8 bài học đắt giá khi tìm việc ngành accounting tại Úc

0
967
Vietucnews – Là một người có nhiều kinh nghiệm trong ngành accounting tại Úc, chị Tien Nguyen đã chia sẻ “bài học đắt giá” của mình cho các bạn sinh viên, các bạn sắp ra trường hoặc các bạn đã ra trường nhưng vẫn loay hoay kiếm việc trong accounting industry.
Sau khi ra trường với tấm bằng accounting & finance (cũng có cơ số các HD, D đàng hoàng, không fail môn nào đâu nha), chị vẫn thất nghiệp và đi bán hàng ngoài chợ VIC. Vài người bạn cùng lứa đến gặp và hỏi: sao cậu vẫn đi làm chợ? Chẳng biết nói gì, vì chị cũng đã gửi rất nhiều resume hàng tuần và chưa bao giờ được hồi âm gì, kể cả 1 lời chê là sao mày không biết viết resume cũng không có luôn. Lúc đấy chỉ nghĩ, thôi mừng cho các bạn vì họ rất may mắn, thôi thì xin việc nó cũng là cái duyên, mình đang vô duyên, đành chịu vậy. NHƯNG, CHỊ ĐÃ LẦM.
(Ảnh: Forbes)
Không phải họ may mắn mà là họ biết đầu tư thời gian, thậm chí là tiền bạc để tìm kiếm các thông tin quan trọng, cần thiết cho công chuyện đi xin việc của họ. Và nói thật với các em là kể cả đã đi làm vài năm chị vẫn chưa lý giải tại sao cái suy nghĩ may mắn, duyên số của mình là sai.
Vì sao:
Vì đầu óc đã bị tổn thương ghê gớm bởi những lý do sau:
1. Chẳng ai nhận tôi do tôi không có kinh nghiệm.
2. Chẳng ai nhận tôi do tôi là … châu Á, lùn xấu, nói ngọng, không có PR.
3. Chẳng ai nhận tôi do tôi … không thấy mình đáp ứng được những đòi hỏi công việc của họ thì phải?
Quay về hiện tại, chị xin nói qua với các em, hiện chị đang là partner của một accounting firm trên South Yarra. Công ty chị trước kia cũng có training, hỗ trợ rất nhiều bạn sinh viên, các bạn thất nghiệp dài dài xin được công việc tốt về accounting, cũng đã xuất chuồng thành công các lứa accountant, có cả những bạn được chủ bảo lãnh ở lại Úc.
Công việc yêu thích của chị còn liên quan tới giảng dạy các bộ môn liên quan accounting, finance, business….(nay đang nghỉ tạm thời do sức yếu, thều thào không ra hơi).
Giờ vào chủ đề chính mà các em đang quan tâm nhé, đó là làm sao xin được việc accounting?

1. Review bản thân trước

Nhiều bạn tốt nghiệp accounting do âm mưu và tình yêu với nước Úc chứ tâm hồn chưa dành cho accounting. Do đó động lực xin việc đúng nghành học là không có. Các em phải có sự suy nghĩ nghiêm túc về nghành học của mình từ lúc đi học để hình dung ra mình có thực sự thích hợp hay không.
(Ảnh: Amy Poehler’s Smart Girls)
Khi học mà có những chủ đề các em rất thích hoặc không cảm thấy khó khăn gì cả, thì đấy là dấu hiệu tốt của việc năng lực là có. Và chị có thể nói luôn là nếu học xong tấm bằng accounting các em thấy không khó, các em hoàn toàn có thể đi làm tốt , vì đi làm thực tế thú vị hơn nhiều so với học. Khi học mỗi thứ 1 ít, khó áp dụng nhưng đi làm thì chuyên về một thứ gì đấy (payroll, tax planning, business services…) sẽ thấy rất thú vị.

