Vietucnews – Cuộc sống mỗi chúng ta đều có những khoảng khắc, ở đó chúng ta đối xử với người thân nghiêm khắc. Nhưng lời nói khó chịu, hành động không đúng có thể làm họ bị tổn thương. Và ngược lại, đôi khi chính chúng ta cũng cũng vô tình bị tổn thương bởi chính những người thân thiết.
Cho dù giữa người này với người kia đã có mỗi quan hệ thân thiết gắn bó. Nhưng mâu thuẫn không ít lần xảy ra. Để rồi, vợ làm tổn thương chồng, con làm cha mẹ buồn khổ, nhân viên làm mất lòng sếp. Có những đôi bạn thân thiết chỉ vì một lần đối xử với nhau không phù hợp mà chẳng nhìn mặt nhau nữa!
Tuy nhiên, mỗi mối quan hệ đều có một giá trị nào đó. Đặc biệt là quan hệ thân thiết, máu mủ ruột thịt giữa những người thân trong gia đình.
Contents
- Vì sao chúng ta lại đối xử tệ, khắt khe với những người mình yêu thương?
- Tại sao chúng ta không chấp nhận những đều chưa tốt?
- 3 cách để thay đổi cách đối xử với người thân yêu!
- Cách 1: tạm gạt người đó ra khỏi cuộc sống
- Cách 2: Dành thời gian ở bên người đó cùng với những người khác
- Các 3: xa nhau một thời gian, nếu cần thiết
Vì sao chúng ta lại đối xử tệ, khắt khe với những người mình yêu thương?
Để điều chỉnh được hành vi và phản ứng tích cực hơn, chúng ta cần biết nguyên nhân nào dẫn đến hành động này. Có người cho rằng, chính sự thân thiết, gắn bó đã dẫn đến tân lý coi thường. Nhưng có lẽ, nguyên nhân gốc rễ không xuất phát từ đó.
Thực chất đó là do sức chịu của con người đều có giới hạn. Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt và điểm chưa tốt. Khi ta sống với những khuyết điểm đó quá lâu, chắc chắn tâm lý khó chịu dần lấn chiếm tâm trí.
Chẳng hạn, khi sống cùng người thân, thói bừa bộn, không sạch sẽ khiến bạn không thoải mái. Còn với người lạ, chúng ta chỉ gặp gỡ họ khi cần bàn chuyện làm ăn, chúng ta không phải tiếp xúc hay sống cùng những mặt chưa tốt của họ. Một mối quan hệ gần gũi thì ngược lại. Những thứ vụn vặt, thói quen xấu, điểm không hài lòng tích tụ lâu dài sẽ dần dần trở thành một sự khó chịu một khi chúng đã vượt qua ngưỡng chịu đựng. Khi “giọt nước tràn ly”, những cảm xúc đó khiến ta đối xử tệ bạc với người thân ằng cả suy nghĩ và hành động.
Chưa hết, trong quan hệ xã hội, khi gặp người không tốt, chúng ta không dễ dàng đối xử tệ bạc lại với họ. Bởi vì phép lịch sự, vì quan hệ làm ăn, chúng ta phải kiểm chề hành vi. Và khi trở về nhà, cuộc sống lại thật ngột ngạt bởi những điều lặt vặt không tốt từ người thân. Đó là những khoảnh khắc chính chúng ta buồn bực nhất.
Tại sao chúng ta không chấp nhận những đều chưa tốt?
Thực tế, trong cuộc sống không có ai hoàn hảo. Nếu chúng ta cứ mai để bụng, chấp nhận những đều vụn vặt, khắt khe với người thân thiết, rạn nứt tình cảm không thể tránh khỏi.
Cách tốt nhất trong truờng hợp này chính là chấp nhận thực tế rối tìm ra giải pháp. Chúng ta thường có tâm lý chung so sánh cuộc sống của mình với người khác và cho rằng cuộc sống của họ thật hạnh phúc, đủ đầy. Nhưng cuộc sống của bất cứ ai cũng gặp phải nhiều vấn đề với người thân thiết. Điều quan trọng là cách chúng ta đối mặt và xử lý nó như thế nào.
Chắc chắn, sau mỗi lần đối xử tệ bạc, trách móc người thân yêu chúng ta lại tự dằn mặt, tự vấn bản thân. Đó là biểu hiện của tình cảm yêu thương mà ta dành cho họ. Vậy thay vì mắng mỏ, cãi cọ, chúng ta nên cư xử như thế nào để không làm tổn thương người khác?
3 cách để thay đổi cách đối xử với người thân yêu!
Cách 1: tạm gạt người đó ra khỏi cuộc sống
Có một quy luật không thể chối cãi rằng: con người sẽ cảm thấy trân trọng hơn khi mất đi một thứ gì đó. Nếu bạn thực sự muốn thay đổi hành vi, hãy đóng cửa phòng lại và thử tưởng tượng ra nếu cuộc sống của bạn không còn ngời đó nữa, bạn sẽ sống thế nào?
Chẳng hạn, khi không có người bạn đời ở bên, những khoảng trống xuất hiện. Bắt đầu từ sự trống vắng trong căn phòng ngủ, rồi sự lẻ loi bên bàn ăn, ngay cả khi xem tivi giải trí buổi tối cũng chỉ có mình ta. Hãy hình thành thói quen “tưởng tượng” này để biết trân trọng người thương yêu hơn.
Cách 2: Dành thời gian ở bên người đó cùng với những người khác
Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại những phiên bản khác biệt. Để phiên bản nào làm chủ cảm xúc, hành vi là do quyết định của mỗi chúng ta. Và con người thường có xu hướng cư xử nhã nhăn hơn với người khác khi có nhiều người xung quanh. Vì vậy những buổi tụ họp cũng là lúc để bạn có cảm nhận tốt hơ về người đó và về bản thân mình.
Các 3: xa nhau một thời gian, nếu cần thiết
Nếu hai cách trên vẫn chưa hiệu quả, bạn nên sử dụng cách này. Một cách đơn giản để thực hiện cách này là chuyến du lịch ngắn ngày. Du lịch một mình, cảm nhận những điều mới mẻ, tiếp xúc với những con người mới. Từ đó, bản thân trở nên vị tha hơn và có cái nhìn tích cực hơn về người thân yêu.
Đối xử với người thân quá khắt khe, với người lạ lại quá dễ dãi. Điều này còn tiếp tục trong cuộc sống của bạn, những giá trị tình cảm sẽ dần biết mất. Cư xử đúng mực với những người đáng trân quý nhất sẽ là điều chúng ta phải học hỏi không ngừng.
Nguồn Cafebiz.vn
- Tần Lê – CEO Emotiv: cô gái từng bị “xua đuổi” đến người phụ nữ đi đầu về công nghệ tại Úc!
- Tin nổi bật: cơ sở chăm sóc người cao tuổi được thuê lao động nước ngoài