Úc: Sử dụng cần sa y tế đang gia tăng bất chấp những hạn chế ngặt nghèo

0
320

Vietucnews – Olivia Newton John, Lady Gaga, Whoopi Goldberg, Morgan Freeman hay Michael J. Fox chỉ là vài cái tên trong số nhiều nghệ sỹ hạng A đã công khai về việc sử dụng cần sa cho mục đích y tế. Với nước Úc, việc trồng cần sa cho mục đích nghiên cứu và y tế đã được hợp pháp hóa vào năm 2016.

Tuy nhiên, số liệu công bố vào tháng trước cho thấy rằng trong khi việc sử dụng cần sa y tế đang gia tăng ở Úc, việc tiếp cận loại chất này vẫn bị hạn chế rất nhiều.

“Có một số lợi ích sức khỏe khi sử dụng cần sa y tế,” chuyên gia về nghiện thuốc Mark Hardy nói.

“Những thứ như kiểm soát chứng động kinh nghiêm trọng, đau mãn tính, buồn nôn do hóa trị ở bệnh nhân ung thư, hay chăm sóc giảm nhẹ chỉ là một vài trong số rất nhiều lợi ích từ cần sa y tế”. 

“Cần sa y tế cũng là một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh đa xơ cứng, và những bệnh như rối loạn sức khỏe tâm thần, lo lắng và rối loạn tâm thần.”

“Những thứ như kiểm soát chứng động kinh nghiêm trọng, đau mãn tính, buồn nôn do hóa trị ở bệnh nhân ung thư, hay chăm sóc giảm nhẹ chỉ là một vài trong số rất nhiều lợi ích từ cần sa y tế”. 

Việc sử dụng cần sa y tế được kiểm soát rất chặt chẽ. Tính đến tháng 4 năm 2019, chỉ có 57 chuyên gia y tế ở Úc có đủ điều kiện để kê toa cần sa dược liệu.

“Cần sa y tế vẫn chưa được tiếp cận rộng rãi theo Chương trình Phúc lợi Dược phẩm (PBS) và nó cũng không được chấp thuận cho việc sử dụng theo toa không giới hạn ở Úc bởi bất kỳ bác sĩ nào”.

“Vì vậy, các dịch vụ dược phẩm của Úc cần cung cấp lý do cho nhu cầu dùng thuốc và nộp đơn xin tiếp cận đặc biệt.”

“Trong nghề y nói chung, quyền kê đơn thuốc bị hạn chế với một nhóm người nhất định,” Hardy nói.

“Trong nghề y nói chung, quyền kê đơn thuốc bị hạn chế với một nhóm người nhất định,” Hardy nói.

 “Họ sẽ không vội vàng kê một loại thuốc mà họ không chắc chắn về tác động lâu dài của việc sử dụng loại thuốc đó”.

“Chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang nghĩ về kết quả lâu dài – và tôi nghĩ đây là một trong những lý do khiến các bác sỹ không vội vã đưa nó vào sử dụng rộng rãi.”

“Có hơn 500 hợp chất cannabinoid trong một cây cần sa và chúng tôi chỉ nghiên cứu một số ít trong số chúng”, Hardy nói.

“Chúng tôi không chắc đó có phải là “viên thuốc vàng” hay không, nhưng sẽ có một số ứng dụng rất hữu ích của việc dùng cần sa y tế trong tương lai.”

Nguồn: 7news