Có lẽ nhiều bạn cũng nghe tới talent visa nhưng bỏ qua vì cứ nghĩ rằng talent gì mình, đợi 190 hoặc 491 thôi và cũng chính vì suy nghĩ đó mình đã phí mất mấy tháng. May mà nhờ có anh bạn cùng group tốt bụng động viên, dọa dẫm ép mình nộp nên mình mới có cơ hội để chia sẻ với mọi người cơ hội hiếm có để có PR siêu tốc với talent visa onshore 858 cho những bạn học tập, nghiên cứu, làm việc ở một trong 7 lĩnh vực kỹ thuật.
Sơ sơ case của mình thế này, và mình thấy nhiều case cũng thế nên đừng lo có gì cá biệt: Đầu năm bạn mình gọi bảo có cái visa mới này thuộc lĩnh vực mày nộp đi. Mình xem qua thấy nào là talent, nào là global reputed research, nào là mức lương phải từ 149k annually, mình ậm ừ cho qua chuyện. Sau đó mấy tháng sang Úc dự định chơi vài tuần, lại bị ông bạn msg, gọi điện hỏi nộp visa này chưa, trốn mãi không được đành nghe máy, mình bảo tao tuổi gì mà nộp, bị ăn chửi. Tính mình cả nể không muốn bị chửi lần nữa nên tặc lưỡi nộp GT contact form rồi gần như quên bẵng đi.
Chính xác 2 tuần nhận được invitation trong ngỡ ngàng, sau đó 2 ngày, lodge visa vào buổi chiều thì sáng hôm sau CO đã contact để yêu cầu book khám sức khỏe, cung cấp PC khi nhận được certificate của ATP ( lúc lodge mình mới chỉ kịp có receipt, LLTP2 mình mới hết hạn vẫn upload nhưng CO chả yêu cầu làm cái mới), cung cấp spouse functional english hoặc đóng tiền VAC2. Lúc này vợ mình chưa có chứng chỉ tiếng Anh nào cả nên học cấp tốc 2 tuần rồi thi IELTS computer-based ( PTE chưa mở). Do covid sau khi request khám sức khỏe, mất 2 tuần Bupa mới contact để khám. Sau khi có kết quả khám sức khỏe, mình email báo với CO vào buổi chiều là các request đã clear thì sáng hôm sau ngủ dậy nhận được grant luôn!
Đây là các lĩnh vực theo chương trình GTI: Ag Tech/ Space and Advance Manufactring/ FinTech/ Energy and Mining/ MedTech/ Cyber Security/ Qantum Information/ Advance Digital/ Data science and ICT.
(Chú ý: không nhất thiết phải chính xác làm đúng lĩnh vực, chỉ cần khéo léo lái vào một trong các lĩnh vực này, miễn là lĩnh vực của các bạn khá sát và có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ có bạn làm trong lĩnh vực thực phẩm, vi sinh vẫn được grant visa)
Điều kiện “tham khảo” theo link sau:
Ưu điểm của visa 858:
• Tiếng Anh chỉ cần đạt mức Functional
• Không cần skill assessment
• Thời gian invite, grant rất nhanh
• Không cần cúng tiền cho agent (vì bước khó nhất là lấy được invitation thì bạn làm hết rồi vì chỉ có mỗi bạn mới hiểu chính xác bạn là expert trong lĩnh vực nào và mô tả nó ra sao để sell yourself, thêm agent bấm mỗi nút submit thì chỉ làm tăng độ khó của game. Tuy nhiên với một số case đặc biệt như vẫn còn commitment với nơi cấp học bổng vì CO có thể yêu cầu no objection letter, hoặc sức khỏe dependent không được tốt, hay chồng onshore mà vợ đang offshore thì có thể cân nhắc)
Nếu mới đọc qua điều kiện visa này chắc ai cũng sẽ lè lưỡi lắc đầu mà bỏ qua. Tuy nhiên thực tế là điều kiện để đạt được không hề “khó” như trang này hù dọa.