2. Ngay từ khi còn đi học, hãy chăm chỉ tham gia các khóa ngắn về software trong nghành 

Có thể làm volunteer cho các hội từ thiện (bookkeeper chẳng hạn), xin thực tập ở công ty kế toán nào đấy để có môi trường va chạm sớm. Đấy chính là cái xóa được cái đau đầu của việc mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm. Trong resume lại có thể kể lể việc đã biết sử dụng các loại software bên ké toán như MYOB, XERO, Handisoft, BGL…..Chưa kể lại có cơ hội được offer công việc khi mình đã chứng minh được năng lục.

3. Nên quen với các website của CPA, CA, ATO …để cập nhật thông tin quan trọng cho chính mình.

4. Lập một account Linkedin cho mình, giới thiệu về bản thân và tìm kiếm các cơ hội việc làm.

Tham gia làm thành viên của hội bookkeeping (level thấp nhất nhé chứ bookkeeper không cần đến bachelor of accounting) để hiểu những khúc mắc trong nghề.

5. Thường xuyên vào seek.com, career.com… để tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng yêu cầu những gì.

Vấn đề chính của việc xin nhiều việc nhưng chưa bao giờ được gọi chính là do mình không hiểu họ muốn gì, mình không chắc mình có phù hợp hay không… mặc dù thực tế là không có đòi hỏi gì cao sang đâu.
Đây cũng chính là nơi mình tìm hiểu xem ngành này nó bao gồm những nghề gì, mỗi nghề đấy yêu cầu chuyên môn ra sao và trách nhiệm công việc gói gọn ở những gì? Và quan trọng là làm thể nào để mình quảng cáo bản thân trước nhà tuyển dụng sau khi thấy là mình phù hợp?

6. Tư vấn bởi một employment service

(Ảnh: uza.uz)
Sau khi đã thực hiện hết các bước trên mà vẫn chưa ai gọi phỏng vấn thì đến lúc các em phải cần tư vấn bởi một employment service để họ giúp mình hoàn thiện resume, hoàn thiện các kỹ năng làm việc cũng như giúp đỡ mình tìm hiểu xem mình thực sự hợp position nào nhất (internal/external accountant).

7. Nên tham gia học CPA hay CA

Bạn nào đã thực sự cảm thấy vô cùng phù hợp với nghề này thì nên tham gia học CPA hay CA, vì đây là điểm cộng khi đi xin việc ở nhiều accounting firms cũng như sau được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như account manager, financial controllers ….

8. Những tin tích cực với nghành nghề này

Ngoài một số nơi của chính phủ yêu cầu phải là citizen hay có PR thì đa số chủ không quá quan ngại việc có PR hay không. Chỉ quan tâm visa có được đi làm và có được làm lâu hay không. Do đó với những bạn đang chuẩn bị nộp PR, các em phải có sự giải thích rành mạch là kế hoạch lâu dài ở lại Úc, làm trong accounting industry, đã nộp PR hay đang chuẩn bị nộp,…
(Ảnh: NerdWallet)
Không phải căng thẳng quá do việc mình là châu Á, ở đây ai cũng có màu da khác nhau và ngữ điệu không đồng đều cả, quan trọng là mình hòa nhập tốt và tôn trọng văn hóa chung. Đặc biệt là khi đi làm mà còn cần cù chăm chỉ thì chẳng chủ nào mà không quý cả. Và vì đây là một đất nước đa chủng tộc nên nhiều khi đi xin việc ở những nơi có nhiều khách hàng đa chủng tộc thì họ lại rất cần người nói được nhiều ngôn ngữ như chúng ta.
Nhiều yêu cầu nghe có vẻ khủng khiếp thực chất chỉ là từ ngữ hàn lâm học viên của một số công việc không quá phức tạp thường ngày sau này các em làm thôi, đừng mất tự tin quá. Các em hãy nhớ, ở công ty nào hầu như họ đều có thới quen training lại cho nhân viên mới cách thức làm việc cho phù hợp với văn hóa công ty của họ, thế nên tất cả mọi người khi có việc đều là lính mới, kể cả đã quen việc từ trước. Quan trọng là mình chăm chỉ học hỏi.
Hy vọng sau bài này các kế toán tương lai sẽ suy nghĩ tích cực hơn cũng như hành động hiệu quả hơn trong chiến lược tìm việc!
Theo Tien Nguyen