Nếu visa du lịch hết hạn, bạn nên trở về nước vì bạn không thể sống bất hợp pháp ở Úc. Trong trường hợp vì dịch COVID-19 không có chuyến bay ở Úc, và bạn đang có ý định làm visa kết hôn, bạn có thể nộp visa kết hôn trên nước Úc. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng bạn chưa từng có visa hôn nhân bị từ chối trên nước Úc, và trên visa du lịch của bạn không có điều khoản 8503. Mặc dù có thể được nộp visa hôn nhân trên nước Úc, nhưng để được cấp visa, bạn phải đáp ứng được yêu cầu đặc biệt và yêu cầu này khá khắt khe.
Theo đại diện di trú Đào Nguyễn, Bộ Di Trú cho phép người sinh sống bất hợp pháp (bao gồm có visa bị từ chối hoặc bị huỷ ở Úc) có quyền nộp visa kết hôn tại nước Úc. Quyền hạn này nằm trong luật số 48 (Migration Act) và điều luật 2.12 (Migration Regulations) của đạo luật di trú Úc. Điều luật 48 này cho phép người sống bất hợp pháp (hoặc từng có visa bị hủy hoặc bị từ chối) nộp những visa nhất định nằm trong điều luật 2.12, và một trong số đó là visa hôn nhân.
Contents
- Visa du lịch đã hết hạn, vậy tôi có được đăng ký kết hôn ở Úc hay không?
- Quá trình xin visa kết hôn khi visa du lịch hết hạn có khó không?
- Lý do bắt buộc (compelling reasons) là gì thì sẽ được miễn điều khoản 3 (schedule 3)?
- Tôi có con với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?
- Nếu tôi KHÔNG có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?
Visa du lịch đã hết hạn, vậy tôi có được đăng ký kết hôn ở Úc hay không?
Bạn có thể đăng ký kết hôn tại Úc, miễn là bạn đang trong tình trạng độc thân và trên 18 tuổi.
Quá trình xin visa kết hôn khi visa du lịch hết hạn có khó không?
Chị Đào Nguyễn cho biết, mặc dù Bộ Nội Vụ chấp nhận việc nộp hồ sơ visa hôn nhân khi sống bất hợp pháp, nhưng quá trình này lại khá khó khăn và phức tạp. Bề ngoài nhìn có vẻ đơn giản, bởi vì Bộ Nội Vụ cho phép bạn đăng ký kết hôn, nộp visa kết hôn. Nhưng để ĐƯỢC CẤP VISA thì bạn phải đạt yêu cầu về ‘compelling reasons – lý do bắt buộc’ nằm trong điều khoản 3 (schedule 3) của luật di trú dành cho visa hôn nhân.
Nếu bạn không có compelling reasons, bạn nên về nước để nộp đơn visa kết hôn. Vì khi về nước nộp visa thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều khoản 3, không cần chứng minh lý do bắt buộc này.
Lý do bắt buộc (compelling reasons) là gì thì sẽ được miễn điều khoản 3 (schedule 3)?
Lý do bắt buộc ở đây có thể hiểu có thể nhà những việc xảy ra, trầm trọng đến mức bắt buộc bạn phải ở lại Úc và bạn không còn sự lựa chọn nào khác, ví dụ như có con là công dân Úc hoặc vợ chồng bị bệnh nặng..v…v.. Khi đưa ra lý do bắt buộc, Bộ Nội Vụ cũng sẽ xem xét các yếu tố khác, ví dụ như bạn có từng vi phạm điều kiện visa trước đó hay không, có cố tình tạo ra lý do bắt buộc không, và thời gian bạn ở quá hạn visa ở Úc.
Tôi có con với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?
Việc có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định bạn được cấp visa hay không. Có nhiều trường hợp có con nhưng Bộ Nội Vụ không chấp nhận đó là lý do bắt buộc, và từ chối visa của đương đơn. Bạn cần phải trình bày thêm các yếu tố mà cố vấn Đào Nguyễn trình bày ở trên.
Nếu tôi KHÔNG có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?
Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể xin miễn điều khoản 3 cho dù không có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc. Có những trường hợp đặc biệt không có con chung vẫn có thể xin miễn được điều khoản 3 này, ví dụ người bảo lãnh bị bệnh cần sự chăm sóc.
Nguồn DI TRÚ ĐÀO NGUYỄN
www.ditrudaonguyen.com
http://facebook.com/ditrudaonguyen
T: 02 8764 0518 – 0487 456 789
[…] giấu các tiền án có thể dẫn đến việc bị hủy bỏ hoặc từ chối cấp visa hoặc quốc […]
[…] hợp pháp. Trở thành người rơm ở Úc có thể vì những lý do như: visa bị hủy, hết hạn visa rồi trốn ở lậu… NHƯNG vì lý do gì thì tất cả đều có một hy vọng là […]
[…] bài này, trước hết, với mục đích chia sẻ hành trình lấy PR của mình và visa 491 của chị mình trong thời Cô Vi, sau đó là để ghi dấu lại kỉ niệm lại […]