mẫu I-20 theo đúng với thông báo trong Federal Register.

Du học sinh đã hoàn tất việc học sẽ không được làm việc trong khuôn viên nhà trường ngoại trừ nếu đã được chấp thuận trong chuyện xin làm việc trong chương trình đào tạo thực hành (Practical Training). Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng du học sinh có thể làm một công việc trong khuôn viên của trường nếu công việc đó không chiếm chỗ của thường dân Mỹ.

Tuy vậy, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) từ trước đến giờ vẫn luôn để nhà trường quyết định chuyện và chưa bao giờ ra thêm hướng dẫn giải thích cụ thể về vấn đề trên. Một vài bình luận gia cho là Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ can thiệp nếu có một người nào làm đơn khiếu nại hay than phiền, chẳng hạn như công đoàn. Tuy nhiên, nếu một công việc từ trước đến giờ luôn luôn dùng du học sinh thì công việc đó được xem như phù hợp với du học sinh với visa F-1 hay M-1.

Không khó khi tìm được công việc làm thêm tại Mỹ
Không khó khi tìm được công việc làm thêm tại Mỹ

Đối với một du học sinh đang chuyển trường, việc làm chỉ có thể được chấp thuận bởi trường học có quyền hạn trên hồ sơ SEVIS của du học sinh đó. Một du học sinh với visa F-1 lấn đầu không đươc làm việc quá 30 ngày trước khi khóa học bắt đầu.

Giống như các công ty khác, đại học bắt buộc phải kiểm chứng giấy phép đi làm trước khi thuê muớn một du học sinh cho công việc trong khuôn viên của trường.

Điều này có nghĩa là nhà trường phải tuân theo yêu cầu của mẫu đơn I-9 (Employment Eligibility Verification). Có một vấn đề là du học sinh được mướn có thẻ Social Security Number (SSN) hay không. Nhiều cơ quan, kể cả các trường đại học, yêu cầu nhân viên phải có thẻ Social Security Number (SSN).

Tuy nhiên, thẻ Social Security Number (SSN) không bắt buộc khi điền mẫu I-9. Do đó, một trường đại học có thể bỏ qua việc đòi hỏi một du học sinh được mướn phải có thẻ Social Security Number (SSN) nếu điều đó không ảnh hưởng đến công nhân Hoa Kỳ. Tuy vậy, du học sinh vẫn phải nộp giấy tờ để nhận dạng (như hộ chiếu) và để kiểm chứng giấy phép làm việc (như mẫu I-20 và I-94).

Đại học phải làm gì đối với một du học sinh chưa có thẻ Social Security Number (SSN). Nhà trường vẫn phải trừ thuế theo luật để trang trải chi phí về Social Security (an ninh xã hội).

Trong quá khứ, không có thẻ Social Security Number không phải là một vấn đề lớn vì chỉ trong một vài ngày là Social Security Administration (SSA) đã cấp số thẻ Social Security Number (SSA). Việc làm trong khuôn viên của trường là một lý do chính đáng để xin thẻ Social Security Number (SSN).

Tuy nhiên, kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Social Security Administration (SSA) kiểm chứng giấy tờ và qui chế di trú với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ trước khi cấp số thẻ Social Security Number.

Social Security Administration cũng kiểm chứng với trường xem du học sinh có đăng ký học toàn thời gian hay không và có được phép làm việc trong khuôn viên nhà trường hay không. Những thủ tục này khiến một du học sinh phải chờ đợi nhiều tuần lễ trước khi nhận được thẻ Social Security Number (SSN).

Nguồn: Giáo dục Việt Nam