Eligible với các bạn chuẩn bị có PhD, đã có PhD và thậm chí không cần có PhD.
Với các bạn chuẩn bị hoặc đã có PhD (kể cả đang thất nghiệp vẫn ok)
• Bài báo nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trên. Tối thiểu một bài quốc tế/ patent, kèm theo vài bài hội thảo, book chapters nếu có
• Có người đồng ý làm reference letter/nominator thuộc lĩnh vực trên ( chủ yếu prof/Sếp người Úc) và đang làm việc tại Úc.
Còn với các bạn không có PhD thì lấy gì bù đắp:
• Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho công ty lớn, đạt được mức lương tối thiểu 149k/năm
• Có người/tổ chức đồng ý làm reference letter/nominator thuộc lĩnh vực trên (chủ yếu prof/Sếp người Úc) và đang làm việc tại Úc.
Đừng do dự, EOI hoàn toàn free, chỉ cần điền form Global contact form( max 2 days suy nghĩ tỉa tót câu chữ): https://immi.homeaffairs.gov.au/help-support/departmental-forms/online-forms/global-talent-contact-form
Trong form đó bạn cần cung cấp thông tin bản thân, viết vài dòng mô tả thế mạnh của mình theo hướng lĩnh vực mình đăng ký và bạn khi đọc lại cũng cảm thấy rằng chính phủ Úc cũng đang cần những người như mình để phát triển, upload minh chứng, CV support thế mạnh của mình, cung cấp thông tin nominator Submit (sẽ không có acknowledgement ). Sau 2-4 tuần sẽ có outcome.
Nên dành chút thời gian đọc các bài viết liên quan đến visa này để thêm động lực và tự tin nhé các bạn: https://www.expatforum.com/expats/australia-expat-forum-expats-living-australia/1490564-global-talent-independent-program-subclass-124-858-query-eligibilty-137.html
Sau khi có invite, mọi thứ sẽ rất nhanh, nên chuẩn bị sẵn spouse của bạn có functional english thì bạn không mất 4,885$ tiền VAC2 sau khi lodge.
P/S1. Nếu ngành của bạn không thuộc một trong 7 lĩnh vực của GTI, 858 vẫn có một stream đặc biệt distinguished talent visa để nộp. Có điều visa này hơi risky vì bạn phải nộp tiền lodge visa và khám sức khỏe từ đầu, sau đó CO xử lý xem bạn có được hay không (cái này mình không biết rõ, chỉ hóng thôi vì có một vài bạn của mình đã nộp, chưa có outcome).
P/S2 – Về Nominators: Lúc log EOI các bạn chỉ cần điền thông tin về các Nominators, và tất nhiên phải xin ý kiến đồng ý của các Nominators trước. Tuy nhiên để thêm sức nặng cho EOI thì bạn có thể gửi kèm theo ref letter của Nominators. Khi được mời và các bạn lodge visa thì lúc đó bạn điền và submit form 1000 (Nomination form). Form 1000 là form mà các Nominators sẽ viết nội dung và kí tên, để mô tả về năng lực của bạn cũng như để giới thiệu chính họ là những người có vai vế, đủ uy tín để nominate bạn. Một chi tiết thú vị là bạn ấy và có những người khác đều được grant mà DHA không hề contact nominators luôn.
Việc điền form 1000 cũng rất đơn giản nếu các bạn có mối quan hệ tốt với các nominators. Vì khi đó bạn sẽ có thể soạn sẵn nội dung mô tả về bạn và các thành tích, phẩm chất của bạn, nominators họ sẽ xem và sẽ sửa theo ý họ nếu họ muốn. Còn phần giới thiệu về bản thân của các nominators thì hầu như họ không mất thời gian vì họ là những người đã có thành tích, hay tham gia hội nghị khoa học hoặc họ thường hay xin grant nên họ thường có sẵn luôn các đoạn viết giới thiệu chính họ rồi. Như vậy các bạn thấy form 1000 không hề là rào cản, không hề làm phiền các nominators lắm.
