Vietucnews – Họ làm việc 12 giờ/ca để chiến đấu với những ngọn lửa đang thiêu rụi đất nước và không được trả lương. Thủ tướng Scott Morrison cảm kích nỗ lực của họ, song bác bỏ ý kiến trả lương cho lính cứu hỏa tình nguyện.
Thủ tướng Scott Morrison đã từ chối trả lương cho các nhân viên cứu hỏa tình nguyện chiến đấu với một số lượng lớn các vụ cháy rừng chưa từng có trên bờ biển phía đông do chính bản thân họ “muốn làm điều đó.”
Thủ tướng đã phát biểu tại một cuộc họp báo thảo luận luật tự do tôn giáo. Trong lúc ấy thì hàng ngàn lính cứu hỏa đang làm việc quên mình để chiến đấu với giặc lửa đang hoành hành.
“Tôi đã nói chuyện với ủy viên Sở Cứu hỏa Nông thôn New South Wales (NSW RFS) tại Wilberforce, địa điểm được gọi là biển lửa (megafire) phía tây bắc. Lực lượng cứu hỏa xoay ca làm việc. Mặc dù họ mệt mỏi nhưng vẫn muốn làm việc để bảo vệ cộng đồng,” ông trả lời phỏng vấn.
“Chúng tôi làm tất cả những gì có thể để xoay ca làm việc để cho họ nghỉ ngơi. Tôi biết ơn họ vì những gì họ đang thực hiện.”
Tuy nhiên, ông Morrison bác bỏ ý tưởng trả tiền cho lính cứu hỏa tình nguyện.
“Chúng tôi liên tục xem xét các phương án hỗ trợ tình nguyện viên để họ có điều kiện làm việc tốt nhất, song việc chuyên nghiệp hóa ở quy mô lớn như vậy thì từ trước đến nay chưa từng được chấp nhận và chính phủ hiện tại cũng không cân nhắc điều đó.”
“Tôi có thể trấn an mọi người rằng cả nước đều đang chung tay nỗ lực và những nỗ lực cụ thể của chính quyền các bang trong từng khu vực tài phán đã được triển khai một cách chuyên nghiệp.”
Ông Morrison cho biết lực lượng quốc phòng cũng đang giúp các cơ quan cứu hỏa nhà nước và cảm ơn các nhân viên cứu hỏa của Mỹ, Canada và New Zealand đã giúp đỡ nước Úc.
Tuy nhiên, Cựu giám đốc Cơ quan Cứu hộ và Chữa cháy NSW Greg Mullins đã bày tỏ sự lo ngại của mình đối với phúc lợi của các tình nguyện viên khi ông đang trên đường chiến đấu với ngọn lửa ở Mangrove Mountain trên bờ biển miền Trung.
Mullins cho biết các đội cứu hỏa đang làm việc theo ca 12 giờ và nhiều người phải di chuyển 2 giờ mới tới được nơi xảy ra đám cháy. Thêm 2 giờ lượt về nữa là tổng cộng họ mất 16 giờ một ngày.
“Mọi người đều trở nên mệt mỏi … và theo kinh nghiệm của tôi thì đó là lí do vì sao những điều tồi tệ đã xảy ra,” ông trả lời phỏng vấn AAP.
Ông nói khi mùa cháy rừng tiếp tục và các tình nguyện viên còn xin nghỉ việc để đi chữa cháy thì sếp họ chắc hẳn sẽ không đồng tình.
Các đơn vị chuyên trách như Cơ quan Cứu hộ và Chữa cháy NSW (Fire and Rescue NSW), và Dịch vụ Vườn Quốc gia và Động vật Hoang dã (National Parks and Wildlife Service) chỉ có lực lượng khiêm tốn mà thôi.
Ý kiến của Morrison được đưa ra khi Sydney đang chìm trong khói của những đám cháy rừng xung quanh thành phố. Trong bối cảnh khói cháy rừng dày đặc, các chuyến phà đã bị hủy vì tầm nhìn kém, và các khối văn phòng được sơ tán khi báo động khói được kích hoạt suốt cả ngày.
Các nhà chức trách cho biết điều kiện nhiệt độ nắng nóng trong tuần kết hợp với ô nhiễm khói gay gắt có thể khiến những người có bệnh hô hấp khổ sở trong những ngày tới, nhất là những người cao tuổi mắc bệnh tim và phổi.
Ngay cả trụ sở của Sở Cứu hỏa Nông thôn (NSW RFS) tại Sydney Olympic Park cũng đã được sơ tán hôm thứ Ba tuần trước do khói dày đặc tràn vào.
Nguồn: 7News
Tải app Úc Ơi / VietUcNews / Cộng Đồng Người Việt tại đây nha các bạn http://onelink.to/suwtvz
- Úc: Trốn nạn cháy rừng, hàng loạt rắn mò vào nơi ở của con người
- Lính cứu hỏa Mỹ đến Úc tiếp sức cho “cuộc đua marathon” với thần lửa
- Sydney: Chất lượng không khí tụt dốc, người dân tính chuyện…chuyển nhà