Contents
1. Định nghĩa Graduate Registered Nurse (RN)
- Học xong tốt nghiệp ra trường đi làm luôn, ở đây có sự chuyển tiếp từ học sinh thành y tá chứ không bị ngắt quãng. Như vậy bạn sẽ không bị hao hụt kiến thức và kỹ năng.
- Bạn sẽ được làm việc và trải nghiệm ở nhiều khoa khác nhau ở bệnh viện vì có rotation, giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về nursing.
- Sau khi hoàn thành graduate year, có cơ hội ký tiếp hợp đồng với bệnh viện mình đang làm việc.
2. Graduate Nursing Program
- Graduate Nursing Program thường kéo dài 1 năm. Kết thúc chương trình, một là bạn kí tiếp hợp đồng làm việc với bệnh viện, hai là bạn phải xin việc ở bệnh viện khác. Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại không ký hợp đồng tiếp thì mình xin trả lời, có tiếp tục được ký hợp đồng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và biểu hiện của bạn trong năm vừa qua, hoặc khoa đó/bệnh viện đó có thiếu nhân lực không. Đa số public hospitals sẽ không giữ lại nhiều người vì họ có quá nhiều nhân lực, còn private hospitals thường sẽ ký hợp đồng với bạn nếu bạn tiếp tục muốn làm ở bệnh viện.
- Để đăng ký chương trình này, các bạn cần phải nộp hồ sơ từ năm 3 đại học, tức là trước khi các bạn tốt nghiệp. Lấy ví dụ, nếu bạn xin Graduate Nursing Program năm 2021, bạn cần phải đang học năm 3 2020 và chuẩn bị tốt nghiệp.
- Mỗi năm các bệnh viện thường có 2 intakes cho Graduate Nursing Program, bao gồm: February intake, July intake (mid-year intake).
Lưu ý: Tuy có 2 intakes nhưng thời gian nộp hồ sơ là giống nhau, chỉ là bạn có quyền chọn intake nào hay thôi.
3. Các bước xin việc Graduate Year
3.1. Tìm hiểu về bệnh viện
- Public hospitals: https://www2.health.vic.gov.au/hospitals-and-health-services/public-hospitals-victoria
- Private hospitals: https://www2.health.vic.gov.au/about/publications/policiesandguidelines/private-hospitals-list
3.2. Thi tiếng Anh
3.3. Chuẩn bị cover letter và Resume
- Thông tin cá nhân: họ tên, email, địa chỉ nhà, số điện thoại.
- Kinh nghiệm công việc (liệt kê những công việc liên quan hoặc không liên quan tới ngành y tế).
- Kinh nghiệm ở những khoa lúc thực tập y tá (may mắn nếu bạn toàn được thực tập ở những bệnh viện lớn hoặc chính là nơi bạn đang phỏng vấn).
- Kỹ năng (nên chèn việc bạn thông thạo bao nhiêu ngôn ngữ).
- Trình độ học vấn/ Các chứng chỉ bạn đang có (ví dụ bằng chăm sóc người già, chứng chỉ tiếng Anh).
- Công tác xã hội/ Hoạt động tình nguyện.
- Referees: ít nhất 2-3 người, đa số là những người giám sát bạn trong năm cuối đi thực tập.
- Expression of interest về ngành y tá.
- Background của bạn (năm chuẩn bị tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc, tình trạng visa).
- Hiểu biết về bệnh viện bạn muốn xin làm (nêu ra missions và values của bệnh viện). Phần này bạn lên website của bệnh viện đó và search ra nha.
- Chỉ ra compassions của bạn nếu trở thành y tá và sẽ đóng góp cho bệnh viện đó như thế nào.
3.4. Tìm hiểu về cách xin việc ở public hospitals thông qua “Computer Match” và private hospitals.
“Computer match” là một website chung cho public hospitals và phần nhỏ private hospitals tuyển các y tá mới ra trường. Public hospitals sẽ xài website này, mà cái này thì chỉ dành cho local students nên sinh viên nước ngoài như chúng mình tiếc hùi hụi vì không xin việc theo cách này được. Thường thì các bệnh viện sẽ cho bạn thông tin về việc tuyển dụng từ tầm tháng 4, đến tháng 6 sẽ bắt đầu mở Computer match.
Bạn sẽ được lựa chọn 4 bệnh viện mà bạn yêu thích và apply. Tầm giữa tháng 7 hệ thống sẽ đóng và bắt đầu quá trình phỏng vấn lúc này. Kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo tầm tháng 9 tháng 10. Tuy nhiên sinh viên nước ngoài vẫn có thể xin việc ở public hospitals cho graduate year khi bạn apply post computer match results, có nghĩa là bạn xin sau khi có kết quả của computer match, vì thường không phải bạn nào phỏng vấn thành công cũng chọn làm bệnh viện đó. Cho nên dẫn đến việc dư vài vị trí trống, đó là lúc bạn nhảy vô. thay vì bạn chờ đợi điều kỳ diệu thì hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện hay email cho graduate nurse coordinator ngay lập tức
Cách xin việc ở private hospitals thì đơn giản hơn xíu, việc bạn cần làm là:
- Tìm hiểu về bệnh viện mình muốn nộp.
- Đăng ký tài khoản với bệnh viện để nhận thông báo về việc làm.
- Đăng ký tài khoản với Seek, Indeed hoặc LinkedIn. Type “Graduate Nursing Program 2021” và nhận thông báo việc làm thông qua email khi có việc mới xuất hiện. Cá nhân mình thấy cách này rất hiệu quả mà không sót bệnh viện nào cả.
3.5. Phỏng vấn xin việc
3.6. Xin AHPRA registration
- Bạn nên apply AHPRA registration tầm 3 tuần trước khi bạn học xong/thực tập xong vì thời gian xét duyệt cỡ 3-5 tuần.
- Các hồ sơ bao gồm: academic transcript, letter of completion, English test (đầu ra cho y tá là IELTS 7.0 all bands/ PTE 65 all bands/ OET B all bands)
3.7. Xin ANMAC skill assessment (để xin visa 485)
- Để xin Skill Assessment (SA) thì các bạn phải có AHPRA registration trước. Thời gian xét duyệt SA cũng tầm 3-5 tuần.
- Các hồ sơ cần nộp cũng tương tự khi nộp AHPRA registration.
Không biết cho e xin địa chỉ mail hay là cách liên lạc với chị được không ạ. Tại e cũng có vào câu hỏi muốn hỏi ạ. Cảm ơn nhưng xthoong tin chị chia sẻ ạ
loại người đồng tính
[…] Quá trình trở thành y tá tại Úc (phần 2) […]
Hi chị
Em muốn hỏi 1 chút thông tin chưa rõ ạ
Em cám ơn chị!