P/S 3 – về 1 số mục khai hồ sơ: Khi lodge hồ sơ có mục “to show ability to establish yourself in Australia”: mới đầu mình cũng hơi lúng túng, sau đó quyết định chỉ upload cái PhD Certificate – và vẫn được luôn, CO không hỏi gì.
Ngoài ra có mục khai mức lương hiện tại: mình bối rối 1 hồi rồi cứ khai luôn mức lương giảng viên ĐH hiện tại của mình ở Việt Nam, thấp tè dưới 10k/năm, CO cũng chẳng hỏi gì.
Mình cũng không nộp kèm các payslips hay HĐLĐ gì luôn. Cái này theo mình sẽ chỉ cần nếu các bạn apply theo diện tài năng professional, không phải academic.P/S 4 – Về kê khai các công trình nghiên cứu publications: mình không hề cần phải upload nguyên toàn bộ file pdf (trọn vẹn nội dung), bởi vì dung lượng cho phép upload ít quá (chỉ 5MB mỗi file), loay hoay nén file các kiểu không được thế là mình chỉ up trang đầu có tên mình thôi, và trang đầu đó có đủ tên, journals, abstract. Mình cũng không hề nêu đường link cho publication của mình để CO có thể click vào và xem online toàn bộ publications. Như vậy kể cả cái này cũng không hề khó như các bạn nghĩ, miễn là các bạn thực sự có các publications của chính mình.
Mình cũng không nộp kèm các payslips hay HĐLĐ gì luôn. Cái này theo mình sẽ chỉ cần nếu các bạn apply theo diện tài năng professional, không phải academic.P/S 4 – Về kê khai các công trình nghiên cứu publications: mình không hề cần phải upload nguyên toàn bộ file pdf (trọn vẹn nội dung), bởi vì dung lượng cho phép upload ít quá (chỉ 5MB mỗi file), loay hoay nén file các kiểu không được thế là mình chỉ up trang đầu có tên mình thôi, và trang đầu đó có đủ tên, journals, abstract. Mình cũng không hề nêu đường link cho publication của mình để CO có thể click vào và xem online toàn bộ publications. Như vậy kể cả cái này cũng không hề khó như các bạn nghĩ, miễn là các bạn thực sự có các publications của chính mình.
P/S 5. Về yêu cầu Tiếng Anh: Tiếng Anh ở mức functional, cả ứng viên và spouse.
Ví dụ về IELTS: “an International English Language Testing System (IELTS) average band score of at least 4.5 based on the four test components of speaking, reading, writing and listening. The test must be completed not more than 12 months before lodging the visa application or can be completed during visa application processing.”
Tức là điểm overall 4.5, mà có kỹ năng nào đó dưới 4.5 cũng vẫn được.
Yêu cầu về PTE là overall 3.0, cũng tương tự như vậy.
Ngoài ra các bạn không cần thi IELTS hay PTE nếu các bạn có ít nhất 1 năm học ở Úc (kể cả học bằng nghề trade TAFE, hoặc cao đẳng Diploma cũng được), hoặc nếu học ngoài Úc thì ít nhất 2 năm học chương trình nào đó bằng tiếng Anh.
Nguồn: Harry Huong The Nguyen-group ĐỊNH CƯ & CUỘC SỐNG ÚC
- Hội thảo trực tuyến: Định cư Úc diện Doanh Nhân Đối thoại với đại diện chính phủ tiểu bang New South Wales
- 4 lý do quyết định thời điểm vàng để nộp hồ sơ định cư Úc diện doanh nhân và nhà đầu tư?
- Những ngành nghề có nguy cơ bị loại ra khỏi danh sách định cư tay nghề Úc năm 2020