Các vùng ngoại ô Sydney có nguy cơ bị nhiễm chì cao nhất

0
182

Vietucnews – Quận bến cảng Mosman, một phần của vùng ngoại ô phía Đông và dãy núi Xanh là một trong những khu vực bị ô nhiễm chì nặng nhất ở Sydney, theo như dữ liệu mới nhất được tiết lộ. Mức độ ô nhiễm của thành phố cảng còn vượt quá tình hình bên ngoài khu công nghiệp phía Tây.

Các chuyên gia cũng nêu lên mối lo ngại mới về những rủi ro khi người dân tiêu thụ rau và trứng trồng tại gia ở những khu vực bị nhiễm chì cao.

Mức chì cao có thể gây ra nhiều tác hại khó có thể cứu vãn ở trẻ em, khiến các em có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi, giảm khả năng chú ý và chỉ số IQ.

Lead contamination
Bản đồ mật độ khu dân cư có nồng độ chì vượt mức an toàn

Trẻ em còn là đối tượng có nguy cơ bị phơi nhiễm cao nếu hít phải bụi nhiễm chì trong nhà bằng đường miệng.

Chương trình VegeSafe của Đại học Macquarie đã lấy mẫu đất ở sân sau và bụi bên trong các hộ gia đình thuộc phạm vi Sydney trong nhiều năm qua. Hiện tại, họ đang hợp tác với các nhà nghiên cứu từ bảy quốc gia để ra mắt ‘Bản đồ Môi trường của tôi’ – Map My Environment, một công cụ tương tác cho phép mọi người kiểm tra mức độ chì, asen và kim loại nặng ở các vùng ngoại ô dựa trên hơn 15,000 mẫu thử.

Dữ liệu mới nhất cho thấy ô nhiễm chì phổ biến nhất ở phía Tây Sydney, với khoảng 60% mẫu thử vượt quá hướng dẫn an toàn trong khu vực nội thành. Đơn cử là Leichhardt, Sydenham, Petersham, Marrickville, Strathfield, Burwood và Ashfield.

Tuy nhiên, phần phía Bắc của vùng ngoại ô phía Đông Blue Mountains và Mosman cũng thuộc danh sách những nơi có mức ô nhiễm chì nặng với tỉ lệ số mẫu vượt quá giới hạn an toàn lần lượt là 31, 29 và 20%.

Các vùng ngoại ô có nguy cơ bị nhiễm chì cao nhất

Các hướng dẫn của Úc quy định mức độ chì an toàn trong các khu vườn dân cư là 300 miligam trên kg, với mức nền tự nhiên ở mức 20 đến 30 mg/kg.

Tiến sĩ Cynthia Isley, một nhà nghiên cứu từ Đại học Macquarie, cho biết họ vẫn khuyến khích mọi người làm vườn nhưng nên có các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như làm giường vườn, nhất là trong các khu vực bị ô nhiễm nặng.

Nên cởi giày khi vào nhà, có tấm thảm chùi chân ở cả bên ngoài và trong, lau ướt sàn nhà và nếu trong nhà  có những khu vực bị bong tróc sơn chì, người dân cần sửa lại ngay,” cô nói.

Thú cưng cũng là tác nhân thường gặp trong việc vận chuyển các chất gây ô nhiễm ngoài trời vào trong nhà.

Sử dụng xăng, sơn có chứa chì, cùng với một số mục đích công nghiệp là các tác nhân chính gây ra việc ô nhiễm chì.

Thử nghiệm trên gà được nuôi tại gia trên khắp Sydney trong những tháng gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề hấp thụ chì trong chuỗi thức ăn.

Thử nghiệm cho thấy nồng độ chất trong máu ở những con gà được nuôi là vô cùng cao, lên tới 65 microgam/đề-xi-lít.

Giáo sư Mark Taylor, một nhà khoa học môi trường thuộc Đại học Macquarie cho biết: “Chúng tôi chưa phân tích những quả trứng nhưng tôi biết rằng chì chắc chắn đã thấm vào trứng – điều chúng tôi cần tìm ra là nồng độ chì trong trứng ở mức bao nhiêu và liệu con số đó có đủ an toàn cho người dân tiêu thụ hay không“.

Một mô hình được thực hiện tại trường đại học cũng cho thấy những người ăn rau củ được trồng ở những vườn rau tại nhà thuộc những khu vực bị nhiễm chì cao cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Giáo sư Mark Taylor (bên phải) một nhà khoa học môi trường thuộc Đại học Macquarie

Giáo sư Taylor cho biết: “Chúng tôi đã mô hình hóa những rủi ro sức khỏe của người ăn bằng mô hình EPA Hoa Kỳ… Có khả năng lớn là các loại rau mọc ở những nơi bị ô nhiễm này chứa lượng chì vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm của Úc“.

 Nguồn: The Sydney Morning Herald

Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz