Tấm lòng bao dung của người Việt xa xứ

0
623

Những tiệm nails chủ Việt hiến tặng hàng ngàn khẩu trang, bao tay và nhiều hơn thế nữa cho bệnh viện.

“Chống lại vi-rút là trách nhiệm của mỗi người chúng ta”, một trong những chủ tiệm trên cho hay.

Khi Huy Nguyen đóng tiệm nails của anh ấy ở Mobile, Alabama, 2 tuần trước khi đối phó với nạn đại dịch vi-rút Corona, anh ấy đã hiến tặng tất cả những dụng cụ bảo hộ trong kho của mình – vài trăm khẩu trang và tám hộp găng tay.

Nguyen, chủ tiệm Top Nails 2, không hề đơn độc. Một nhà thuốc của người Việt ở địa phương sau khi quảng cáo trên Facebook, hàng chục những chủ Việt khác ở Mobile đã cùng nhau đóng góp hơn 134,000 găng tay và 23,000 khẩu trang cho một bệnh viện gần đó. Nguyen sau đó đã gọi điện cho những người bạn là chủ của tiệm salon ở những thành phố khác và động viên họ làm những việc tương tự.

Những tiệm nails chủ Việt hiến tặng hàng ngàn khẩu trang, bao tay và nhiều hơn thế nữa cho bệnh viện.

“Chống lại vi-rút này là trách nhiệm của mỗi người chúng ta,” anh ấy nói với đài NBC Asian America. “Chúng tôi không làm việc trong lĩnh vực y khoa, vì vậy chúng tôi không thể chống lại vi-rút một cách trực tiếp nhưng chúng tôi muốn chia sẻ trách nhiệm của chúng tôi và chia sẻ những gì chúng tôi có cho cộng đồng.”

Sau khi những nhân viên chăm sóc sức khỏe cho hay việc thiếu hụt những trang thiết bị bảo hộ cá nhân, những chủ tiệm salon trên khắp đất nước, chiếm hàng tỉ đô la trong ngành làm nail ở nước Mỹ, đã hiến tặng những khẩu trang và găng tay bảo hộ – mọi thứ đều được khử trùng ở mỗi salon trước khi đưa đến bệnh viện trong cộng đồng của họ.

Like Nguyen ở Mobile, Lisa Nguyen và cha mẹ của cô ấy, chủ quầy nails Cowboys ở Plano, Texas, quyết định hiến tặng mọi thứ họ có trong kho – bao gồm 14 hộp khẩu trang N95 đến thành viên của những gia đình có người làm ở Trung tâm Y khoa Southwestern của Đại học Texas sau khi nghe tin những bác sĩ và y tá ở đó thiếu hụt đồ.

“Với những gì có được, chúng tôi chỉ hy vọng nó không những giúp những thành viên gia đình của chúng tôi mà còn cho những người đồng nghiệp của họ.” Nguyen cho hay.

Ở Brentwoos, Tennessee, người đồng sáng lập Zen Nails đã cố gắng hỗ trợ thêm một bước nữa. Họ không chỉ từ thiện những đồ dùng mà còn biến những salon làm nail của họ thành những xưởng nhỏ sản xuất khẩu trang và áo choàng cho bác sĩ.

Không cần phải lịch sự, những chiếc máy may được đặt trên những bàn làm nail và mỗi ngày, nhân viên của họ tình nguyện làm việc 9 tiếng đồng hồ để làm ra những thiết bị bảo hộ cá nhân cho những bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở địa phương.

Đồng sáng lập tiệm Salon Trang Nguyen, người đã làm y tá ca đêm vài năm rồi và cô ấy vẫn còn liên lạc với nhiều y tá khác.

“Khi tôi thấy họ nói rằng đang bị thiếu đồ, tôi thực sự rất muốn giúp,” cô ấy nói. “Những người này cần phải được bảo vệ trước khi họ chăm sóc cho bệnh nhân. Tôi nghĩ chúng tôi có thể làm khẩu trang và áo choàng bởi vì gia đình của tôi biết may.”

Những chủ tiệm salon trên khắp đất nước, chiếm hàng tỉ đô la trong ngành làm nail ở nước Mỹ, đã hiến tặng những khẩu trang và găng tay bảo hộ.

Nguyen đóng cửa tiệm Zen Nails một tuần trước khi chính phủ ra lệnh đóng những doanh nghiệp không thiết yếu vào ngày 02/04. Sau khi vệ sinh kỹ lưỡng, những nhân viên của họ bắt đầu quay trở lại làm. Những người chủ salon nails hiến tặng những máy may và quỹ để mua những nguyên vật liệu thô để làm ra những thiết bị bảo hộ cá nhân.

Trong tuần đầu tiên, họ đã sản xuất hơn 3,000 khẩu trang và những áo choàng xài một lần và tái sử dụng và đã được hiến tặng cho 3 bệnh viện địa phương: St. Thomas Medical Partners, Williamson Medical Center và HCA Healthcare.

Những nguyên vật liệu cụ thể như polypropylene và dây nhựa, ngày càng khó kiếm hơn nhưng cô ấy hy vọng vẫn tiếp tục sản xuất khẩu trang và áo choàng.

“Chúng tôi muốn trả ơn cho đất nước này và cộng đồng của chúng tôi,” cô ta cho hay.

Rosaline Chow, phó giáo sư chuyên ngành thái độ và nguyên lí có tổ chức tại Đại học Carnegie Mellon cho hay mạng lưới trên có thể giúp nhân rộng những hoạt động thiện nguyện.

“Người ta chủ yếu biết về những người tương tự như họ,” cô ấy nói. “Điều đó giải thích việc một khi bạn thấy một người chủ salon bắt đầu tổ chức một hoạt động gì đó, nhiều doanh nghiệp tương tự cũng có khuynh hướng đóng góp vô việc đó.”

“Với những chủ doanh nghiệp và người làm công sẵn sàng làm việc này và dâng tặng những đồ dùng của họ không cần biết họ sẽ được trả lại hay không là một bản thánh ca thật sự cho ý tốt của họ,” Chow cho hay.

Nguồn: NBC News